[Thảo luận] CSGT có được phép dừng xe để kiểm tra bình chữa cháy ?

crownchip

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-374740
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
1,017
Động cơ
258,070 Mã lực
Nhà em không đồng tình và phản đối TT57 khi chưa nhận được câu trả lời đầy đủ cho những vấn đề sau:

1. Cơ sở khoa học:

1.1. Số liệu về lượng xe ô tô từ 4-9 chỗ ngồi sử dụng an toàn bình chữa cháy mang trên xe khi xảy ra sự cố cháy nổ so với số lượng xe không thể sử dụng bình chữa cháy trang bị trên xe? Số liệu về lượng xe ô tô từ 4-9 chỗ ngồi được chữa cháy thành công bằng bình chữa cháy trên xe so với số lượng xe gặp các loại tai nạn khác nhau do để bình chữa cháy trên xe? Nếu BCA chưa có số liệu để nghiên cứu và đánh giá thì lấy theo số liệu của nước nào? Phương pháp và thời gian thu thập số liệu để phục vụ nghiên cứu, kết quả công trình khoa học được Nhà nước công nhận...?

1.2. Dựa trên phương pháp khoa học nào để xác định xe từ 4-9 chỗ để ngoài trời nắng thường xuyên, nhiệt độ trong xe vượt quá 55 độ C (ngưỡng tối đa để bình chữa cháy được an toàn theo tiêu chuẩn sản xuất) thì bình chữa cháy vẫn đảm bảo an toàn? Theo trả lời của cụ Thắng là rất “ít”, rất “hiếm”, rất “hãn hữu”… bình chữa cháy phát nổ trong xe. Lời giải thích từ đại diện Bộ CA thiếu dẫn chứng khoa học, nói như vậy nhà em hay bất kỳ ai cũng có thể lập luận tương tự rất “ít”, rất “hiếm”, rất “hãn hữu”… tình huống xe nhà bị cháy. Giả sử nếu bị cháy thì cũng rất “ít”, rất “hiếm”, rất “hãn hữu”… sử dụng được bình chữa cháy trên xe (hầu hết sử dụng thiết bị chữa cháy để bên ngoài xe), khỏi cần chứng minh luôn nhé (bắt trước cách trả lời của cụ Thắng)

Có cụ còn khẳng định bình chữa cháy không thể cháy được... :)) bất kỳ thứ gì trên trái đất cũng cháy được khi đủ nhiệt độ. Ở nhiệt độ thực tế chưa đủ để bình cứu hỏa cháy thì khả năng cao là nó sẽ phát nổ như bom - thế là đủ không cần phải cháy đâu ạ

1.3. Những nước sản xuất xe từ 4-9 chỗ ngồi tiến bộ hàng đầu thế giới như Đức, Nhật, Mỹ, Pháp, Anh, Italy (tức là có tên tuổi trên bản đồ sản xuất ô tô thế giới) thì nước nào quy định bắt buộc phải để bình chữa cháy trên xe cá nhân? Hay gần hơn là trong 9 nước còn lại thuộc khối ASEAN hoặc Trung Quốc?

2. Cơ sở pháp lý:

2.1. Bình chữa cháy là thiết bị chuyên dụng, dù loại bình nào thì đều cùng đặc điểm: là thiết bị áp suất cao có vỏ bọc bằng kim loại, các loại hóa chất dùng chữa cháy đều nguy hiểm đến các bộ phận như mắt, hô hấp... Vì vậy đối tượng sử dụng thiết bị chữa cháy bắt buộc phải được đào tạo theo quy định của Luật phòng cháy và chữa cháy:

Khoản 2 Điều 31 (Xây dựng và thực tập phương án chữa cháy): Phương án chữa cháy phải được tổ chức thực tập định kỳ theo phương án được duyệt. Các lực lượng, phương tiện có trong phương án khi được huy động thực tập phải tham gia đầy đủ.

Điểm (c) Khoản 2 Điều 37 (Người chỉ huy chữa cháy): Cháy phương tiện giao thông cơ giới đang lưu thông thì người chỉ huy phương tiện, chủ phương tiện là người chỉ huy chữa cháy; trường hợp không có người chỉ huy phương tiện, chủ phương tiện thì người điều khiển phương tiện là người chỉ huy chữa cháy;

Khoản 3 Điều 38 (Quyền và trách nhiệm của người chỉ huy chữa cháy): Mọi người phải chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy. Người chỉ huy chữa cháy phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Trường hợp người chỉ huy sử dụng thiết bị chữa cháy chưa được qua đào tạo kiến thức cơ bản về hóa học để sử dụng loại hóa chất chữa cháy phù hợp, sử dụng bình chữa cháy không đúng cách gây thêm hỏa hoạn, gây chết người… thì chả lẽ Bộ CA lại vô can? Giống kiểu quy định cho phép lái xe mà không cần qua đào tạo lái xe vậy, ai quy định như vậy khi xảy ra tai nạn lại được vô tội? Vậy thì đối tượng nào đủ tiêu chuẩn được sử dụng bình chữa cháy trên xe?

