- Biển số
- OF-15853
- Ngày cấp bằng
- 3/5/08
- Số km
- 1,285
- Động cơ
- 522,430 Mã lực
- Tuổi
- 43
- Nơi ở
- Từ Liêm - Hà Nội
10 ông em gặp thì có 8 ông lúc nào cũng khinh khỉnh, ta đây. H cứ lấy cái máy quay ra mà dạo các anh ấy thôi
Còn một cái quyền nữa không thấy nhắc đến đó là "quyền lợi"'CSGT đang nhầm lẫn giữa quyền hạn với quyền lực'
Trao đổi về vụ xe tải kéo lê CSGT, Phó giám đốc kênh VOV Giao thông cho rằng, sự “liều mình” của cảnh sát đã góp phần gây ra vụ tai nạn giao thông mà chính anh ấy là nạn nhân.
Ông Phạm Trung Tuyến, Phó giám đốc Kênh VOV Giao thông Quốc gia nhìn nhận, vụ tài xế xe tải tông, kéo lê CSGT tại Hà Nội hôm 12/12 không phải cá biệt, tính chất không khác so với nhiều vụ lái xe hất CSGT lên capo hoặc đầu xe. Vụ việc này chỉ khác về hậu quả, với mức độ nghiêm trọng hơn khi CSGT bị kéo lê trên đường và nhập viện đa chấn thương.
"Nhiệm vụ của CSGT trước hết là đảm bảo trật tự, an toàn giao thông. Vì thế, tôi cho rằng bất cứ hành động nào dẫn đến sự mất an toàn về giao thông cũng là không đúng với trách nhiệm và quyền hạn của lực lượng CSGT", ông chia sẻ.

Hình ảnh được chụp ngay khi xe vừa cán qua người thượng úy Đạt và bỏ chạy trên Quốc lộ 5. Ảnh: Otofun.
Phó giám đốc kênh VOV Giao thông cho rằng, trong trường hợp cụ thể này, sự “liều mình” của cảnh sát đã góp phần gây ra một vụ tai nạn giao thông mà chính anh ấy là nạn nhân. Mặt khác, sự việc đã tạo nên một hình ảnh kinh khủng về giao thông đường bộ ở Việt Nam.
Theo ông, trước tình huống lái xe có thái độ hung hãn, CSGT không nên mạo hiểm mà nên giữ an toàn cho bản thân. Tài xế ngoan cố bỏ chạy thì ghi biển số xe để truy phạt sau, và không khó để xử phạt các trường hợp này.
"Chúng ta không nên bàn đến việc CSGT lao ra đường chặn bắt người vi phạm là đúng hay sai. Không có sự đúng đắn nào dẫn đến hậu quả tệ hại như chúng ta đã chứng kiến ở tình huống này, và những tình huống tương tự", ông nói về các tranh cãi trên mạng xung quanh vụ việc.
Rồi chuyên gia giao thông này đặt câu hỏi: "Điều chúng ta cần bàn ở đây là vì sao đã có rất nhiều vụ việc cảnh sát giao thông tự đặt mình vào tình huống nguy hiểm không cần thiết như vậy, và tại sao những hình ảnh đó vẫn tái diễn?"
Ông chia sẻ lấy làm tiếc khi đến nay CSGT chưa nghiên cứu tâm lý, phỏng vấn những CSGT về động cơ thúc đẩy họ hành động như vậy để rút ra một kết luận nhằm chấm dứt việc đó.

Cá nhân ông cho rằng, đã có sự nhầm lẫn giữa quyền hạn và quyền lực. Nếu có nhận thức đúng đắn về quyền hạn, người chiến sĩ cảnh sát giao thông sẽ có ý thức rằng mình có thể làm những gì để đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Cảnh sát đánh đu mạo hiểm trước đầu xe khách.
Còn nhầm lẫn giữa quyền hạn với quyền lực, cảnh sát sẽ bị thúc đẩy bởi tâm lý: "Tôi có quyền dừng phương tiện của anh, tại sao tôi đã ra hiệu lệnh dừng xe mà anh không chấp hành, tôi sẽ chặn đầu xe anh xem anh có dám không dừng lại hay không? Kết quả thì chúng ta đã biết.
