Hầu các cụ xem đoạn cờ líp
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=ac9pMNJkzSo
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=ac9pMNJkzSo
Nhà cháu nghĩ nếu bị thu máy thì đã không có cờ líp này để xem ahỦa có thế thôi à ? Kết cục thế nào chủ thớt ? cái máy có bị tịch thu không ?
Công văn Nghành mà trên cả Hiến Pháp và Luật Báo chí.Có bài đăng chi tiết của một vị "tai to mặt lớn" đây rồi các cụ ơi:
http://laodong.com.vn/Xa-hoi/Ghi-hinh-CSGT-phai-trinh-the-nha-bao-Co-dau-hieu-sai-trai/134214.bld
Ghi hình CSGT phải trình thẻ nhà báo: “Có dấu hiệu sai trái...”
(LĐO) - Thứ năm 22/08/2013 12:39
Trang chủ | Xã hội
Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp vừa có văn bản khẳng định: “Công văn 1042/PC67-P3 của Cục CSGT đường bộ-đường sắt có dấu hiệu sai trái cần phải được xử lý”.
Sau khi Lao Động đăng loạt bài phản ánh Công văn của Cục CSGT đường bộ-đường sắt về việc “giả danh nhà báo ghi hình CSGT” có dấu hiệu vi phạm các quy định khác của pháp luật, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp đã có văn bản khẳng định: “Công văn 1042/PC67-P3 của Cục CSGT đường bộ-đường sắt có dấu hiệu sai trái cần phải được xử lý”.
Văn bản nêu rõ: “Ngày 26.4.2013, đại tá Trần Sơn Hà, Phó Cục CSGT ĐB-ĐS ký ban hành công văn số 1042/C67-P3 (CV 1042) có trích yếu là “v/v giả danh nhà báo ghi hình CSGT”. Tại mục 2 của công văn có đoạn: “Luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh làm rõ với những đối tượng có lời nói đe dọa, lăng mạ, hoặc có hành vi chống đối tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm (TTKS, XLVP) khi chưa được phép đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ. Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản, nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.
Ngay sau khi nhận được thông tin của báo chí, công luận (Lao Động là tờ báo đầu tiên phản ánh việc này - PV), Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đã chủ động tìm văn bản này và tổ chức thảo luận, xem xét theo thẩm quyền. Qua xem xét, thảo luận, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đã có kết luận về tính hợp pháp của CV 1042 và báo cáo với Bộ trưởng Bộ Tư pháp như sau:
Với chỉ đạo này của CV 1042, chúng tôi thấy việc nêu 2 nhóm hành vi “có lời nói đe dọa, lăng mạ”, “hành vi chống đối CSGT” với hành vi “quay phim, chụp ảnh hoạt động TTKS, XLVP khi chưa được phép đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ” đã thể hiện sự thiếu thận trọng khi kết nối các nhóm hành vi có bản chất, mức độ khác nhau.
Có thể hiểu, khi bất kỳ người nào quay phim, chụp ảnh hoạt động TTKS, XLVP buộc phải “được phép đồng ý” của CSGT đang làm nhiệm vụ. Và CSGT có quyền yêu cầu xuất trình giấy tờ để xác định là “được phép” hay chưa và xác định “đúng là nhà báo hay giả danh nhà báo” đã không phù hợp các quy định hiện hành về quyền của nhà báo (hoặc người dân) khi quay phim, chụp ảnh, bởi pháp luật hiện hành chỉ quy định trường hợp vì bí mật nhà nước, các khu vực an ninh, quốc phòng mà có quy định cấm hoặc hạn chế người dân hoặc phóng viên quay phim, chụp ảnh thì mới buộc công dân phải tuân thủ khi quay phim, chụp ảnh.
Về nguyên tắc, cán bộ, chiến sĩ CAND trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ duy trì trật tự ATGT phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Qua rà soát, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật chưa thấy có quy định nào của pháp luật cấm công dân quay phim, chụp ảnh cán bộ, công chức và chiến sĩ công an đang thi hành công vụ (nếu không thuộc trường hợp cấm, hạn chế).
Như vậy, việc công dân thực hiện quay phim, chụp ảnh lực lượng CSGT TTKS, XLVP không phải là hành vi bị pháp luật cấm. Hơn nữa, cán bộ, chiến sĩ CSGT không được quyền truy hỏi người đang quay phim, chụp ảnh là được phép hay không được phép, cũng không được quyền truy xét về giấy tờ để xác định là nhà báo hay giả danh nhà báo.