Điều 53 Luật GTĐB hiện nay không bắt buộc xe cá nhân từ 4-9 chỗ (không kinh doanh chở người) phải có bình chữa cháy, cơ sở pháp lý nào để CSGT được kiểm tra thiết bị chữa cháy khi họ chưa được đào tạo và có chuyên môn như lực lượng CS PCCC?

2.2. Tại khoản 4 Điều 6 của TT57 (Danh mục, định mức trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) quy định: Phương tiện phòng cháy và chữa cháy trang bị đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được bố trí tại nơi dễ thấy, dễ lấy để sử dụng khi chữa cháy nhưng không ảnh hưởng tới thao tác, tầm nhìn của người lái, an toàn của người đi trên xe.

Ai “bố trí” bình chữa cháy? Nói luôn là nhà em không được phép tự tiện độ chế xe để bố trí 1 thiết bị nguy hiểm ạ, việc này chỉ 1 cơ quan duy nhất đủ thẩm quyền cho phép là Bộ GTVT. Thực hiện bố trí chỗ để bình chữa cháy là trách nhiệm thuộc về các hãng sản xuất xe, thiết kế cũng rất khó do kích thước và trọng lượng nhiều loại bình không giống nhau. Khi phương tiện được thiết kế chỗ để thiết bị chuyên dụng có tính chất nguy hiểm đối với tài sản và tính mạng con người phải tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật, phải được Bộ GTVT cho phép quy định tại Khoản 5 Điều 53 Luật GTĐB.

Hiện nay rất nhiều xe 4-9 chỗ để bình chữa cháy ở vị trí cánh cửa xe, vị trí giữa hai ghế trước, gầm ghế lái... đều không đúng mục đích thiết kế của nhà sản xuất xe đâu ạ. Bình thật hoặc bình rởm mà để ở trụ A, B, C,… hốc cánh cửa xe, tức là những nơi đầu tiên dễ bị tác động nhất khi xảy ra va chạm là các vị trí rất nguy hiểm. Những vị trí đó là để vật dụng hành lý thông thường và an toàn như giấy tờ, khăn lau, bình nước, hoặc khoảng hở để điều chỉnh ghế cao thấp, trược lên, xuống, thao tác chân ga, chân phanh... Nếu bình chữa cháy không được gắn cố định an toàn thì khi xe di chuyển sẽ gây ra rung lắc hóa chất bên trong, kết hợp nhiệt độ cao mùa hè nhiệt đới bình rất dễ phát nổ. Xe taxi luôn có lái xe túc trực và đỗ ở chỗ râm mát để chờ khách, xe cá nhân để ngoài trời nắng cả ngày thì ai mà biết trước chuyện gì sẽ xảy ra với mấy cái bình áp suất cao đó?

2.3. Giả sử Bộ GTVT có chấp nhận quy định của Bộ CA để yêu cầu bắt buộc các hãng sản xuất phải bố trí chỗ để bình chữa cháy thì cũng phải điều chỉnh lại các cam kết thương mại đã ký với quốc tế, vì các xe đã đủ tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn thì mình không được tự thay đổi thiết kế khi chưa được phép của nhà sản xuất nước ngoài do liên quan tới các luật về bản quyền, sở hữu trí tuệ và tiêu chuẩn an toàn của họ... Xe bị trục trặc do tự lắp bình chữa cháy sẽ không được hãng bảo hành. Các nước ASEAN còn lại không bắt buộc phải bố trí bình chữa cháy trên xe cá nhân từ 4-9 chỗ, khi xe của nước họ sang làm ăn, du lịch nước ta bị coi là vi phạm PCCC? Tự mình làm khó cho mình khi hội nhập… chả giống ai

2.4. Chưa có hướng dẫn của Bộ GTVT về vị trí gắn thiết bị chữa cháy trên xe thì bình chữa cháy để trên xe 4-9 chỗ vẫn chỉ là hàng hóa rời, không phải hành lý nhé. Theo các tiêu chuẩn kỹ thuật xe ô tô và Luật GTĐB về xe chở người thì chẳng có quy định nào bắt buộc xe chở người phải chở hàng hóa nguy hiểm có nguy cơ phát nổ (trừ loại xe chuyên kinh doanh chở người, chở hàng... thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì vẫn đang bắt buộc phải có bình chữa cháy và được quản lý bởi lực lượng PCCC chuyên nghiệp)

3. Cơ sở thực tiễn:

3.1. Ban hành thông tư thì quá dễ, để quản lý và chịu trách nhiệm về cái TT đó lại quá khó. Câu chuyện quản lý về mũ bảo hiểm là một minh chứng, ban đầu có sáng kiến phạt người đội mũ nếu mua phải mũ bảo hiểm rởm... :)) Chả hiểu mấy cụ quản lý nghĩ gì mà định đá quả bóng trách nhiệm cho dân theo cách có 1 không hai trên thế giới, may mắn là sáng tạo đó chưa được thực hiện.

