[ATGT] CSGT là nghề hạnh phúc nhất Việt Nam

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
26,117
Động cơ
630,204 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Cháu góp cái pate này :D

Bộ trưởng Thăng, Luận vì dân yêu nước

(ĐVO) - Bộ trưởng Thăng cho rằng “đóng phí là yêu nước”, còn Bộ trưởng Luận dạy học sinh biết yêu thương, cứu giúp đồng loại.

Bộ trưởng Giao thông thắp sáng tình yêu nước

Bộ trưởng Đinh La Thăng lên ngồi “ghế nóng” Bộ Giao thông vận tải từ tháng 8/2011, ngay khi lên nắm giữ cương vị mới ông đã được dư luận chú ý với nhiều hành động được đánh giá là quyết liệt, mạnh mẽ, như thay lãnh đạo dự án, nhà thầu thi công vì để xảy ra tình trạng chậm tiến độ của hàng loạt dự án giao thông, như sân bay, cầu đường…

Nhưng đấy chỉ mới là một phần rất nhỏ tạo nên “tên tuổi” Bộ trưởng Thăng, khi thực tế dư luận biết và hiểu nhiều hơn về ông chủ yếu qua các chính sách về thuế, phí, như phí bảo trì đường bộ, đề án thu phí hạn chế ô tô vào nội đô giờ cao điểm, kêu gọi đầu tư các dự án giao thông theo hình thức BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao) để thu phí cầu đường, cùng Bộ Tài chính trình Chính phủ thông qua lộ trình phí phương tiện qua các trạm BOT tăng 3,5 lần so với hiện nay trong giai đoạn từ nay tới năm 2016.

Còn nhớ, thời điểm tháng 4/2012, khi giải thích về phí bảo trì đường bộ, Bộ trưởng Đinh La Thăng có nói: “Đúng là nó có thể chưa hoàn toàn khách quan, chưa hoàn toàn công bằng, nhưng người đi ô tô đóng góp là sự tự hào, hạnh phúc, là yêu nước”.

Bộ trưởng Đinh La Thăng
Ô, ra vậy, vì theo Bộ trưởng Thăng đóng phí là yêu nước, nên ông mới nghĩ ra nhiều loại phí thế để người dân được có cơ hội yêu nước nhiều hơn, thậm chí “yêu nước chồng yêu nước”, khi đồng thời với việc thu phí bảo trì vẫn duy trì, để hoạt động hơn 30 trạm thu phí BOT. Thậm chí, thời gian từ giờ tới năm 2016 sẽ có thêm ít nhất 21 trạm thu phí BOT dọc tuyến Quốc lộ 1A (đoạn Hà Nội – Cần Thơ), còn các tuyến đường khác có hay không thì chưa rõ. Nhưng xu thế chung của Bộ GTVT là thực hiện đầu tư cho giao thông theo hình thức xã hội hóa, kêu gọi tư nhân đầu tư và thu hồi vốn thông qua thu phí. Vì thế nên việc tiếp tục ra đời các trạm thu phí BOT là khó tránh.

Theo Bộ trưởng Thăng “đóng phí là yêu nước”, vậy có thể hiểu ai không đóng phí là người đó không yêu nước. Hiện nay tổng dân số nước ta gần 90 triệu người, tính xông xênh trong đó có một nửa (45 triệu người) là dưới 18 tuổi (chưa đủ tuổi đi xe máy, ô tô), trong khi tính hết qúy I/2013, tổng số ô tô và xe máy trên cả nước đã lên trên 39 triệu phương tiện (trong đó có hơn 2 triệu ô tô, hơn 37 triệu xe máy). Như vậy sẽ có hơn 6 triệu người đi xe đạp, đi bộ và phương tiện khác, số này không phải mất phí đường bộ, và như vậy là chắc chắn có hơn 6 triệu người này là không yêu nước, hoặc “ít yêu nước hơn những người có phương tiện để đi lại và đóng phí”.

