GiadinhNet – Các chuyên gia pháp lý cho rằng, hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể nào cho phép CSGT truy đuổi người vi phạm.
Thời gian vừa qua có nhiều vụ việc liên quan đến
CSGT truy đuổi người vi phạm
đã thu hút nhiều sự quan tâm của. Đặc biệt trong quá trình truy đuổi, một số chiến sĩ CSGT đã vô tình khiến người vi phạm gặp tai nạn, tử vong.
Năm 2014, tại TP Bắc Ninh xảy ra vụ tai nạn khiến cho một đôi nam nữ bị đa chấn thương. Nguyên nhân được xác định do lực lượng cảnh sát trật tự TP Bắc Ninh truy đuổi.
Sự việc xảy ravào khoảng 16h20 phút, ngày 18/11/2014, trên đoạn đường chạy qua ngã tư gần Ngân hàng TP. Bắc Ninh có một đôi nam nữ điều khiển xe motor Wave màu trắng mang BKS 99-G1 077.66. Cả hai đều không đội mũ bảo hiểm bị một xe mô tô của lực lượng cảnh sát trật tự truy đuổi chạy với tốc độ rất cao.
Khi đến đoạn đường trên do vào cua với tốc độ cao, không làm chủ được tốc độ nên lao thẳng vào một cột điện. Vụ tai nạn làm hai người bị chấn thương nặng.
CSGT truy đuổi khiến nam thanh niên tử vong sẽ chịu trách nhiệm thế nào?
GiadinhNet – Các chuyên gia pháp lý cho rằng hành vi của nhóm CSGT huyện Phù Cừ truy đuổi người vi phạm giao thông dẫn đến tử vong là vi phạm pháp luật.
Gần đây nhất, ngày 24/2/2016 tại thôn Đông Cáp, xã Đoàn Đào, huyện Phù Cừ (Hưng Yên) xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng khiến anh Nguyễn Năng Nên, trú tại thôn An Lạc, xã Đức Thắng, huyện Tiên Lữ (Hưng Yên) tử vong, anh Lê Văn Duyệt (21 tuổi, cùng thôn) bị thương nặng.
Theo kết quả điều tra ban đầu: Trong quá trình tham gia giao thông, hai nạn nhân điều khiển xe máy không có BKS, không đội mũ bảo hiểm. Khi tổ CSGT đã ra tín hiệu dừng xe để kiểm tra, tuy nhiên, anh Nên không dừng lại mà bỏ chạy, đến đoạn cầu Cáp thuộc địa phận xã Đoàn Đào cùng huyện Phù Cừ thì xảy ra tai nạn khiến cho anh Duyệt tử vong, anh Nên bị thương nặng.
Trên đây chỉ là hai trong số rất nhiều sự việc liên quan đến CSGT truy đuổi người vi phạm dẫn đến người vi phạm tử vong.
Nhiều người lầm tưởng rằng cứ lực lượng CSGT là được quyền truy đuổi người vi phạm, nhưng trên thực tế lại khác.
Trả lời PV Báo Gia đình & Xã hội, Luật sư Nguyễn Văn Hải (Hải Phòng) cho biết: “Vấn đề truy đuổi người tham gia giao thông không chấp hành luật đã được Bộ trưởng Bộ Công an chỉ định bỏ từ lâu”.
“Trong Điều lệ ngành công an tuỳ từng trường hợp được phép truy đuổi người vi phạm giao thông khi không chấp hành luật, chứ không phải cứ là CSGT là được phép truy đuổi người dân không chấp hành luật” – Luật sư Hải nói.
Còn theo Luật sư Lê Đức Bính – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội: “Trường hợp CSGT truy đuổi người vi phạm mà khiến cho người tham gia giao thông bị tử vong là vi phạm pháp luật.
Vì theo Điều lệ ngành Công an không cho phép việc CSGT đuổi theo người vi phạm. Nếu người tham gia giao thông không chấp hành thì báo cho chốt chặn tiếp theo để có hướng xử lý không nên đuổi theo để xảy ra tử vong cho người tham gia giao thông”.
Vụ tai nạn ngày 18/11/2014 tại TP. Bắc Ninh do lực lượng công an trật tự truy đuổi khiến cho đôi nam nữ bị đa chấn thương
Căn cứ Điều 20 Thông tư số 66/2012/TT- BCA ngày 30/10/2012 của Bộ Công an quy định về Quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát giao thông đường bộ, đối với trường hợp người lái xe vi phạm không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, bỏ chạy, thì thực hiện như sau:
- Tổ tuần tra, kiểm soát giao thông nhanh chóng ghi nhận các đặc điểm của xe như biểm kiểm soát, màu sơn, nhãn hiệu, loại xe; đặc điểm của người lái xe, sau đó thông báo cho các tổ tuần tra, kiểm soát giao thông liền kề trên tuyến, các lực lượng khác để phối hợp, hỗ trợ ngăn chặn.