"Một người nhầm lẫn giữa quyền hạn và quyền lực sẽ dẫn đến bi kịch cho chính người đó. Song, một xã hội nhầm lẫn quyền hạn với quyền lực thì đó là bi kịch xã hội. Mà lúc này, chuyện nhảy lên nắp capo chặn xe không phải là cá biệt nữa rồi", ông nhìn nhận.
9h50 ngày 12/12, Đoàn Văn Chuyên (24 tuổi, quê tỉnh Hưng Yên) lái xe tải nhỏ vượt đèn đỏ ở phường Phúc Đồng (Long Biên, Hà Nội) nên bị CSGT dừng xe. Tài xế tông thẳng khiến thượng úy Nguyễn Quốc Đạt, Đội CSGT số 5 - Công an Hà Nội, phải bám cần gạt nước.
Ôtô chạy thêm 150 m thì thượng úy Đạt rơi xuống và bị bánh xe cán qua người, bất tỉnh, áo rách bươm.
Sau 3 giờ bỏ chạy, tài xế trình diện công an phường sở tại và bị tạm giữ hình sự về hành vi chống người thi hành công vụ. Chuyên có 2 tiền án về tội Cướp tài sản và tội Trộm cắp. Người này vừa ra tù và hiện lái xe thuê cho một công ty sản xuất đồ gỗ ở tỉnh Hưng Yên.
Khai với cơ quan điều tra, Chuyên cho biết do hoảng sợ khi cảnh sát ra tín hiệu dừng nên lái xe bỏ chạy.
Các ông tài cầm vô lăng với nhau còn chưa chắc, dành nhau từng mét đường nói gì hai lực lượng đối lập mà bắt được tay nhau hả cụ.Căng nhỉ. Bên thì vì cơm áo gạo tiền. Bên thì vì "chức năng, nhiệm vụ". Anh cs kia thì thiệt thân, may mà chưa die. Còn cụ lái xe tải chắc chắn là phải trả giá đắt rồi.
Thật tình cháu thấy thương cả 2 người. Đổ lỗi cho bên nào đi nữa theo nhà cháu cũng không thoả đáng. Bao giờ lái xe và xxx gặp nhau mới bắt tay vui vẻ được nhỉ
Có cái gì định nói thì cụ nói mịa nó hết rùi! Chán.......+Hiếm hoi mới thấy có một phát biểu mà mình thấy có thể đồng tình. Chính vụ việc này, mình cũng cho rằng ko có quy định nào trong luật hay quy trình công tác cho phép xxx chặn phương tiện theo kiểu gây nguy hiểm cho xã hội và cho bản thân như thế này.
Điều khốn hơn nữa là với tâm thế "ác độc" kiểu Tấm Cám, nhân thể muốn ném đá cho chết đi...một số đứa nhân danh luật sư nó lột sư kia, nói rằng truy tố tội giết người đối với lái xe. Nhà cháu ngàn lần ko chấp nhận lái xe gây tai nạn bỏ chạy, nhưng cũng ko thể ngửi nổi cái miệng lưỡi ác độc kiểu quy chụp tội giết người như vậy. Giết người là việc chủ động, có mục đích và nhằm vào nạn nhân, đằng này mày chủ động lao vào, tại sao có thể nói kiểu đó được.
Về mặt tâm lý, trong một tích tắc của sự hoảng loạn, ai dám chắc mình hành động chuẩn? Vừa va chạm xong, quy luật tâm lý thông thường sẽ là hoảng loạn, một con xxx nhảy xổ ra bám vào...đó sẽ là tác nhân thúc đẩy thêm nữa sự hoảng loạn ấy.
Nếu mình là gã kia, mình sẽ tha thứ, rút kinh nghiệm cho bản thân trong công tác. Tất nhiên, sự tha thứ ấy ko làm cho cậu lái xe miễn tội, nhưng sẽ đỡ hơn là tên này cố tình quy kết này kia.