Rồi Bộ trưởng giải thích thêm: “Thật ra không ai muốn nộp phí cả. Ai lại muốn bỏ ra khoản tiền mà lẽ ra không phải nộp. Hiện nay miền núi người dân vẫn phải bỏ tiền làm đường cùng với Nhà nước. Nên tôi nghĩ những người đi ô tô Nhà nước lo nhiều hơn, phải học tập. Đóng góp để Nhà nước làm hạ tầng là hợp lý. Đa số người có ô tô sẽ ủng hộ việc này. Vì sau đó họ đi đường tốt hơn, thuận lợi hơn, thời gian nhanh và chi phí xăng dầu ít hơn”.

Trong thời buổi kinh tế thị trường, tình hình thế giới có nhiều biến động thì tình yêu nước là vô cùng cần thiết, và Bộ trưởng Thăng cùng ngành thuế vẫn tiếp túc khích lệ điều này qua phí và thuế, vì đóng thuế hay phí đều là thể hiện tình yêu nước, là quyền lợi, trách nhiệm và là nghĩa vụ của mỗi công dân.

Và tất nhiên, tình yêu nước sẽ tiếp tục được vun đắp khi chúng ta biết nhìn về những điều tốt đẹp, hướng thiện, chứ không phải chỉ sắm soi, bới móc điều xấu, cái chưa tốt, như lời nhắc của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận.

Bộ trưởng Giáo dục dạy học sinh hướng thiện, biết yêu thương

Để người dân “đóng phí là yêu nước” như lời Bộ trưởng Thăng, thì đương nhiên đúng là phải hướng người dân, dư luận về những điều tốt đẹp, nhìn những cái đã làm được, chứ không phải săm soi mấy cái tiêu cực, mấy cái không hay. Và để dạy người khác có cái nhìn hướng thiện thì xem ra Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận là một người như thế.

Lâu nay, khi nói tới giáo dục, người ta nghĩ ngay tới thành tích, nào là tỷ lệ học sinh lên lớp, học sinh giỏi, học sinh tốt nghiệp… và thực tế là như thế thật. Thậm chí, trong quy định về trường chuẩn quốc gia có cả tiêu chí tỷ lệ học sinh giỏi, khá, trung bình. Đây quả thực là những biện pháp mạnh của ngành giáo dục để giáo viên và học sinh các trường phải cùng cố gắng đạt chuẩn, vì nếu có chuẩn thì mới được đầu tư nhiều để chuẩn hơn nữa.

Hay như mới đây khi ra văn bản chỉ đạo về kỳ các kỳ thi năm 2013, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố phải có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan truyền thông trao đổi kỹ với cơ quan chức năng trước khi đăng tải các thông tin nhạy cảm liên quan đến thi cử như lộ đề, đề thi có sai sót, tiêu cực trong kỳ thi... (nếu có). Vì theo Bộ trưởng, việc đưa thông tin tiêu cực có thể làm các em bị sốc, không làm được bài thi. Vì tiêu cực có thì nó vẫn sờ sờ ở đó, đâu có mất đi mà phải vội, đưa tin chậm 1, 2 ngày cũng đâu có sao.

Và cơ bản là ngành giáo dục có nhiều cái tốt, tại sao báo chí chỉ chăm chăm đưa tin mấy cái không tốt, mấy cái tiêu cực vốn chỉ là những hiện tượng nhỏ lẻ, là thiểu số, ít phổ biến… trong khi có rất nhiều điều tốt đẹp khác thì lại không đưa tin. Chống tiêu cực là cuộc chiến lâu dài, nhiều biện pháp, nên theo Bộ trưởng là không thể nóng vội.

Bộ trưởng bộ Giáo dục Phạm Vũ Luận
Rồi việc cho phép thí sinh mang máy quay vào phòng thi cũng là cách của Bộ trưởng chống tiêu cực, vì: “Việc quản lý hiện tại đặt trên giả thiết thầy giáo và cán bộ quản lý tốt, song thực tế vẫn có những trường hợp vi phạm. Ngược lại, thí sinh có em gian lận, vi phạm thi cử nhưng cũng có cháu trung thực, đấu tranh với cái xấu. Mình phải khích lệ, động viên mặt tích cực ấy. Như thế, lực lượng công vụ giám sát thi và ngược lại cũng bị giám sát”.

