Công suất chịu đựng của loa

Lollipop2018

Xe tải
Biển số
OF-479228
Ngày cấp bằng
26/12/16
Số km
263
Động cơ
199,107 Mã lực
Tuổi
35
Xin chào các cụ,em vừa thấy có cụ có đăng bài chọn amply phù hợp với loa,nên em xin mạo muội copy 1 bài từ nguồn tin đã bị mất gốc.
Các cụ lưu ý là nếu có đọc thì hãy đọc từ từ,em khẳng định luôn là sau khi đọc bài này các cụ sẽ có cái nhìn khác về loa và amply,trước đây em cũng luôn bảo thủ rằng,amply bắt buộc phải gấp đôi công suất của loa thì nghe mới hay.
Em xin được nhắc lại lần nữa,công suất ghi trên các thiết bị là công suất chịu đựng tối đa của thiết bị,chứ không phải nghe nhạc cứ max công suất là hay đâu,vì chẳng mấy ai nghe nhạc mà mở max âm thanh lâu được...
Và bài này chỉ là tham khảo theo ý kiến của từng cá nhân,cũng như âm nhạc,mỗi người cảm nhận cái hay của âm thanh ở mức độ khác nhau.


Công suất chịu đựng:
Hôm rồi có 1 đứa em họ ghé em xin 1 cặp loa cũ để phát nhạc ra ngoài đường bán hàng Tết ( phong trào
này ở Sài Gòn đang thịnh lắm). Âm thanh ồn ào thải ra đường các Bác nghĩ nó là gì? Em đưa cho nó 1
cặp loa 2 tấc dỏm. Nó cứ hỏi loa đó bao nhiêu Watt. và nó hỏi rất nhiều lần. Loa này tuy củi nhưng dùng
để nghe nhạc trong nhà thôi, đem ra ngoài đường mở nhỏ thôi không banh Loa. Nếu thích ồn ào hơn thì
mua 1 cái loa sân khấu về, chứ đừng hỏi công suất bao nhiêu làm gì. Đó là em của em, em thông cảm
chứ các Bác nghĩ coi nếu đặt mình ở vị trí là 1 cái Loa đó là 1 sự xúc phạm nặng nề. Chẳng khác gì * Anh
(loa) chịu được bao nhiêu cú đấm (Watt) ?* . Từ khi ampli Bán Dẫn ra đời với kỹ thuật ra đòn điêu luyện
và cực mạnh kết hợp với các nhạc cụ điện tử ( cái này tội lớn hơn). Loa đã trở nên mạnh mẽ lì đòn hơn,
và cũng mất đi vẻ thanh lịch nhẹ nhàng vốn có. Loa là 1 thiết bị thụ động và nó chỉ có 1 công suất là công
suất chịu đựng, hoàn toàn không liên quan gì tới công suất Ampli. Tại sao trên thùng loa lại ghi con số
này như là công suất phát ra của 1 ampli để gây cho mọi người sự hiểu lầm như vậy.?
Để biết 1 loa có công suất phát ra âm thanh to như thế nào, ta cần phải xem thông số Mức Áp Âm Cực
Đại SPLmax/1 mét. Thông số này thường chỉ cung cấp cho dòng loa chuyên nghiệp, loa sân khấu. Giả dụ
như họ cần 1 buổi trình diễn cho rạp hát 500m vuông, chương trình là nhạc Rock mức áp âm đủ để gật
gù là 130dB, với các yêu cầu đó họ sẽ biết bao nhiêu cặp loa là đủ.
Để cho an toàn họ dùng nhiều loa và phát dưới cực đại khoảng phân nữa cho an toàn. Đó là chuyên
nghiệp có nhu cầu có dữ kiện có công thức.
Một cặp loa nghe nhạc cho gia đình thì hoàn tòan thiếu các dữ kiện đó, không biết phòng bạn bao nhiêu
mét, nghe loại nhạc gì thường nghe với mức nào, lúc hứng lên thì ra sao.
Nói dài dòng chẳng qua ít ai thấy có cảm giác giữa 2 con số 120dBmax và 123dBmax trừ dân chuyên
