Gần đây, trên nhiều diễn đàn đang nổi lên bài viết mang tên “chú ý khi đổ xăng”, phanh phui hàng loạt các mánh khóe lừa đảo, ăn chặn xăng của khách hàng tại các cây xăng.
Bài viết đã nêu cụ thể rất nhiều những mánh khóe tuy đơn giản nhưng lại rất dễ đánh lừa khách hàng. Cùng với đó là những lời khuyên hữu ích cho người tiêu dùng để tránh bị lừa đảo.
Theo bài viết, chiêu lừa đảo các cây xăng hay dùng nhất chính là “bấm cò”, chiêu ăn gian này chuyên áp dụng cho những khách hàng đổ xăng theo số tiền chẵn như 30.000, 40.000, 50.000 đồng…Nếu khách hàng vào cây xăng yêu cầu đổ 50.000 đồng thì khi đổ tới 30.000 đồng, nhân viên bán xăng chỉ cần bấm cò hai cái sẽ nhảy lên 50.000 đồng liền.
Cách phòng tránh chiêu gian lận này là khách hàng nên đổ xăng theo lít, còn nếu đổ xăng theo tiền thì tránh đổ chẵn tiền, số dễ ăn gian nhất là 35.000 đồng còn số khó ăn gian nhất là 31.000, 32.000, 45.000, 65.000 đồng.
Cư dân mạng rỉ tai nhau "mánh" của những "xăng tặc"
Một tiểu xảo cũng không kém nguy hiểm là “đổ trồng”, chiêu ăn chặn xăng này chuyên dùng với những khách hàng xe tay ga, đặc biệt là các khách vừa đổ xăng vừa cầm điện thoại nhắn tin hoặc ngơ ngác không tập trung.
Với cách này, sau khi đổ xăng cho khách, đáng lẽ nhân viên phải reset máy trở về 0 để bơm cho xe khác. Nhưng họ không làm mà đổ đè lên số lượng xăng của xe vừa đổ. Giả dụ một khách hàng vừa đổ 30.000 đồng, sau khi đổ xong, tiếp tục có một khách hàng đổ 100.000 đồng, nhân viên sẽ kéo luôn dây và bấm cò cho xăng chạy tiếp tới 100.000 đồng thì ngừng chứ không phải là 130.000 đồng.
Lỡ khách có phát hiện thì nhân viên bơm xăng sẽ xin lỗi và cho rằng người bên trong quên chưa bấm số. Tác giả bài viết “chú ý khi bơm xăng” cũng cho biết với cách này, trung bình một ngày mỗi nhân viên ở đây có thể ăn lãi tới 300.000 đồng.
Lợi dụng sự mất tập trung của khách hàng, các 'xăng tặc" nhanh tay tung chiêu lừa đảo trộm xăng
Ngoài ra còn những “mánh” như: Hai nhân viên cùng đứng tại một trụ bơm, một người đổ xăng lợi dụng khi khách hàng sơ ý thì rút vòi bơm ra và người kia liền nhấn nút reset tiền về 0.
Hay như khi có khách hàng đổ 20.000 đồng, thì khi đến 16.000 đồng, nhân viên sẽ bấm ngắt cần bơm ngay chỗ tay cầm, cho dòng xăng chảy ngược trở vào trong. Sau đó bấm bơm lại thì chỉ có hơi tống ra, đồng hồ vẫn chạy nhưng không có xăng chảy ra.
Ngay khi bài viết được đăng tải lên mạng, đã có vô số người quan tâm và "cám ơn" tác giả bài viết. Trong khi nhà nước chưa tìm ra giải pháp để ngăn chặn triệt để tình trạng gian lận xăng thì những bài viết của cư dân mạng cũng góp phần không nhỏ giúp người tiêu dùng tránh được những thiệt hại về kinh tế từ những chiêu ăn chặn xăng của khách hàng tại các cây xăng.
Bài viết đã nêu cụ thể rất nhiều những mánh khóe tuy đơn giản nhưng lại rất dễ đánh lừa khách hàng. Cùng với đó là những lời khuyên hữu ích cho người tiêu dùng để tránh bị lừa đảo.
Theo bài viết, chiêu lừa đảo các cây xăng hay dùng nhất chính là “bấm cò”, chiêu ăn gian này chuyên áp dụng cho những khách hàng đổ xăng theo số tiền chẵn như 30.000, 40.000, 50.000 đồng…Nếu khách hàng vào cây xăng yêu cầu đổ 50.000 đồng thì khi đổ tới 30.000 đồng, nhân viên bán xăng chỉ cần bấm cò hai cái sẽ nhảy lên 50.000 đồng liền.
Cách phòng tránh chiêu gian lận này là khách hàng nên đổ xăng theo lít, còn nếu đổ xăng theo tiền thì tránh đổ chẵn tiền, số dễ ăn gian nhất là 35.000 đồng còn số khó ăn gian nhất là 31.000, 32.000, 45.000, 65.000 đồng.
Cư dân mạng rỉ tai nhau "mánh" của những "xăng tặc"
Một tiểu xảo cũng không kém nguy hiểm là “đổ trồng”, chiêu ăn chặn xăng này chuyên dùng với những khách hàng xe tay ga, đặc biệt là các khách vừa đổ xăng vừa cầm điện thoại nhắn tin hoặc ngơ ngác không tập trung.
Với cách này, sau khi đổ xăng cho khách, đáng lẽ nhân viên phải reset máy trở về 0 để bơm cho xe khác. Nhưng họ không làm mà đổ đè lên số lượng xăng của xe vừa đổ. Giả dụ một khách hàng vừa đổ 30.000 đồng, sau khi đổ xong, tiếp tục có một khách hàng đổ 100.000 đồng, nhân viên sẽ kéo luôn dây và bấm cò cho xăng chạy tiếp tới 100.000 đồng thì ngừng chứ không phải là 130.000 đồng.
Lỡ khách có phát hiện thì nhân viên bơm xăng sẽ xin lỗi và cho rằng người bên trong quên chưa bấm số. Tác giả bài viết “chú ý khi bơm xăng” cũng cho biết với cách này, trung bình một ngày mỗi nhân viên ở đây có thể ăn lãi tới 300.000 đồng.
Lợi dụng sự mất tập trung của khách hàng, các 'xăng tặc" nhanh tay tung chiêu lừa đảo trộm xăng
Ngoài ra còn những “mánh” như: Hai nhân viên cùng đứng tại một trụ bơm, một người đổ xăng lợi dụng khi khách hàng sơ ý thì rút vòi bơm ra và người kia liền nhấn nút reset tiền về 0.
Hay như khi có khách hàng đổ 20.000 đồng, thì khi đến 16.000 đồng, nhân viên sẽ bấm ngắt cần bơm ngay chỗ tay cầm, cho dòng xăng chảy ngược trở vào trong. Sau đó bấm bơm lại thì chỉ có hơi tống ra, đồng hồ vẫn chạy nhưng không có xăng chảy ra.
Ngay khi bài viết được đăng tải lên mạng, đã có vô số người quan tâm và "cám ơn" tác giả bài viết. Trong khi nhà nước chưa tìm ra giải pháp để ngăn chặn triệt để tình trạng gian lận xăng thì những bài viết của cư dân mạng cũng góp phần không nhỏ giúp người tiêu dùng tránh được những thiệt hại về kinh tế từ những chiêu ăn chặn xăng của khách hàng tại các cây xăng.