Còn những vụ việc kiểu như sách tập đánh vần in cờ Trung Quốc, sách tham khảo in thiếu quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; học tới lớp 7, 8, thậm chí đạt học sinh tiên tiến vẫn không làm nổi phép tính chia (trường THCS người dân tộc Sơ Rá, xã Đăk Kôi, huyện Kon Rẫy, Kon Tum); học sinh lớp 3 chưa thạo đánh vần (một số trường Tiểu học ở huyện An Lão, Bình Định)… chỉ là thiểu số thôi, và là trách nhiệm của nhiều ngành, nhiều cấp chứ không phải ngành giáo dục, nên quý vị đừng lấy đó làm đại diện cho ngành giáo dục nhé.

Theo Phunutoday
Nhìn 2 bộ mẹt này... chán!
 

Quyetliet

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-172435
Ngày cấp bằng
18/12/12
Số km
106
Động cơ
343,400 Mã lực
Em dự là đến tháng 7 CSGT sẽ bỏ được nhiều xèng vào túi hơn
vì không còn được chia % số tiền phạt dân đc nữa, nên các anh đc bn đút
túi bấy nhiêu ợ
 

lai thue

Xe điện
Biển số
OF-63648
Ngày cấp bằng
8/5/10
Số km
3,367
Động cơ
467,578 Mã lực
Nơi ở
Bánh đa cua
Ôi ông anh quý hóa lại xuất hiện rồi, trước khi vào bàn nhậu, ông nào cũng to mồm này nọ, đến đoạn giữa thì tập trung chuyên môn (gắp), ông anh em đang ở đoạn này, mải gắp không nói chuyện, đến khi nào anh # nhà em mở mồm chứng tỏ là anh đã ăn xong, chẳng còn gì ăn nữa, lúc đó lại nói chuyện, lại nên báo, nói thật hay và hi vọng bọn nó lại rủ mình nhậu tiếp
 

Manhxuan

Xe hơi
Biển số
OF-144410
Ngày cấp bằng
3/6/12
Số km
185
Động cơ
364,150 Mã lực
Nghề ăn chặn của dân là hạnh phúc.Sướng nhỉ.
 

vls460hl

Xe buýt
Biển số
OF-187696
Ngày cấp bằng
31/3/13
Số km
950
Động cơ
339,190 Mã lực
Website
www.facebook.com
Ờ thì đúng rồi.Nói thật lắm lúc ức.Em cũng muốn làm cái biên bản.Nhưng lại nghĩ biên bản rồi tiền nó lại đi đâu?hay nó lại về chỗ đấy.Cũng chán.
 

lethang3699

Xe đạp
Biển số
OF-198734
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
24
Động cơ
324,600 Mã lực
chửi rất thâm, nhưng theo em thì ông bộ trưởng thăng cũng làm được nhiều việc

a chỉ dính vào vụ thuế má, nhưng thực sự a chỉ làm theo chỉ đạo của cấp trên thôi

ý kiến cá nhân: được nhất trong các bộ trưởng đời trước
 

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
26,117
Động cơ
630,204 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
chửi rất thâm, nhưng theo em thì ông bộ trưởng thăng cũng làm được nhiều việc

a chỉ dính vào vụ thuế má, nhưng thực sự a chỉ làm theo chỉ đạo của cấp trên thôi

ý kiến cá nhân: được nhất trong các bộ trưởng đời trước
Cụ ấy kiếm đủ ở bên "khí hóa" rồi, chạy mãi mới được sang đây, vưỡn đang nợ đàn em ngập đầu đấy nên cụ ấy vưỡn phải kiếm để trả nợ, bù hoàn và kiếm lời..., chưa xong đâu :))
 

khongtinhjp

Xe buýt
Biển số
OF-188287
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
823
Động cơ
338,230 Mã lực
Nơi ở
411 Kim Mã
nghề giàu nhất việt nam mua nhiều tiền nhất trong các ngành!
 