Công văn 1042/PC67-P3 của Cục CSGT đường bộ-đường sắt.
Việc CV 1042 quy định nội dung “Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông tin báo cho cơ quan chủ quản”, càng thể hiện rõ hơn việc trao quyền cho CSGT truy hỏi, truy xét giấy tờ, danh tính của người quay phim, chụp ảnh để xác định “đúng là nhà báo” hay “giả danh nhà báo”. Nội dung “tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản” còn giao quyền tập hợp thông tin (hồ sơ) để thông báo cho cơ quan chủ quản cũng không phù hợp với nhiệm vụ của CSGT khi TTKS, XLVP.
Mặt khác, quay phim, chụp ảnh CSGT khi đang TTKS, XLVP không phải là ghi hình ảnh riêng tư của một hay một vài cá nhân cụ thể (không thuộc phạm trù bí mật đời tư theo quy định tại Điều 31 Bộ luật Dân sự), mà là ghi hình ảnh thi hành công vụ của cơ quan, cá nhân đại diện cho Nhà nước tại nơi công cộng (công khai) là bình thường, không cần phải được CSGT (hay bất cứ cá nhân nào) có mặt nơi công cộng này “cho phép”. Đó là việc giám sát hoạt động lực lượng thi hành công vụ hết sức bình thường của mỗi công dân. Nhờ những hoạt động này mà những hình ảnh đẹp của CSGT được tôn vinh, sai phạm được phát hiện, xử lý.
Theo quy định của Luật Báo chí hiện hành thì một trong những nhiệm vụ của báo chí là: “Phát hiện, biểu dương gương tốt, nhân tố mới; đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực xã hội khác” (khoản 4 Điều 6); nhà báo có quyền “khai thác và được cung cấp thông tin trong hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật” (điểm b khoản 1 Điều 15) và nhà báo có nghĩa vụ: “Bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của ****, pháp luật của Nhà nước; phát hiện, bảo vệ nhân tố tích cực; đấu tranh phòng, chống các tư tưởng, hành vi sai phạm” (điểm b khoản 2 Điều 15). Khi nhà báo tác nghiệp đúng Luật Báo chí thì không ai có quyền ngăn cản, truy xét.
Đối với mọi công dân khác (ngoài nhà báo) quay phim, chụp ảnh trong các trường hợp đã nêu cũng không phải là hành vi sai trái. Người dân hoàn toàn có quyền thực hiện việc này nếu không thuộc trường hợp vi phạm pháp luật cấm hoặc hạn chế. Cũng không phải vì người đang quay phim, chụp ảnh “không phải là nhà báo” mà dễ dàng quy kết là “giả danh nhà báo”. Việc xác định một công dân quay phim, chụp ảnh là “nhà báo” hay “giả danh nhà báo” tại nội dung CV 1042 là điều không phù hợp với chức năng, thẩm quyền của cán bộ, chiến sĩ CSGT khi TTKS, XLVP.
Xét về thẩm quyền, những nội dung liên quan đến việc xác định người “quay phim, chụp ảnh hoạt động TTKS, XLVP khi chưa được phép đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ” cũng như việc xác định người quay phim, chụp ảnh là “nhà báo” hay “giả danh nhà báo” tại CV 1042 không thuộc thẩm quyền quy định của một lãnh đạo Cục CSGT ĐB-ĐS như đã thể hiện”.
Từ những phân tích trên, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật khẳng định: “CV 1042 có nhiều nội dung có dấu hiệu sai trái cần được xử lý”.
Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật cũng để “ngỏ cửa” cho Cục CSGT ĐB-ĐS khi cho rằng “Việc xử lý trước hết do các cơ quan đơn vị có thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ Công an (Cục CSGT ĐB-ĐS; Vụ Pháp chế - Bộ CA; lãnh đạo Bộ CA) thực hiện. Tuy nhiên, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật cũng khẳng định: “Trường hợp các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền của Bộ CA không xử lý, Bộ Tư pháp sẽ thực hiện trách nhiệm kiểm tra, xử lý theo quy định của Chính phủ”.
Bài báo này cũng như mấy ông lãnh dạo ngụy biện, đánh đồng hành vi mà còn chối.