Chất lượng mũ bảo hiểm tuy là sự thất bại về quản lý, nhưng khi đội cái mũ rởm (giả) không đảm bảo chất lượng thì cũng chỉ có tác hại duy nhất là đội mũ mà như không đội. Còn cái bình chữa cháy rởm thì không có được may mắn như cái mũ BH, có mang bình mà như không mang, bởi vì bình rởm là vũ khí nguy hiểm thực sự khi tự bản thân nó có thể gây ra tai nạn làm thiệt hại tài sản và tính mạng con người.

3.2. Ban đầu nhà em nảy ra ý nghĩ có vũ khí hợp pháp để phòng thân đây rồi, đi đường gặp bọn càn quấy tiện tay bình chữa cháy thì chiến luôn. Đến khi nghĩ ngược lại mới thấy lo nhiều hơn mừng, bọn trộm cướp mà nó chủ động dùng bình trước thì e rằng mình phản ứng không kịp. Chưa kể bọn khủng bố nó nhồi hóa chất độc, chất gây mê, vũ khí sinh học... chất nổ vào bình chữa cháy, hoặc là quả bom vỏ thép thực sự trá hình bình chữa cháy thì sao? Vấn đề khó kiểm soát là khi bình chữa cháy xe nào cũng phải có, được mua bán, sử dụng tràn lan thì hình ảnh phụ nữ, đàn ông cầm bình chữa cháy đi trên phố đâu có gì quá đặc biệt? Đơn giản như chuyện đi họp ở cấp lãnh đạo, có khi phải kiểm tra bình hoặc gom hết bình lại đánh số phát vé gửi vào 1 chỗ như đi xe máy gửi mũ bảo hiểm

Từ nay du côn, xã hội đen dùng bình chữa cháy - vũ khí hợp pháp chiến với nhau thoải mái, hình sự, 141... các kiểu đừng hòng thu bình khi chưa đụng độ nhé.

3.3. Người điều khiển phương tiện dù được đào tạo sử dụng bình chữa cháy vẫn còn các mối nguy hiểm khác. Nhà em từng thấy mấy đứa trẻ trèo lên xe chơi, chúng nó vớ được chai nước uống thi nhau đập xuống rồi cười khanh khách... ai mà cấm chúng nó nghịch như thế được, nếu đó là thứ đồ chơi màu đỏ và vàng hấp dẫn thì nụ cười hồn nghiên kia... em chả dám nghĩ tiếp X_X Ở quê thì mấy cụ choai choai cái gì cũng thích sờ thử, bấm thử, miễn là trong tầm với và dễ lấy, chìa khóa xe nhà em còn mang theo cất trong túi quần được chứ bình chữa cháy dễ sử dụng như rút chốt trái lựu đạn thì cất đi đâu?

3.4. Chính vì nguy hiểm như vậy cơ quan ban hành TT57, Bộ CA phải là đầu mối chính chịu trách nhiệm chất lượng từng cái bình chữa cháy, thực hiện đăng ký quản lý đến từng bình chữa cháy có trên phương tiện, không thể có chuyện mua bán tự do dễ phủi tay như mũ bảo hiểm rởm. Chừng nào các công ty bảo hiểm còn chưa chịu bảo hiểm tai nạn do bình chữa cháy gây ra, chưa có ai chịu trách nhiệm về chất lượng bình, CSGT chưa được đào tạo về bình chữa cháy để hướng dẫn giúp người điều khiển phương tiện nhận biết và trang bị bình thật... thì có nên chở quả bom này trên xe?

4. Hệ lụy:

4.1. Dẫu biết rằng căn bệnh nhầm lẫn giữa mục đích và phương tiện là kinh niên và mãn tính ở đất nước này, ban hành thêm một quy định có lợi ích nhóm, bộ phận, ngành của mình cũng không phải là chuyện lạ. Điều quan ngại là tác hại lâu dài của nó với cả hệ thống bộ máy công quyền, lâu dần và lặp đi lặp lại sẽ tạo ra thói quen về quản lý, một thứ văn hóa vô trách nhiệm với xã hội luôn được bao biện bởi mục đích cao cả.