Omaime

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-410206
Ngày cấp bằng
14/3/16
Số km
172
Động cơ
225,660 Mã lực
Nơi ở
Đông Lào - Đông Kinh - Đông Anh - Đông Trù
Đúng quá các bác ạ =))=))=))

(ĐVO) – Để “Ngày Hạnh phúc” của Việt Nam thêm trọn vẹn, có lẽ chúng ta nên tôn vinh nghề hạnh phúc nhất, tôn vinh những con người không chỉ vui với lý tưởng của công việc mà còn rất hạnh phúc khi được thực hiện công việc của mình, đồng thời mang lại hạnh phúc cho nhiều người khác.

Hưởng ứng “Ngày Hạnh phúc 20/3” của Liên Hiệp Quốc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mới đây đã ra quyết định lấy ngày 20/3/2014 là “Ngày Hạnh phúc” Việt Nam.

Được biết, chương trình nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò của gia đình, tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc của gia đình Việt Nam; đẩy mạnh tuyên tuyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa.

Tuy nhiên, có vẻ những ý nghĩa ấy là chưa đủ và không có gì đặc biệt với cái ngày gọi là "Ngày hạnh phúc". Ở một đất nước có chỉ số hạnh phúc hàng đầu thế giới như Việt Nam, nếu chỉ bắt chước theo thế giới thì quả thật rất nhàm chán mà lại không tạo được dấu ấn riêng. Vì vậy, nên chăng trong dịp đặc biệt mà ai cũng muốn vui vẻ ấy có lẽ người ta nên giành một phần quan trọng để tôn vinh nghề hạnh phúc nhất ở Việt Nam, tôn vinh những con người không chỉ vui với lý tưởng của công việc mà còn rất hạnh phúc khi được thực hiện công việc của mình, đồng thời mang lại hạnh phúc cho nhiều người khác.

Vậy theo bạn, nghề nào là hạnh phúc nhất hiện nay?

Có lẽ sẽ còn nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề này. Bác sĩ, giáo viên, kinh doanh, hay chính trị gia... ? Bởi chúng ta có rất nhiều nghề danh giá, có ý nghĩa để lựa chọn và xứng đáng được tôn vinh trong ngày trọng đại ấy nên những tranh cãi có lẽ sẽ tiếp tục kéo dài nữa. Tuy nhiên, theo ý kiến của cá nhân tôi, ở Việt Nam, Cảnh sát giao thông (CSGT) mới là nghề hạnh phúc nhất.


Cảnh sát giao thông là nghề hạnh phúc nhất Việt Nam?
Hẳn ai cũng có thể nhận thấy, tầm quan trọng và vai trò to lớn của CSGT cuộc sống hiện nay. Là lực lượng trực tiếp chiến đấu chống lại các hành vi vi phạm luật giao thông, bảo đảm trật tự, an toàn khi di chuyển cho người dân, có lẽ không ai dám tưởng tượng nếu một ngày nước ta thiếu vắng lực lượng này, mọi chuyện sẽ diễn biến theo chiều hướng nào.
Tuy nhiên, cũng sẽ có người đặt ngay câu hỏi liệu công việc mà suốt ngày "múa gậy", phơi nắng mưa trên đường, luôn bận rộn đến mức "tối tăm mặt mũi" vào những dịp lễ tết, những khu vực tập trung đông người thì có gì mà hạnh phúc?

Vấn đề là nếu bạn chỉ nhìn nhận được như thế về CSGT thì rõ ràng là quá ít ỏi và thiển cận.

Trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, rất nhiều lĩnh vực, ngành nghề đã rơi vào khủng hoảng, suy thoái, thậm chí là liên tiếp rớt đáy, lao vực ... chính vì vậy mà mức đóng góp cho Nhà nước ngày càng giảm mạnh, thu nhập của những người trong ngành cũng liên tục bị cắt giảm. Duy chỉ có một vài ngành trong đó có lực lượng CSGT là luôn đảm bảo nguồn thu, số tiền phạt vi phạm giao thông được lực lượng này thu về không những là khoản đóng góp lớn mà còn liên tục tăng trưởng nhanh và ổn định.

