Đi siêu xe ra đường kể cũng oai phết, oai tương đương xe LĐ có dẹp đường
các xe khác biết là phải tự động dẹp rộng ra, chỉ tội xe nào nhỡ may không biết trót va phải lại bị ép bán nhà đền
Nên chăng đối với siêu xe trị giá trên 5 tỷ, nên quy định phải gắn còi ú như cảnh sát, cứu thương hoặc âm thanh tương đương, để báo động xe khác kịp dẹp đường.
Nên chăng quy định đối với các loại xe sang, xe siêu sang thì bắt buộc phải mua bảo hiểm thân vỏ, và bắt buộc các hãng bảo hiểm phải bán bảo hiểm thân vỏ cho xe sang (có thể với mức phí cực cao cũng được). Có thể quy định cụ thể >8 tỉ là xe sang, đại loại thế.
Đồng thời có quy định đại loại là nếu tham gia giao thông mà gây hư hỏng cho xe sang (trừ trường hợp cố ý phá hoại), thì mức đền bù của bên gây hoạ tối đa là 30% giá trị thiệt hại thôi
Vẫn biết quyền được bảo hộ tài sản là quyền tối cao và tuyệt đối, nhưng việc này nhằm 2 mục đích:
1. Tránh các trường hợp tán gia bại sản, tan nhà nát cửa khi va chạm với xe sang. Đặc biệt các trường hợp lỗi vô ý, hoặc ngay tình.
Lấy tình huống sau xem xét: Giả sử có tình huống 1 xe đang đi trên đường, thì có một người đi xe đạp lao qua trước mắt, tình huống này hoàn toàn bị động, lúc đó xe có 2 lựa chọn 1 là cứ đi thẳng thì sẽ húc vào người đi xe đạp, lựa chọn thứ 2 là đánh lái thì sẽ húc vào con RR đang đỗ ở lề đường.
Một cách tổng quát, nếu va vào con RR kia sẽ gây tán gia bại sản (mặc nhiên tâm lý xã hội là vậy) thì sẽ có nhiều người lái xe phản xạ húc vào xe đạp, nếu pháp luật có quy định mức đền bù tối đa với xe sang, thì tâm lý xã hội và người lái xe kia sẽ có phản xạ khác.
2. Nâng cao ý thức giao thông của các xe sang (nhiều ô cậy xe sang đi và đỗ ngông nghênh lắm).