Trao quyền xử phạt cho một số ngành với quan điểm tư duy như TT57 thì ngành thể dục thể thao cũng sẽ đòi được xử phạt người nào không mang theo giấy chứng nhận bơi lội, ngành văn hóa rồi sẽ đòi xử phạt người nào không mang giấy chứng nhận đã thuộc lòng tư tưởng HCM... vì mục đích tốt đẹp cả đấy chứ. Cứ nghĩ đến xã hội mà bị quản lý theo cách thức đó... rùng mình :-o

4.2. Động cơ và bình xăng là nơi dễ cháy đã được nhà sản xuất tính toán hệ số an toàn đầy đủ, còn các nguyên nhân cháy khác thì nó vô cùng lắm ạ, nhà ở nào cũng có bếp, sao không bắt buộc nhà ở phải có bình chữa cháy? Quần áo cũng có thể cháy nếu rơi tàn thuốc lá, đứng gần nơi có lửa... sao không quy định luôn phải có bình chữa cháy dắt lưng hay đút túi quần nhỉ... cho hoàn hảo luôn cái mục đích vì sự an toàn PCCC của con người?

Sức dân thì có hạn, bao nhiêu việc cần thiết phải làm mà cứ khuấy đục xã hội lên bởi những quy định thiếu suy nghĩ thấu đáo, gây phiền hà sách nhiễu dân như vậy thì bảo sao mãi đất nước vẫn nghèo, lúc nào cũng “đang” phát triển mà không thể dứt bỏ được chữ “đang”. Sức dân rồi sẽ cạn kiệt bởi những cơn mưa quy định như vậy, tiêu thụ hàng chất lượng kém cho nước ngoài, nội xâm là ở đấy chứ đâu, cho nên ngoại xâm đến ngoài biển còn mấy sức làm gì được nó.

5. Quyết định: Sau mấy ngày chở theo quả bom nổ chậm 4kg làm tâm lý của nhà em bất an mỗi khi nghe tiếng nó lăn lông lốc, hơn nữa nó vô cùng vướng vì chiếm không gian có ích, lợi bất cập hại nên nhà em quyết định trục xuất thành viên khó chịu này ra khỏi xe.

Nếu may mắn nhận được cái BB phạt thì nhà em sẽ xin ghi phim ảnh lại đầy đủ để khởi kiện, tài sản hợp pháp và tính mạng nhà em không thể thỏa hiệp được. Nhiều cụ cũng đang mong có BB để kiện nên hơi chán là nhà em có khi phải xếp hàng

Còm này hơi dài, có khi còn dài hơn của nợ TT57 , thông cảm cho nhà em vì hơi bị bức xúc
 

nhatminhfashion

Xe tải
Biển số
OF-377453
Ngày cấp bằng
13/8/15
Số km
254
Động cơ
248,340 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy, Hà Nội
Nếu hợp lý thì chắc chắn các hãng sản xuất ô tô đã thiết kế chỗ để bình chữa cháy. Mà họ đã không thiết kế thì tại sao VN mình cứ chế ra chỗ để bình cứu hỏa đó để làm gì, nếu có cháy thì bình bé xíu đó liệu có chữa đc?
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nhà em không đồng tình và phản đối TT57 khi chưa nhận được câu trả lời đầy đủ cho những vấn đề sau:

1. Cơ sở khoa học:

1.1. Số liệu về lượng xe ô tô từ 4-9 chỗ ngồi sử dụng an toàn bình chữa cháy mang trên xe khi xảy ra sự cố cháy nổ so với số lượng xe không thể sử dụng bình chữa cháy trang bị trên xe? Số liệu về lượng xe ô tô từ 4-9 chỗ ngồi được chữa cháy thành công bằng bình chữa cháy trên xe so với số lượng xe gặp các loại tai nạn khác nhau do để bình chữa cháy trên xe? Nếu BCA chưa có số liệu để nghiên cứu và đánh giá thì lấy theo số liệu của nước nào? Phương pháp và thời gian thu thập số liệu để phục vụ nghiên cứu, kết quả công trình khoa học được Nhà nước công nhận...?

1.2. Dựa trên phương pháp khoa học nào để xác định xe từ 4-9 chỗ để ngoài trời nắng thường xuyên, nhiệt độ trong xe vượt quá 55 độ C (ngưỡng tối đa để bình chữa cháy được an toàn theo tiêu chuẩn sản xuất) thì bình chữa cháy vẫn đảm bảo an toàn? Theo trả lời của cụ Thắng là rất “ít”, rất “hiếm”, rất “hãn hữu”… bình chữa cháy phát nổ trong xe. Lời giải thích từ đại diện Bộ CA thiếu dẫn chứng khoa học, nói như vậy nhà em hay bất kỳ ai cũng có thể lập luận tương tự rất “ít”, rất “hiếm”, rất “hãn hữu”… tình huống xe nhà bị cháy. Giả sử nếu bị cháy thì cũng rất “ít”, rất “hiếm”, rất “hãn hữu”… sử dụng được bình chữa cháy trên xe (hầu hết sử dụng thiết bị chữa cháy để bên ngoài xe), khỏi cần chứng minh luôn nhé (bắt trước cách trả lời của cụ Thắng)

Có cụ còn khẳng định bình chữa cháy không thể cháy được... :)) bất kỳ thứ gì trên trái đất cũng cháy được khi đủ nhiệt độ. Ở nhiệt độ thực tế chưa đủ để bình cứu hỏa cháy thì khả năng cao là nó sẽ phát nổ như bom - thế là đủ không cần phải cháy đâu ạ

1.3. Những nước sản xuất xe từ 4-9 chỗ ngồi tiến bộ hàng đầu thế giới như Đức, Nhật, Mỹ, Pháp, Anh, Italy (tức là có tên tuổi trên bản đồ sản xuất ô tô thế giới) thì nước nào quy định bắt buộc phải để bình chữa cháy trên xe cá nhân? Hay gần hơn là trong 9 nước còn lại thuộc khối ASEAN hoặc Trung Quốc?

