- Biển số
- OF-752085
- Ngày cấp bằng
- 5/12/20
- Số km
- 57
- Động cơ
- -712,373 Mã lực
Chưa làm được thế này thì du lịch không bao giờ phát triển.
Tầm quan trọng của việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết: nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, thiết lập trật tự trong hoạt động mua bán, thể hiện nét văn minh thương mại; là biện pháp hạn chế việc các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lợi dụng tình hình biến động bất thường về cung cầu, giá cả thị trường để tăng giá quá mức gây thiệt hại cho người tiêu dùng, làm bất ổn thị trường và là công cụ để cơ quan nhà nước thực hiện tốt chức năng quản lý giá, góp phần ổn định thị trường, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội.
Các mặt hàng bắt buộc phải niêm yết giá: theo Pháp lệnh Giá hiện hành, niêm yết giá là quy định bắt buộc đối với tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ, cụ thể:
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại cửa hàng, nơi giao dịch mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ; việc niêm yết giá phải rõ ràng, không gây nhầm lẫn cho khách hàng.
Đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải niêm yết đúng giá do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và mua bán đúng giá đã niêm yết.
Đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc danh mục Nhà nước định giá thì niêm yết theo giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định.
Niêm yết giá đúng quy định: vị trí bảng giá phải cố định bằng cách dán (hoặc treo) ở những nơi khách hàng dễ quan sát, nhìn thấy được dễ dàng, tránh gây nhầm lẫn. Việc để bảng giá trên bàn (không dán hoặc treo) thì không được xem là niêm yết. Riêng đối với việc niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ hoặc thu tiền bán hàng, phí dịch vụ bằng ngoại tệ phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Khi tổ chức, cá nhân có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm về lĩnh vực giá như: không niêm yết giá, niêm yết giá không đúng quy định, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng hoặc bán hàng, thu tiền phí dịch vụ cao hơn giá niêm yết thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt cảnh cáo, phạt tiền. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm là hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện… .
Ngoài hình thức xử phạt tiền, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc thực hiện niêm yết giá đúng quy định; buộc trả lại khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết; tước quyền sử dụng đối với các loại giấy tờ liên quan đến 12 tháng hoặc từ 12 tháng trở lên (đối với trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm…).