- Tổ tuần tra, kiểm soát giao thông liền kề trên tuyến khi nhận được yêu cầu phối hợp, hỗ trợ phải triển khai ngay lực lượng ngăn chặn, dừng phương tiện của người vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông để kiểm soát, xử lý theo quy định của pháp luật.
Còn tại Khoản 1, Điều 3 Bộ luật Hình sự năm 1999 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định, mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng quy định của pháp luật.
Tại Khoản 1, Điều 82 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: “Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc UBND nơi gần nhất ...”.
Hiện trường vụ tai nạn giao thông ngày 24/2 tại xã Đoàn Đào, huyện Phù Cừ (Hưng Yên) khiến anh Duyệt tử vong được cho rằng: nguyên nhân do CSGT huyện này truy đuổi
“Như vậy, căn cứ các quy định về quyền hạn, nhiệm vụ của CSGT vừa trích dẫn ở trên, pháp luật hiện chưa có quy định nào cho phép cảnh sát truy đuổi người vi phạm mà chỉ cho phép cảnh sát, Thanh tra giao thông dừng xe của người điều khiển vi phạm lại một cách an toàn” - chuyên gia pháp lý này khẳng định.
Cũng theo Luật sư Hải cho biết: "CSGT được quyền truy đuổi người vi phạm khi phát hiện ra người điều khiển phương tiện không chấp hành luật giao thông. Khi ra tín hiệu dừng nhưng không chấp hành và trong lúc CSGT đang thực thi nhiệm vụ".
Tuy nhiên lực lượng CSGT chỉ được phép truy đuổi người vi phạm trong trường hợp phải đảm bảo tính mạng người vi phạm. Thì trước khi đi làm, lực lượng CSGT phải có kế hoạch, có phương án cụ thể cho từng tình huống ngăn chặn người vi phạm.
Đặc biệt kế hoạch đó phải lường được trong tình huống nguy hiểm không được phép đuổi nữa. Chứ không phải trường hợp người vi phạm nào cũng truy đuổi rồi dẫn đến tai nạn, khiến cho người vi phạm bị tử vong.
Các Luật sư này còn cho PV biết thêm, trong trường hợp lực lượng CSGT có thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và Luật đi nữa thì vẫn phải bồi thường và bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi gây ra tai nạn đối với người vi phạm. Vì hành vi đuổi theo và gây ra tai nạn là hành vi gián tiếp gây ra tai nạn của người tham gia giao thông.
Đức Tuỳ
Thời gian vừa qua có nhiều vụ việc liên quan đến
CSGT truy đuổi người vi phạm
đã thu hút nhiều sự quan tâm của. Đặc biệt trong quá trình truy đuổi, một số chiến sĩ CSGT đã vô tình khiến người vi phạm gặp tai nạn, tử vong.
Năm 2014, tại TP Bắc Ninh xảy ra vụ tai nạn khiến cho một đôi nam nữ bị đa chấn thương. Nguyên nhân được xác định do lực lượng cảnh sát trật tự TP Bắc Ninh truy đuổi.
Sự việc xảy ravào khoảng 16h20 phút, ngày 18/11/2014, trên đoạn đường chạy qua ngã tư gần Ngân hàng TP. Bắc Ninh có một đôi nam nữ điều khiển xe motor Wave màu trắng mang BKS 99-G1 077.66. Cả hai đều không đội mũ bảo hiểm bị một xe mô tô của lực lượng cảnh sát trật tự truy đuổi chạy với tốc độ rất cao.
Khi đến đoạn đường trên do vào cua với tốc độ cao, không làm chủ được tốc độ nên lao thẳng vào một cột điện. Vụ tai nạn làm hai người bị chấn thương nặng.
CSGT truy đuổi khiến nam thanh niên tử vong sẽ chịu trách nhiệm thế nào?
GiadinhNet – Các chuyên gia pháp lý cho rằng hành vi của nhóm CSGT huyện Phù Cừ truy đuổi người vi phạm giao thông dẫn đến tử vong là vi phạm pháp luật.
Gần đây nhất, ngày 24/2/2016 tại thôn Đông Cáp, xã Đoàn Đào, huyện Phù Cừ (Hưng Yên) xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng khiến anh Nguyễn Năng Nên, trú tại thôn An Lạc, xã Đức Thắng, huyện Tiên Lữ (Hưng Yên) tử vong, anh Lê Văn Duyệt (21 tuổi, cùng thôn) bị thương nặng.
Theo kết quả điều tra ban đầu: Trong quá trình tham gia giao thông, hai nạn nhân điều khiển xe máy không có BKS, không đội mũ bảo hiểm. Khi tổ CSGT đã ra tín hiệu dừng xe để kiểm tra, tuy nhiên, anh Nên không dừng lại mà bỏ chạy, đến đoạn cầu Cáp thuộc địa phận xã Đoàn Đào cùng huyện Phù Cừ thì xảy ra tai nạn khiến cho anh Duyệt tử vong, anh Nên bị thương nặng.