2. Cơ sở pháp lý:

2.1. Bình chữa cháy là thiết bị chuyên dụng, dù loại bình nào thì đều cùng đặc điểm: là thiết bị áp suất cao có vỏ bọc bằng kim loại, các loại hóa chất dùng chữa cháy đều nguy hiểm đến các bộ phận như mắt, hô hấp... Vì vậy đối tượng sử dụng thiết bị chữa cháy bắt buộc phải được đào tạo theo quy định của Luật phòng cháy và chữa cháy:

Khoản 2 Điều 31 (Xây dựng và thực tập phương án chữa cháy): Phương án chữa cháy phải được tổ chức thực tập định kỳ theo phương án được duyệt. Các lực lượng, phương tiện có trong phương án khi được huy động thực tập phải tham gia đầy đủ.

Điểm (c) Khoản 2 Điều 37 (Người chỉ huy chữa cháy): Cháy phương tiện giao thông cơ giới đang lưu thông thì người chỉ huy phương tiện, chủ phương tiện là người chỉ huy chữa cháy; trường hợp không có người chỉ huy phương tiện, chủ phương tiện thì người điều khiển phương tiện là người chỉ huy chữa cháy;

Khoản 3 Điều 38 (Quyền và trách nhiệm của người chỉ huy chữa cháy): Mọi người phải chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy. Người chỉ huy chữa cháy phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Trường hợp người chỉ huy sử dụng thiết bị chữa cháy chưa được qua đào tạo kiến thức cơ bản về hóa học để sử dụng loại hóa chất chữa cháy phù hợp, sử dụng bình chữa cháy không đúng cách gây thêm hỏa hoạn, gây chết người… thì chả lẽ Bộ CA lại vô can? Giống kiểu quy định cho phép lái xe mà không cần qua đào tạo lái xe vậy, ai quy định như vậy khi xảy ra tai nạn lại được vô tội? Vậy thì đối tượng nào đủ tiêu chuẩn được sử dụng bình chữa cháy trên xe?

Điều 53 Luật GTĐB hiện nay không bắt buộc xe cá nhân từ 4-9 chỗ (không kinh doanh chở người) phải có bình chữa cháy, cơ sở pháp lý nào để CSGT được kiểm tra thiết bị chữa cháy khi họ chưa được đào tạo và có chuyên môn như lực lượng CS PCCC?

2.2. Tại khoản 4 Điều 6 của TT57 (Danh mục, định mức trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) quy định: Phương tiện phòng cháy và chữa cháy trang bị đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được bố trí tại nơi dễ thấy, dễ lấy để sử dụng khi chữa cháy nhưng không ảnh hưởng tới thao tác, tầm nhìn của người lái, an toàn của người đi trên xe.

Ai “bố trí” bình chữa cháy? Nói luôn là nhà em không được phép tự tiện độ chế xe để bố trí 1 thiết bị nguy hiểm ạ, việc này chỉ 1 cơ quan duy nhất đủ thẩm quyền cho phép là Bộ GTVT. Thực hiện bố trí chỗ để bình chữa cháy là trách nhiệm thuộc về các hãng sản xuất xe, thiết kế cũng rất khó do kích thước và trọng lượng nhiều loại bình không giống nhau. Khi phương tiện được thiết kế chỗ để thiết bị chuyên dụng có tính chất nguy hiểm đối với tài sản và tính mạng con người phải tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật, phải được Bộ GTVT cho phép quy định tại Khoản 5 Điều 53 Luật GTĐB.

Hiện nay rất nhiều xe 4-9 chỗ để bình chữa cháy ở vị trí cánh cửa xe, vị trí giữa hai ghế trước, gầm ghế lái... đều không đúng mục đích thiết kế của nhà sản xuất xe đâu ạ. Bình thật hoặc bình rởm mà để ở trụ A, B, C,… hốc cánh cửa xe, tức là những nơi đầu tiên dễ bị tác động nhất khi xảy ra va chạm là các vị trí rất nguy hiểm. Những vị trí đó là để vật dụng hành lý thông thường và an toàn như giấy tờ, khăn lau, bình nước, hoặc khoảng hở để điều chỉnh ghế cao thấp, trược lên, xuống, thao tác chân ga, chân phanh... Nếu bình chữa cháy không được gắn cố định an toàn thì khi xe di chuyển sẽ gây ra rung lắc hóa chất bên trong, kết hợp nhiệt độ cao mùa hè nhiệt đới bình rất dễ phát nổ. Xe taxi luôn có lái xe túc trực và đỗ ở chỗ râm mát để chờ khách, xe cá nhân để ngoài trời nắng cả ngày thì ai mà biết trước chuyện gì sẽ xảy ra với mấy cái bình áp suất cao đó?

