- Biển số
- OF-2985
- Ngày cấp bằng
- 5/1/07
- Số km
- 4,748
- Động cơ
- 630,619 Mã lực
- Nơi ở
- Cầu Sì goòng
- Website
- www.facebook.com
Không thể dùng biển chỉ dẫn, là loại biển không được luật quy định có hiệu lực bắt buộc thi hành, để làm căn cứ phấti xe, kụ à.cụ sgb ơi, nghị định 171, ngay cái khoản 1 nó ghi là
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường,
trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm h, Điểm i, Điểm k Khoản 2;
Điểm a, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm l Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d,
Điểm đ, Điểm i, Điểm k Khoản 4; Điểm a, Điểm c, Điểm d Khoản 5; Điểm a
Khoản 6; Điểm a Khoản 7 Điều này;
Cái phần cháu bôi đậm, thì có đồng nghĩa với việc vẫn phạt bằng biển chỉ dẫn được ko?
Tuy nhiên, phát hiện của kụ khá lí thú. Nó cho thấy sự cẩu thả của người soạn ra Thông tư 171, viết câu chữ không rõ nghĩa dẫn đến hiểu sai quy định trong luật cao hơn thông tư 171.
- thứ nhất, hành vi "không chấp hành chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường" không đồng nghĩa với hành vi "không chấp hành biển chỉ dẫn". Lý do, ngoài biển chỉ dẫn là loại biển không có hiệu lực buộc thi hành ra, các loại biển báo hiệu và vạch kẻ đường khác cũng có hàm chứa các hiệu lệnh, chỉ dẫn, có hiệu lực buộc lái xe phải tuân thủ, nếu không chấp hành theo là phạm lỗi.
- thứ 2, nếu bẻ theo đúng câu chữ kụ nêu trên, chỉ khi "Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường" thì mới bị phạt, còn khi "không chắp hành lệnh cấm, báo hiệu nguy hiểm của biển báo, vạch kẻ đường" thì sẽ không bị phạt chăng?
- thứ 3, Xét về cấp hiệu lực thì Quy chuẩn Quốc gia có cấp độ hiệu lực pháp luật cao hơn Nghị định, Thông tư. Trường hợp có mâu thuẫn giữa các điều luật thì điều luật của văn bản có cấp hiệu lực cao hơn sẽ phủ nhận điều luật của văn bản có cấp hệu lực thấp hơn.