Người ta hay nhắc đến việc CSGT bị giao chỉ tiêu khoán phạt, mỗi năm một tăng lên và dường như năm nào các anh, chị cũng đã không quản thời tiết khắc nghiệt, tận tình thực hiện nhiệm vụ để đảm báo đủ định mức. Báo cáo của bộ Tài chính cho biết chỉ tính riêng trong năm 2011, tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đạt 2.540 tỉ đồng, đây quả là con số không nhỏ và đáng tuyên dương trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay.

Năm 2012, Công an Hà Nội được Bộ Công an giao chỉ tiêu phải xử phạt vi phạm trên lĩnh vực giao thông gần 500 tỷ đồng, gấp đôi so với năm 2011 và con số này cũng được các chiến sĩ xuất sắc hoàn thành.

Không chỉ vui vì đảm bảo công việc Nhà nước giao phó, CSGT còn có niềm hạnh phúc bởi tính chất công việc có sự linh hoạt mang lại hạnh phúc cho người dân và cả các anh, các chị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Đây có lẽ cũng là lực lượng dễ mềm lòng nhất trong số các lực lượng của ngành Công an bởi sự thường xuyên biết lắng nghe, thấu hiểu và tạo điều kiện cho những người vi phạm.

Vi phạm an toàn giao thông là điều mà không ai mong muốn, bởi vậy người dân luôn có vô vàn lý do để trình bày cho những vi phạm của mình. Nếu không phải là những người nhân ái, biết lắng nghe và có lòng thương người thì có lẽ không bao giờ CSGT chịu nghe người dân trình bày kể lể hoàn cảnh dưới sự khắc nghiệt của thời tiết nước ta. Tuy nhiên mặc mưa to, nắng gắt, mặc đường bẩn bụi mù...CSGT luôn tạo ra những sự linh động nhất định trong công việc của mình, đưa ra hình thức chung chia với người dân để hai bên cùng có thể hạnh phúc.


CSGT nên có nét mặt đôn hậu, nụ cười thân thiện. Ảnh: Tuổi trẻ
Một CSGT, nếu cứ theo đúng nguyên tắc lập biên bản, xử phạt mọi trường hợp vi phạm, chắc chắn cuối năm chiến sĩ ấy sẽ được xướng tên trong danh sách cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chiến sĩ thi đua... Tuy nhiên, rất nhiều CSGT do cảm thông với hoàn cảnh của người vi phạm đã sẵn sàng bỏ qua những danh hiệu bản thân có thể đạt được, tạo điều kiện để giảm mức phạt cho, giảm những rắc rối của thủ tục hành chính cho người dân.

Hành động không màng lợi ích riêng vì niềm vui của người dân ấy rõ ràng đã đem lại hạnh phúc rất lớn cho người bị phạt mà cũng không hề khiến CSGT phải buồn bã. Có lẽ cũng chỉ mình CSGT là lực lượng chức năng có đủ bản lĩnh và khả năng để khiến những người bị xử phạt phải hạnh phúc, cảm ơn rối rít. Và những điều này chỉ có nghề hạnh phúc nhất mới có thể đạt được.

Gần đây, trong dư luận xuất hiện ngày càng nhiều những định kiến và chưa thật hài lòng với cung cách phục vụ, cũng như tư thế, tác phong và văn hóa ứng xử của CSGT. Có rất nhiều hành vi chưa đẹp mắt về CSGT khi làm nhiệm vụ, gây phản cảm, bức xúc đối với người dân. Một số CSGT đứng ở chỗ khuất tầm nhìn, vị trí bị che chắn để bắt xe vi phạm, nghe điện thoại di động, đút tay túi quần, ngồi quán nước khi làm nhiệm vụ; trong khi xử lý vi phạm có thái độ, lời nói gây căng thẳng, ức chế với người vi phạm. Không ít CSGT chỉ tập trung bắt lỗi, xử phạt người vi phạm, hoặc tư lợi cá nhân...