2.3. Giả sử Bộ GTVT có chấp nhận quy định của Bộ CA để yêu cầu bắt buộc các hãng sản xuất phải bố trí chỗ để bình chữa cháy thì cũng phải điều chỉnh lại các cam kết thương mại đã ký với quốc tế, vì các xe đã đủ tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn thì mình không được tự thay đổi thiết kế khi chưa được phép của nhà sản xuất nước ngoài do liên quan tới các luật về bản quyền, sở hữu trí tuệ và tiêu chuẩn an toàn của họ... Xe bị trục trặc do tự lắp bình chữa cháy sẽ không được hãng bảo hành. Các nước ASEAN còn lại không bắt buộc phải bố trí bình chữa cháy trên xe cá nhân từ 4-9 chỗ, khi xe của nước họ sang làm ăn, du lịch nước ta bị coi là vi phạm PCCC? Tự mình làm khó cho mình khi hội nhập… chả giống ai

2.4. Chưa có hướng dẫn của Bộ GTVT về vị trí gắn thiết bị chữa cháy trên xe thì bình chữa cháy để trên xe 4-9 chỗ vẫn chỉ là hàng hóa rời, không phải hành lý nhé. Theo các tiêu chuẩn kỹ thuật xe ô tô và Luật GTĐB về xe chở người thì chẳng có quy định nào bắt buộc xe chở người phải chở hàng hóa nguy hiểm có nguy cơ phát nổ (trừ loại xe chuyên kinh doanh chở người, chở hàng... thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì vẫn đang bắt buộc phải có bình chữa cháy và được quản lý bởi lực lượng PCCC chuyên nghiệp)

3. Cơ sở thực tiễn:

3.1. Ban hành thông tư thì quá dễ, để quản lý và chịu trách nhiệm về cái TT đó lại quá khó. Câu chuyện quản lý về mũ bảo hiểm là một minh chứng, ban đầu có sáng kiến phạt người đội mũ nếu mua phải mũ bảo hiểm rởm... :)) Chả hiểu mấy cụ quản lý nghĩ gì mà định đá quả bóng trách nhiệm cho dân theo cách có 1 không hai trên thế giới, may mắn là sáng tạo đó chưa được thực hiện.

Chất lượng mũ bảo hiểm tuy là sự thất bại về quản lý, nhưng khi đội cái mũ rởm (giả) không đảm bảo chất lượng thì cũng chỉ có tác hại duy nhất là đội mũ mà như không đội. Còn cái bình chữa cháy rởm thì không có được may mắn như cái mũ BH, có mang bình mà như không mang, bởi vì bình rởm là vũ khí nguy hiểm thực sự khi tự bản thân nó có thể gây ra tai nạn làm thiệt hại tài sản và tính mạng con người.

3.2. Ban đầu nhà em nảy ra ý nghĩ có vũ khí hợp pháp để phòng thân đây rồi, đi đường gặp bọn càn quấy tiện tay bình chữa cháy thì chiến luôn. Đến khi nghĩ ngược lại mới thấy lo nhiều hơn mừng, bọn trộm cướp mà nó chủ động dùng bình trước thì e rằng mình phản ứng không kịp. Chưa kể bọn khủng bố nó nhồi hóa chất độc, chất gây mê, vũ khí sinh học... chất nổ vào bình chữa cháy, hoặc là quả bom vỏ thép thực sự trá hình bình chữa cháy thì sao? Vấn đề khó kiểm soát là khi bình chữa cháy xe nào cũng phải có, được mua bán, sử dụng tràn lan thì hình ảnh phụ nữ, đàn ông cầm bình chữa cháy đi trên phố đâu có gì quá đặc biệt? Đơn giản như chuyện đi họp ở cấp lãnh đạo, có khi phải kiểm tra bình hoặc gom hết bình lại đánh số phát vé gửi vào 1 chỗ như đi xe máy gửi mũ bảo hiểm

Từ nay du côn, xã hội đen dùng bình chữa cháy - vũ khí hợp pháp chiến với nhau thoải mái, hình sự, 141... các kiểu đừng hòng thu bình khi chưa đụng độ nhé.

