- Biển số
- OF-422677
- Ngày cấp bằng
- 16/5/16
- Số km
- 358
- Động cơ
- 221,610 Mã lực
- Tuổi
- 44
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/giao-thong/csgt-ha-no-i-de-xua-t-ru-t-tho-i-ha-n-ba-ng-la-i-oto-xuo-ng-co-n-5-nam-3538599.html
Đại tá Đào Vịnh Thắng (Trưởng phòng CSGT Hà Nội) vừa đề xuất rút ngắn thời hạn bằng lái xe ôtô từ 10 năm xuống còn 5 năm, đồng thời hàng năm kiểm tra sức khỏe của tài xế "để nắm được thông tin".
Theo ông Thắng, trong số giải pháp chống tai nạn và ùn tắc giao thông thì việc quản lý người lái và phương tiện rất quan trọng. "Hiện thời hạn của bằng lái ôtô 10 năm là quá dài, trong thời gian này, tài xế ốm đau, sức khỏe thay đổi, không đủ sức khỏe để lái xe nhưng không quản lý được sẽ gây ra những hệ lụy, thậm chí đây cũng là nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông", đại tá Thắng nói.
Đồng tình với đề xuất trên, một cán bộ Cục cảnh sát giao thông cho rằng để thời hạn bằng lái xe 10 năm như hiện nay sẽ khó kiểm soát được chu kỳ phát triển sinh học của con người. "Mỗi năm cơ thể có sự thay đổi khác nhau, không thể nói trước được ngày mai sức khỏe tốt như thế nào, nên việc để bằng lái xe thời hạn 10 năm sẽ gây khó khăn trong việc quản lý tài xế", vị này nói và cho hay có trường hợp vi phạm pháp luật nghiêm trọng, đi tù 10 năm về, bằng lái vẫn còn hạn 1, 2 tháng nên đã xin cấp đổi để chạy xe bình thường.
Luật sư Phạm Thanh Bình (Giám đốc Công ty Luật Bảo Ngọc) cho biết, trước đây giấy phép lái xe có thời hạn 3 năm sau đó lên 5 năm, rồi lên 10 năm để tránh những thủ tục rườm rà, xin cho khi đi cấp đổi của người dân. Tuy nhiên, đến nay việc cấp đổi qua mạng diễn ra thuận lợi hơn, thủ tục hành chính được rút gọn hơn thì siết chặt quản lý sức khỏe của lái xe là "nên làm".
"Để thời hạn 5 năm là hợp lý, tuy nhiên cơ quan chức năng phải đảm bảo thủ tục thuận tiện cho người dân khi đi cấp đổi", ông Bình nói.
Theo thống kê của Cục CSGT, hiện cơ quan chức năng đang giữ khoảng 220.000 bằng lái xe do vi phạm giao thông và bằng lái xe giả, tuy nhiên người sở hữu không đến giải quyết.
Đại tá Đào Vịnh Thắng (Trưởng phòng CSGT Hà Nội) vừa đề xuất rút ngắn thời hạn bằng lái xe ôtô từ 10 năm xuống còn 5 năm, đồng thời hàng năm kiểm tra sức khỏe của tài xế "để nắm được thông tin".
Theo ông Thắng, trong số giải pháp chống tai nạn và ùn tắc giao thông thì việc quản lý người lái và phương tiện rất quan trọng. "Hiện thời hạn của bằng lái ôtô 10 năm là quá dài, trong thời gian này, tài xế ốm đau, sức khỏe thay đổi, không đủ sức khỏe để lái xe nhưng không quản lý được sẽ gây ra những hệ lụy, thậm chí đây cũng là nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông", đại tá Thắng nói.
Đồng tình với đề xuất trên, một cán bộ Cục cảnh sát giao thông cho rằng để thời hạn bằng lái xe 10 năm như hiện nay sẽ khó kiểm soát được chu kỳ phát triển sinh học của con người. "Mỗi năm cơ thể có sự thay đổi khác nhau, không thể nói trước được ngày mai sức khỏe tốt như thế nào, nên việc để bằng lái xe thời hạn 10 năm sẽ gây khó khăn trong việc quản lý tài xế", vị này nói và cho hay có trường hợp vi phạm pháp luật nghiêm trọng, đi tù 10 năm về, bằng lái vẫn còn hạn 1, 2 tháng nên đã xin cấp đổi để chạy xe bình thường.
Luật sư Phạm Thanh Bình (Giám đốc Công ty Luật Bảo Ngọc) cho biết, trước đây giấy phép lái xe có thời hạn 3 năm sau đó lên 5 năm, rồi lên 10 năm để tránh những thủ tục rườm rà, xin cho khi đi cấp đổi của người dân. Tuy nhiên, đến nay việc cấp đổi qua mạng diễn ra thuận lợi hơn, thủ tục hành chính được rút gọn hơn thì siết chặt quản lý sức khỏe của lái xe là "nên làm".
"Để thời hạn 5 năm là hợp lý, tuy nhiên cơ quan chức năng phải đảm bảo thủ tục thuận tiện cho người dân khi đi cấp đổi", ông Bình nói.
Theo thống kê của Cục CSGT, hiện cơ quan chức năng đang giữ khoảng 220.000 bằng lái xe do vi phạm giao thông và bằng lái xe giả, tuy nhiên người sở hữu không đến giải quyết.