Chính vì vậy mà vào tháng 4/2013 các khóa tập huấn "Văn hóa ứng xử, đạo đức tác phong của cán bộ chiến sĩ cảnh sát" do Công an TP.HCM tổ chức đã được người dân cũng như chính lực lượng CSGT hưởng ứng và ủng hộ rất nhiệt tình. Mục tiêu của khóa học là chấn chỉnh tư thế, tác phong, văn hóa ứng xử của CSGT với người dân khi thực hiện nhiệm vụ. Nhiều người gọi vui, đây là khóa “học cười với dân” nhằm nâng cao uy tín, giữ gìn hình ảnh đẹp của CSGT trong mắt người dân.

Thử tưởng tượng, trong mỗi lần bị xử phạt, người vi phạm nhận được nụ cười của CSGT thì những lo sợ sẽ theo nụ cười ấy vơi đi bao nhiêu? Người dân cũng sẽ có nhiều cơ hội hơn để dũng cảm trình bày hoàn cảnh, những điều không may dẫn đến hành vi vi phạm để rồi mỉm cười hạnh phúc khi được lắng nghe, cảm thông và được gợi ý việc chung chia đem lại thuận lợi cho cả hai bên.

Việc tôn vinh nghề hạnh phúc nhất trong Ngày hạnh phúc không đơn giản chỉ là hành động gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đối với những đóng góp của lực lượng CSGT trong thời gian qua đã góp phần đảm bảo trât tự an toàn giao thông trong cả nước, mà còn như những lời động viên chân thành nhất gửi đến các chiến sĩ để họ tiếp tục cố gắng cười nhiều hơn, cảm thông nhiều hơn, qua đó đem lại hạnh phúc nhiều hơn nữa cho bản thân và người dân Việt Nam.

Thiết nghĩ những hành động như thế đáng làm hơn rất nhiều so với việc học tập Ngày hạnh phúc y hệt của nước ngoài, không có gì nổi trội hay tạo nên ấn tượng riêng của Việt Nam.
Việc nhỏ như con thỏ, làm XXX chưa là gì đối với dân tộc đâu cụ ơi.
Con lãnh đạo làm lãnh đạo mới là hạnh phúc của dân tộc (Câu nói của Bà Quyết Tâm, PBTTU TP HCM - con gái rượu của cố Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh Nguyễn Văn Tốt (bí danh Hai Bình).
 

Minhdo87

Xe hơi
Biển số
OF-388391
Ngày cấp bằng
22/10/15
Số km
111
Động cơ
239,710 Mã lực
Tuổi
37
Việc nhỏ như con thỏ, làm XXX chưa là gì đối với dân tộc đâu cụ ơi.
Con lãnh đạo làm lãnh đạo mới là hạnh phúc của dân tộc (Câu nói của Bà Quyết Tâm, PBTTU TP HCM - con gái rượu của cố Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh Nguyễn Văn Tốt (bí danh Hai Bình).
chuẩn rồi cụ ơi
 

Mr.Hien82

Xe hơi
Biển số
OF-397232
Ngày cấp bằng
17/12/15
Số km
113
Động cơ
234,230 Mã lực
Tuổi
42
Nơi ở
Linh Đàm, hoàng Mai, HN
Mỗi chân vào nghề mất 200tr-1.5tỷ, anh em ấy phải lăn ra mà kiếm lại, họ cũng có cái khổ riêng. Không thể trách họ, do xã hội là vậy
 

sam_i10

Xe hơi
Biển số
OF-407468
Ngày cấp bằng
29/2/16
Số km
193
Động cơ
227,500 Mã lực
Tuổi
40
em đọc xong tiêu đề rồi đi ra
xem qua com mà nản
 

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
11,836
Động cơ
379,358 Mã lực
Nói nhiều vẫn thế thôi
Vẫn cứ " lồi lồi như ....trôi đầu bè"
Chả có gì mới đâu mà bàn
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top