3.3. Người điều khiển phương tiện dù được đào tạo sử dụng bình chữa cháy vẫn còn các mối nguy hiểm khác. Nhà em từng thấy mấy đứa trẻ trèo lên xe chơi, chúng nó vớ được chai nước uống thi nhau đập xuống rồi cười khanh khách... ai mà cấm chúng nó nghịch như thế được, nếu đó là thứ đồ chơi màu đỏ và vàng hấp dẫn thì nụ cười hồn nghiên kia... em chả dám nghĩ tiếp X_X Ở quê thì mấy cụ choai choai cái gì cũng thích sờ thử, bấm thử, miễn là trong tầm với và dễ lấy, chìa khóa xe nhà em còn mang theo cất trong túi quần được chứ bình chữa cháy dễ sử dụng như rút chốt trái lựu đạn thì cất đi đâu?

3.4. Chính vì nguy hiểm như vậy cơ quan ban hành TT57, Bộ CA phải là đầu mối chính chịu trách nhiệm chất lượng từng cái bình chữa cháy, thực hiện đăng ký quản lý đến từng bình chữa cháy có trên phương tiện, không thể có chuyện mua bán tự do dễ phủi tay như mũ bảo hiểm rởm. Chừng nào các công ty bảo hiểm còn chưa chịu bảo hiểm tai nạn do bình chữa cháy gây ra, chưa có ai chịu trách nhiệm về chất lượng bình, CSGT chưa được đào tạo về bình chữa cháy để hướng dẫn giúp người điều khiển phương tiện nhận biết và trang bị bình thật... thì có nên chở quả bom này trên xe?

4. Hệ lụy:

4.1. Dẫu biết rằng căn bệnh nhầm lẫn giữa mục đích và phương tiện là kinh niên và mãn tính ở đất nước này, ban hành thêm một quy định có lợi ích nhóm, bộ phận, ngành của mình cũng không phải là chuyện lạ. Điều quan ngại là tác hại lâu dài của nó với cả hệ thống bộ máy công quyền, lâu dần và lặp đi lặp lại sẽ tạo ra thói quen về quản lý, một thứ văn hóa vô trách nhiệm với xã hội luôn được bao biện bởi mục đích cao cả.

Trao quyền xử phạt cho một số ngành với quan điểm tư duy như TT57 thì ngành thể dục thể thao cũng sẽ đòi được xử phạt người nào không mang theo giấy chứng nhận bơi lội, ngành văn hóa rồi sẽ đòi xử phạt người nào không mang giấy chứng nhận đã thuộc lòng tư tưởng HCM... vì mục đích tốt đẹp cả đấy chứ. Cứ nghĩ đến xã hội mà bị quản lý theo cách thức đó... rùng mình :-o

4.2. Động cơ và bình xăng là nơi dễ cháy đã được nhà sản xuất tính toán hệ số an toàn đầy đủ, còn các nguyên nhân cháy khác thì nó vô cùng lắm ạ, nhà ở nào cũng có bếp, sao không bắt buộc nhà ở phải có bình chữa cháy? Quần áo cũng có thể cháy nếu rơi tàn thuốc lá, đứng gần nơi có lửa... sao không quy định luôn phải có bình chữa cháy dắt lưng hay đút túi quần nhỉ... cho hoàn hảo luôn cái mục đích vì sự an toàn PCCC của con người?

Sức dân thì có hạn, bao nhiêu việc cần thiết phải làm mà cứ khuấy đục xã hội lên bởi những quy định thiếu suy nghĩ thấu đáo, gây phiền hà sách nhiễu dân như vậy thì bảo sao mãi đất nước vẫn nghèo, lúc nào cũng “đang” phát triển mà không thể dứt bỏ được chữ “đang”. Sức dân rồi sẽ cạn kiệt bởi những cơn mưa quy định như vậy, tiêu thụ hàng chất lượng kém cho nước ngoài, nội xâm là ở đấy chứ đâu, cho nên ngoại xâm đến ngoài biển còn mấy sức làm gì được nó.

5. Quyết định: Sau mấy ngày chở theo quả bom nổ chậm 4kg làm tâm lý của nhà em bất an mỗi khi nghe tiếng nó lăn lông lốc, hơn nữa nó vô cùng vướng vì chiếm không gian có ích, lợi bất cập hại nên nhà em quyết định trục xuất thành viên khó chịu này ra khỏi xe.

Nếu may mắn nhận được cái BB phạt thì nhà em sẽ xin ghi phim ảnh lại đầy đủ để khởi kiện, tài sản hợp pháp và tính mạng nhà em không thể thỏa hiệp được. Nhiều cụ cũng đang mong có BB để kiện nên hơi chán là nhà em có khi phải xếp hàng

Còm này hơi dài, có khi còn dài hơn của nợ TT57 , thông cảm cho nhà em vì hơi bị bức xúc
Đúng là cụ còm dài, dưng mà nhiều thông tin (mặc dù hơi muộn).
Ít ra là em học được bài: sắm cái bình 4kg, để trong cốp. Cần thì là vũ khí đắc lực. Nếu không cầm phang được thì cũng xịt bọt vào mặt thằng nào không biết điều cho tắt luôn :)).
 

