Và đây hậu Gaddafi. Dân chủ chuẩn Mỹ
Sự khủng hoảng tại Libya sau thời Gaddafi
Trong di chúc được công bố, Gadhafi bày tỏ mong muốn được chôn cất bên cạnh "gia đình và bạn bè" ở quê hương mình, Sirte. Ông có thể dễ dàng đi lưu vong tại một nước đồng minh láng giềng như Algérie để thoát nạn và được hưởng đời sống khá giả, nhưng ông đã chọn ở lại đất nước vì "chúng tôi đã có thể thương lượng và bán rẻ những giá trị của mình để đổi lấy an toàn cá nhân và một đời sống thoải mái. Chúng tôi đã nhận được nhiều đề nghị, nhưng chúng tôi lựa chọn ở lại đối đầu như một biểu hiện của trách nhiệm và danh dự". Gaddafi kêu gọi người dân Libya giữ gìn đất nước và bày tỏ niềm tin rằng lịch sử sẽ ca ngợi công lao, sự hy sinh của ông và phê phán những kẻ đã bắt tay với ngoại bang để lật đổ ông:
"Người dân Libya nên bảo vệ bản sắc, những thành tựu, lịch sử và hình ảnh danh dự về tổ tiên và những người anh hùng của mình. Người dân Libya không được quên những người đã hi sinh cho tự do và cho nhân dân... Ngay cả khi không thể chiến thắng ngay lập tức, chúng tôi sẽ để lại một bài học cho những thế hệ tương lai, rằng lựa chọn bảo vệ tổ quốc là một danh dự và bán rẻ nó là sự phản bội tồi tệ nhất mà lịch sử sẽ nhớ mãi, bất chấp những kẻ khác có nói gì đi nữa".
Số phận của Libya cũng giống như vài năm trước đó ở Iraq và Nam Tư: lãnh đạo của đất nước bị phương Tây gán cho là "độc tài, phạm tội ác chống nhân loại", rồi sau đó phương Tây đem quân tấn công lật đổ họ, lật đổ xong thì các chính khách phương Tây sẽ hứa hẹn với người dân nước đó về tự do, dân chủ", nhưng rồi sau đó là những ngày tháng hỗn loạn và cuối cùng là cả đất nước sẽ tan vỡ ra thành nhiều mảnh.
Năm 2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định: "Tôi cho rằng, cái chết thê thảm của nhà độc tài Gaddafi là lời cảnh tỉnh mạnh mẽ cho những nhà độc tài khác trên thế giới, rằng nhân dân cần được tự do, họ cần được tôn trọng quyền sống cũng như nguyện vọng cơ bản của mình". Tuy nhiên, thực tế Libya sau khi Gaddafi bị lật đổ lại rất khác so với những gì các chính phủ phương Tây tuyên bố.
Sau cuộc chiến lật đổ Gaddafi, hàng chục ngàn người đã thiệt mạng, đã ít nhất 128 ngôi mộ tập thể khổng lồ trên khắp đất nước. Hai triệu người khác nữa phải sơ tán, sống tạm bợ trong các trại tị nạn tại biên giới Tunisia và Ai Cập hoặc phải liều mạng vượt biển chạy sang châu Âu. Các "chiến binh cách mạng" từng được Mỹ và phương Tây ca ngợi thì nay trở thành Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant, một nhà nước khủng bố với những hành động tàn bạo như hành quyết tập thể, chặt đầu tù binh.
Đất nước Libya năm 2016 đã bị chia làm 4 mảnh, chưa kể hàng chục bộ tộc cát cứ tại các địa phương
Theo BBC ngày 6/12/2011, trước khi Gaddafi bị lật đổ, ông ta đã chính thức cảnh báo Liên minh châu Âu rằng, nếu chế độ của ông ta sụp đổ, sẽ có nhiều người di cư đến châu Âu, tạo nên sự hỗn loạn trong cộng đồng dân cư và bất ổn cho xã hội. Ông đã đúng trong lời cảnh báo đó. Sau 4 năm kể từ ngày chế độ của Tổng thống Muammar Gaddafi bị lật đổ, đất nước và người dân Libya vẫn chưa thể định hình được một chế độ chính trị - xã hội. Không còn một lãnh đạo chung, một nhà nước thống nhất, Libya đã bị xâu xé bởi các phe phái bộ tộc, xã hội bất ổn và đầy bạo lực, người dân không có việc làm, cuộc sống thiếu thốn và phải dời bỏ quê hương để vượt biển bỏ chạy sang châu Âu. Mỹ tấn công Libya với tuyên bố "Gaddafi tài trợ khủng bố", nhưng rốt cục họ đã tạo nên một mảnh đất màu mỡ cho khủng bố quốc tế xây dựng lực lượng. Đến năm 2016, đất nước Libya trên thực tế đã không còn là một quốc gia thống nhất mà đã bị xé nát thành nhiều mảnh bởi nhiều phe phái như chính phủ Libya thân Mỹ, Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant, quân đội các bộ tộc...
Sự hỗn loạn và tàn phá được đánh dấu bằng cái chết của Đại sứ Mỹ tại Libya, Christopher Stevens, khi Đại sự quán Mỹ ở Benghazi, Libya bị tấn công bởi các chiến binh Hồi giáo cực đoan vào ngày 11/12/2012. Nhưng ngay cả trong tình huống này, Mỹ gần như không thể có hành động trừng phạt nào ở Libya vì họ không biết trừng phạt ai, bởi đất nước này đã gần như vô chủ và chính Mỹ cũng đã góp phần tạo nên cái sự hỗn loạn, vô chủ ấy.
