E là người có nhiều năm nghiên cứu về căn bệnh này. Trĩ ai cũng có, nó là cái giúp hậu môn đóng kín, ko bị dò phân. Do chúng ta sinh hoạt sai cách, ăn uống để bị táo, đi vệ sinh phải rặn mạnh (có người do làm việc nặng, dùng sức gồng hơi giống rặn khi đi vệ sinh) khiến búi trĩ căng quá bị chảy máu hoặc phồng to ra dần. Lúc đó là bước đầu bị trĩ nó hành đó các bác, nếu mới bị mà uống đúng thuốc + kiêng khem được thì cơ hội khỏi sẽ cao, còn cứ để táo thì bệnh sẽ nặng dần lên, biểu hiện thì trĩ nội là chảy máu, trĩ ngoại là búi trĩ bên ngoài thấy được, trĩ nội bị nặng sẽ sa dần ra, lúc đầu ấn lên được, sau là bên ngoài luôn (4 cấp). Trĩ nội ai độ 1+2 hoặc đầu độ 3 thì uống thuốc và kiêng khem có thể duy trì được (nhưng để táo cái là dính đòn ngay), còn độ 4 thì phải đi bệnh viện cho nó rụng đi. Đầu tiên là uống thuốc, nếu thuốc ko khỏi thì đến bệnh viện lớn khám. Theo e tìm hiểu có người uống thuốc khỏi, có người cắt mới khỏi, có người cắt 2 lần khỏi, có người cắt vài lần ko khỏi, có thể là do sau khi khỏi họ lại ăn uống sinh hoạt sai cách, lại táo là tái phát ngay. Nên bệnh này quan trọng nhất là giữ mình ăn uống ko để bị táo, rượu bia đồ cay nóng hạn chế tối đa, ăn nhiều rau, khoai lang, ăn bưởi hàng ngày, tiện mua yến mạch về đổ ra bát cho nước sôi vào ăn trong bữa sáng hoặc tối,... nói chung là ko được để táo, táo bón là nguyên nhân chính của bệnh trĩ. Bác nào có triệu chứng thì uống thuốc rồi theo dõi xem, ko khỏi e khuyên là đến viện uy tín khám, sau khi điều trị là phải ăn uống nghiêm ngặt ko là công cốc. Có nhiều người họ uống thuốc hết đau, hết ra máu, búi trĩ vẫn còn đó (vệ sinh xong phải đẩy lên) nhưng họ ăn uống sinh hoạt điều độ vẫn sống chung với nó vài chục năm. Chúc các bác mau vượt qua căn bệnh này.