crownchip

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-374740
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
1,017
Động cơ
258,070 Mã lực
Bình 4kg là bột khô, loại này chiến mạnh hơn cụ ơi :))

Hôm qua em đọc thấy có cụ đề xuất thay bình bằng tủ thuốc cho an toàn, lại thêm việc cho thanh tra y tế, cứ thế này thì bên thể dục thể thao quy định phải mang phao cứu sinh, bình thở ô xi, bên văn hóa là sách vở, bên môi trường là bồn cầu di động... ^:)^

Ngày xưa tiền sinh chúc các chú PCCC năm mới thất nghiệp, nay hậu sinh thêm việc cho các chú ra đứng đường hành dân (:|
 

FOMECO

Xe máy
Biển số
OF-400670
Ngày cấp bằng
11/1/16
Số km
99
Động cơ
231,590 Mã lực
Tuổi
50
99% là không ... 1 % là làm theo chuyên đề @@
 

blackpaint

Xe container
Biển số
OF-28472
Ngày cấp bằng
6/2/09
Số km
6,580
Động cơ
361,772 Mã lực
Ngay ngày thứ 2 thông tư về bình chữa cháy có hiệu lực --> em bị dừng xe vô cớ ở trạm thu phí đầu đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai --> XXX không thông báo lỗi gì mà chỉ đòi xem bình cứu hỏa --> dọa lập biên bản 500K --> đành phải cúng 3 tờ 50K
Cụ bị xxx lừa tình rồi, ko có chuyện dừng xe để kiểm tra những cái đại loại như phải có như giấy tờ, bình ... chỉ trừ trường hợp kiểm tra theo chuyên đề. Ví dụ nếu dừng xe mà vẫn có bình cứu hỏa thì sao ạ? Chả nhẽ dân lại vả vào mặt xxx bảo dừng xe mất tg của ông chủ
 

okient

Xe tải
Biển số
OF-53783
Ngày cấp bằng
28/12/09
Số km
281
Động cơ
453,910 Mã lực
Nếu có kế hoạch kiểm tra theo chuyên đề này hoặc kể cả chuyên đề khác ví như kiểm tra nồng độ cồn cụ bị dính nồng độ thì xxx vẫn được kiểm tra tất cả cụ ạ.
Em cứ giả sử kiểm tra theo chuyên đề: kiểm tra thiết bị chữa cháy trên xe (hoặc đại loại thế) thì sẽ như thế nào hả cụ? CSGT căn cứ vào đâu để kiểm tra thiết bị chữa cháy ạ? có CS PCCC kiểm tra cùng không ah?

Nếu không có chuyên đề thì có được phép vẫy ko hả cụ ? :D
 

buicongchuc

Xe ba gác
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
23,541
Động cơ
627,034 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
"Về thắc mắc của người dân liên quan đến bình cứu hỏa để trên ôtô trong điều kiện khí hậu nóng, ẩm như Việt Nam rất có thể gây ra cháy nổ, thiếu tướng Mạnh cho rằng bình chữa cháy thì không thể cháy được. Tuy nhiên có thể có trường hợp nổ do áp suất trong bình tăng quá cao hoặc do van của bình bị hỏng, không còn khả năng điều áp."

Em thà chịu phạt còn hơn mạo hiểm với quả bom nổ chậm trên xe.
 

Mercedes_Benz

Xe điện
Biển số
OF-14174
Ngày cấp bằng
21/3/08
Số km
2,797
Động cơ
541,859 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nay xem có clip cảnh sát Hải Dương chặn xe định hoạnh bình chữa cháy, gặp chủ xe cứng bảo lập biên bản luôn ghi là không có bình chữa cháy.Thế là mấy chú lủi dần không dám phạt
 

okient

Xe tải
Biển số
OF-53783
Ngày cấp bằng
28/12/09
Số km
281
Động cơ
453,910 Mã lực
Nay xem có clip cảnh sát Hải Dương chặn xe định hoạnh bình chữa cháy, gặp chủ xe cứng bảo lập biên bản luôn ghi là không có bình chữa cháy.Thế là mấy chú lủi dần không dám phạt
Mấy bữa nay ầm ĩ quá nên mới ngưng tay thăm dò xem phản ứng dân tình xem thế nào. Chứ mấy hôm đầu cũng khối xe bị vẫy vô cớ rồi cụ nhỉ :D
 

podr everet

Xe buýt
Biển số
OF-331981
Ngày cấp bằng
20/8/14
Số km
854
Động cơ
290,104 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ngay ngày thứ 2 thông tư về bình chữa cháy có hiệu lực --> em bị dừng xe vô cớ ở trạm thu phí đầu đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai --> XXX không thông báo lỗi gì mà chỉ đòi xem bình cứu hỏa --> dọa lập biên bản 500K --> đành phải cúng 3 tờ 50K
Em đang mong xxx vợt hỏi em về bình CC đây mà ko gặp!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top