Sau 4 năm, đến cuối năm 2015, Mỹ đã thừa nhận việc họ đem quân tấn công vào Libya nhưng không thành lập được chính phủ hợp pháp ở nước này sau khi lật đổ cựu lãnh đạo Muammar Gaddafi là một sai lầm. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khi trả lời phỏng vấn trên chương trình “Thời sự thứ Bảy” ngày 16/12/2015, nói: “Tôi nghĩ câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi này phải từ Tổng thống Barack Obama, và ông đã trả lời rằng ông coi đó là một sai lầm khi can thiệp vào Libya. Sau khi hạ bệ ông Gaddafi mà không thực hiện đầy đủ nỗ lực để xúc tiến thành lập một chính phủ hợp pháp tại quốc gia Trung Đông này – đó là sai lầm”.[162] Tuy nhiên, lời thừa nhận này cũng không thay đổi được thực tế tàn khốc đang diễn ra lại Libya, và cũng sẽ chẳng có chính khách Mỹ và phương Tây nào phải chịu xét xử vì điều này.
Ông Ahmed Gaddafi Al-Dam, một người em họ của Gaddafi, đã chia sẻ về số phận đất nước Libya: Phương Tây đã sử dụng tàu chiến và tên lửa để “bảo vệ những kẻ cướp hiện đang nắm quyền lãnh đạo Libya”, đẩy Libya rơi vào tình trạng “một nước lệ thuộc và bị làm nhục”. Từ một đất nước thịnh vượng và an toàn, Libya đã “bị chon vùi trong đống đổ nát, và nhiều người phải rời bỏ nhà cửa” của mình. Ông nói:
“Libya từng là một trong những quốc gia đứng ở vị trí hàng đầu châu Phi và có tên tuổi vững chắc trên trường quốc tế, nhưng đã trở thành một nước chư hầu bị sỉ nhục. Tương lai của nó giờ đây do các nước khác quyết định.
Chúng tôi đã trải qua nhiều nỗi đau, nước mắt, nhiều tổn thất về vật chất và tinh thần. Và giờ đây, sau 5 năm kinh hoàng, những gì mà chúng ta đang chứng kiến chính là kết quả của cuộc lật đổ được NATO hậu thuẫn. Mục tiêu duy nhất của NATO chính là tiêu diệt Muammar Gaddafi. Vào thời điểm đó, Gaddafi không hề có quyền vì quyền lực thuộc về nhân dân, đó là sức mạnh của đại hội và ủy ban nhân dân. Chẳng có tên độc tài hay bạo chúa nào ở Libya. Những kẻ đó (NATO) có thể thay đổi bất kỳ điều gì mà họ không thích. Họ có tiền bạc và vũ khí
Eliyas Yahya, một lãnh tụ Hồi giáo địa phương nói: "Vì điểm gì mà người ta giết Gaddafi? Người ta giết một người để giải quyết vấn đề và bây giờ vấn đề tồi tệ hơn. Tại sao giết Gaddafi?" BBC dẫn lời Mustafa Abdel Momin, một công nhân xây dựng 35 tuổi nói: "Sau khi Gaddafi bị lật đổ, chúng tôi có đủ loại khủng hoảng. Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cao ngất trời và không có việc gì cho chúng tôi làm. Hoặc là chúng tôi kết thúc bằng một cuộc sống phạm pháp vì đó là cách duy nhất để kiếm tiền, hoặc là chúng tôi cố gắng đến châu Âu để kiếm đường sống".
Không chỉ người dân Libya, người dân ở nhiều nước châu Phi khác có công ăn việc làm tại Libya trước đây cũng nhớ về cuộc sống của họ được sung túc dưới thời Gaddafi. Mustafa Abdel Momin, người đã làm việc tại Libya trong 7 năm, nói: "Gaddafi là một người đàn ông tốt. Ông ta không bao giờ lừa dối ai. Ông là hoàn hảo. Người tốt nhất." Còn Eliyas Yahya một lãnh tụ Hồi giáo địa phương thì nhận định: "Gaddafi có thể đã là một nhà độc tài tàn nhẫn, nhưng trong nhiều năm ông ta đã mang đến sự sung túc tương đối cho cuộc sống và luật lệ trong chế độ của ông đã tạo sự ổn định cho xã hội, và người di cư không phải tuyệt vọng để tìm công việc ở Libya trong sự may rủi."
Đối với những người dân Libya, nhiều người hoài niệm về xã hội quá khứ, thứ mà phương Tây gọi là "chế độ độc tài Gaddafi”. Khi luật pháp không còn tồn tại và không có ai đứng ra duy trì trật tự xã hội, trong lúc cùng cực nhất, người Libya lại nhớ về Gaddafi như một "Đấng cứu thế". Ông Karim Mohamed, một thợ may 45 tuổi nói:
"Ở Libya trước đây, tất cả mọi người đều hạnh phúc. Ở Mỹ, có những người ngủ dưới gầm cầu, trong khi ở Libya không bao giờ có điều ấy. Không có sự phân biệt đối xử, không có vấn đề gì cả. Công việc rất tốt và do đó có tiền. Cuộc sống của tôi tất cả là nhờ vào Gaddafi - Đấng Cứu thế của châu Phi"