Ông bố mình hồi những năm 80 bị ô tô đâm vào thừa sống thiếu chết, vậy mà cụ cũng bỏ qua. Mình còn nhỏ, thấy ông bố nằm rên rĩ hàng tháng trời...sợ hãi vô cùng. Vậy mà cụ cũng ko nhận của người ta một đồng, ko trách móc một câu. Cụ chỉ bảo: ko ai muốn thế, người ta cũng có vợ có con...mà ngày đó khốn khó, chạy ăn từng bữa.
Xét cho cùng, sống bằng lòng nhân ái mới khó.
He he, chỗ này phải tham gia với cụ tí. Quyền hạn là cái luật cho anh được làm gì. Phàm là thực thi công vụ thì phải có quyền hạn luật định. Nhưng cái quyền hạn ấy ko mặc nhiên dẫn đến việc anh được trang bị vũ khí, mà phải do môi trường, đối tượng tiềm tàng...chứ phát súng cho các anh mà các anh lượn xe đuổi theo đối tượng vi phạm HÀNH CHÍNH, rồi bắn súng bòm bòm khiến dân thường thất kinh như vụ ở Hải Dương chi đó thì kinh lắm ạ. Cái máu anh hùng vì hôm qua em còn bị mấy đứa lêu lêu, hôm nay sắc phục vào, lại còn có cả súng...nên em nảy sinh tâm lý yêng hùng, thích đóng phim cao bồi miền Tây là dễ lắm.
Ở cái xứ sinh ra và nhớn lên từ văn minh nông nghiệp này, để rèn được một tâm lý công vụ chuẩn là vô vô vàn khó khăn.
Thế thì cụ chưa rõ rồi. quyền hạn để thực thi pháp luật thì cần phải có công cụ. Nếu thực thi pháp luật ở văn phòng, cơ quan nhà nước thì ko cần phải đao to búa lớn, cứ sơ vin cà vạt thôi, tuy nhiên ngoài cổng cũng phải có bảo vệ. Nhưng với những trường hợp có tính phức tạp như xử lý giao thông, kiểm lâm, cửa khẩu .. thì luôn luôn phải có công cụ để thực thi luật pháp. Đến mấy ông bảo vệ ở chợ cũng phải trang bị dùi cui nữa là, tại sao công an giao thông lại ko được mang súng ? Họ cần phải thực thi luật, và đó là quyền lực. EM nghĩ nhiều cụ cũng từng xem hoặc thực tế, hoặc trong trên phim thấy cảnh sát nước ngoài họ như thế nào. Cảnh sát giao thông mà cưỡi ngựa thì càng khiếp: ngựa cao lừng lững, súng ống, còng số 8, dùi cui.. .cứ gọi là tận chân răng.Cái đoạn bôi đậm của cụ đã nằm trong ý của em: quyền hạn thì nhiều người có, nhưng có quyền hạn ko đồng nghĩa với việc có súng, mà trang bị súng là để phòng những tình huống nguy hiểm trong một số môi trường công tác đặc thù thôi, xxx cũng nằm trong số đó. xxx lo hộ khẩu của cụ hắn cũng có quyền hạn, nhưng đâu cần súng phỏng ạ. Trang bị rồi nhưng vấn đề là đào tạo huấn luyện còn quan trọng hơn: dùng khi nào và như thế nào.
Xét về góc độ xã hội, thuộc luật mà ko trang bị vũ khí sẽ đỡ rủi ro hơn nhiều việc trang bị mà ko hiểu mình phải làm gì, như thế nào.
Quyền hạn là khái niệm pháp lý, quyền lực là khái niệm xã hội tương đối.
Nhận xét như vậy, cụ có chủ quan quá không? Khi mà "hội chứng nhảy capo, bám gạt nước" còn đang hot, cứ mỗi ca như vậy là lên sao, lên vạch vượt cấp đấy, tiền lệ đã có rồi.Ở mọi tình huống, việc đu người lên xe ô tô là một hành động có mức độ từ thiếu hiểu biết đến ngu xuẩn!
Hy sinh gì đâu cụ. Con cá đớp mồi đớp phải cái lưỡi câu... Đời toàn trách thằng câu độc ác chẳng thấy trách con cá tham ăn bao giờ...Các cụ nói cũng đúng, nhưng vì miếng ăn mà hy sinh bản thân như thế hơi liều lĩnh