Trên đây chỉ là hai trong số rất nhiều sự việc liên quan đến CSGT truy đuổi người vi phạm dẫn đến người vi phạm tử vong.
Nhiều người lầm tưởng rằng cứ lực lượng CSGT là được quyền truy đuổi người vi phạm, nhưng trên thực tế lại khác.
Trả lời PV Báo Gia đình & Xã hội, Luật sư Nguyễn Văn Hải (Hải Phòng) cho biết: “Vấn đề truy đuổi người tham gia giao thông không chấp hành luật đã được Bộ trưởng Bộ Công an chỉ định bỏ từ lâu”.
“Trong Điều lệ ngành công an tuỳ từng trường hợp được phép truy đuổi người vi phạm giao thông khi không chấp hành luật, chứ không phải cứ là CSGT là được phép truy đuổi người dân không chấp hành luật” – Luật sư Hải nói.
Còn theo Luật sư Lê Đức Bính – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội: “Trường hợp CSGT truy đuổi người vi phạm mà khiến cho người tham gia giao thông bị tử vong là vi phạm pháp luật.
Vì theo Điều lệ ngành Công an không cho phép việc CSGT đuổi theo người vi phạm. Nếu người tham gia giao thông không chấp hành thì báo cho chốt chặn tiếp theo để có hướng xử lý không nên đuổi theo để xảy ra tử vong cho người tham gia giao thông”.
Vụ tai nạn ngày 18/11/2014 tại TP. Bắc Ninh do lực lượng công an trật tự truy đuổi khiến cho đôi nam nữ bị đa chấn thương
Căn cứ Điều 20 Thông tư số 66/2012/TT- BCA ngày 30/10/2012 của Bộ Công an quy định về Quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát giao thông đường bộ, đối với trường hợp người lái xe vi phạm không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, bỏ chạy, thì thực hiện như sau:
- Tổ tuần tra, kiểm soát giao thông nhanh chóng ghi nhận các đặc điểm của xe như biểm kiểm soát, màu sơn, nhãn hiệu, loại xe; đặc điểm của người lái xe, sau đó thông báo cho các tổ tuần tra, kiểm soát giao thông liền kề trên tuyến, các lực lượng khác để phối hợp, hỗ trợ ngăn chặn.
- Tổ tuần tra, kiểm soát giao thông liền kề trên tuyến khi nhận được yêu cầu phối hợp, hỗ trợ phải triển khai ngay lực lượng ngăn chặn, dừng phương tiện của người vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông để kiểm soát, xử lý theo quy định của pháp luật.
Còn tại Khoản 1, Điều 3 Bộ luật Hình sự năm 1999 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định, mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng quy định của pháp luật.
Tại Khoản 1, Điều 82 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: “Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc UBND nơi gần nhất ...”.
Hiện trường vụ tai nạn giao thông ngày 24/2 tại xã Đoàn Đào, huyện Phù Cừ (Hưng Yên) khiến anh Duyệt tử vong được cho rằng: nguyên nhân do CSGT huyện này truy đuổi
“Như vậy, căn cứ các quy định về quyền hạn, nhiệm vụ của CSGT vừa trích dẫn ở trên, pháp luật hiện chưa có quy định nào cho phép cảnh sát truy đuổi người vi phạm mà chỉ cho phép cảnh sát, Thanh tra giao thông dừng xe của người điều khiển vi phạm lại một cách an toàn” - chuyên gia pháp lý này khẳng định.
Cũng theo Luật sư Hải cho biết: "CSGT được quyền truy đuổi người vi phạm khi phát hiện ra người điều khiển phương tiện không chấp hành luật giao thông. Khi ra tín hiệu dừng nhưng không chấp hành và trong lúc CSGT đang thực thi nhiệm vụ".
Tuy nhiên lực lượng CSGT chỉ được phép truy đuổi người vi phạm trong trường hợp phải đảm bảo tính mạng người vi phạm. Thì trước khi đi làm, lực lượng CSGT phải có kế hoạch, có phương án cụ thể cho từng tình huống ngăn chặn người vi phạm.
Đặc biệt kế hoạch đó phải lường được trong tình huống nguy hiểm không được phép đuổi nữa. Chứ không phải trường hợp người vi phạm nào cũng truy đuổi rồi dẫn đến tai nạn, khiến cho người vi phạm bị tử vong.
Các Luật sư này còn cho PV biết thêm, trong trường hợp lực lượng CSGT có thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và Luật đi nữa thì vẫn phải bồi thường và bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi gây ra tai nạn đối với người vi phạm. Vì hành vi đuổi theo và gây ra tai nạn là hành vi gián tiếp gây ra tai nạn của người tham gia giao thông.
Đức Tuỳ