nghiệp thôi. Khi thấy con số 50watt và 100watt cảm giác của chúng ta rất là ấm lòng, rất là dễ bán…
Như đã nói ở phần trên công suất loa là công suất chịu đựng được, không phải là công suất phát ra, vì
loa có hiệu suất rất kém các nhà sản xuất không thể bán ra 1 cặp loa và nói nó hiệu suất phát âm là
1,2watt , 1,5 watt nghe chán lắm.
Để hiểu rỏ hơn về công suất chịu đựng chúng ta làm 1 thí nghiệm tưởng tượng sau..
Lấy 1 cặp loa 2 tấc, trở kháng 8ohm. Sau khi tính toán như 1 Diy thứ thiệt ta có 1 thể tích thùng là 45 lít,
với thể tích này ta có 1 đáp ứng phẳng từ 45Hz ,kết hợp với 1 cái loa bổng ta có 1 hệ thống loa ưng ý,
nghe khá hài lòng. Bây giờ xách đi đo coi nó chịu đựng được bao nhiêu Watt, dùng tín hiệu Pinknoise đo
thấy loa mình yếu xìu tới 50 Watt là muốn banh rồi. Nghe nhạc thì quá hay đem hát Karaoke thì không
đã.
Cũng với cái loa đó bây giờ ta đóng theo thiết kế Boom Box ( nghe tên là muốn bệnh), thiết kế này cho
công suất chịu đựng là tối đa. Sau khi tính toán ta đi đóng 1 cái thùng 20 lít, tính toán cho thấy nó suy
giảm nhanh ở 70Hz. Đem đi đo công suất thấy tới 100W vẫn ngon, nghe nhạc thì không khoái, hát hò thì
các bạn nhậu vui sướng rất nhiều.
Tuy vậy để cho an toàn khi xỉn quá hứng chí làm bài * 5 anh em trên 1 chiếc xe tăng*, ta gắn vào đó 1
con điện trở nhiệt để quá công suất thì nó tăng điện trở lên vô cùng bảo vệ loa, cách này nghe có vẻ hay
nhưng hiệu quả thực tế thì rất kém (đôi khi nó tắt lịm làm cụt hứng) và vẫn banh loa như thường. Còn 1
cách nữa là gắn vào đó 1 cái bóng đèn, tính toán sao cho tới ngưỡng chịu đựng có bao nhiêu công suất
dư ra nó phát sáng cái bóng đèn này, cho dù bạn có vặn Volume mãi âm thanh cũng sẽ không tăng bao
nhiêu. Thay vì phát ra âm thanh ,loa bạn lại phát thêm ánh sáng ( bạn có cần không?).
Bây giờ cũng cái thùng loa đó, bạn tháo loa Bass ra đem đi đo thấy tới 120Watt loa Treble mới bốc khói.
Ái chà! Cái này mới hay à nha.. Các bạn có để ý trong 1 dòng sản phẩm nào đó các hãng đều chung 1 loa
Treble, cho dù các loa bự khủng khiếp! Vậy công suất chịu đựng của nó cũng chỉ tới 120Watt là hết. Thật
ra các loa to hơn sẽ phát âm trầm đầy đủ hơn chứ không kêu to hơn được. Muốn kêu to hơn các Bác
phải dùng loa sân khấu thôi, khuyết điểm là nó chỉ mở to nghe mới hay.
Tiêu chuẩn hifi đòi hỏi loa phải có đáp ứng tần số 50Hz – 15Khz, còn mức áp âm là 115dB trong phòng
nghe thông thường , mức cỡ này các Bác xem phim Boom nổ to như thật vậy! Lấy 1 cái loa có độ nhạy
thấp 87 dB/1W/1M ta tính được công suất ampli cần dùng tối đa là bao nhiêu. Theo công thức này ta
tính được loa 87dB nghe như Boom cần: 512Watt; loa 90dB -256 Watt; loa 93 dB - 128W; loa 96dB - 64
Watt..
87- 1, 90- 2, 93- 4,96- 8,99 -16, 102- 32,105- 64, 108 -128, 111- 256,114 -512W
Đọc tới đây các Bác có Ampli khủng long ở nhà chắc phải vui sướng lắm!!! Các Bác có Ampli đèn thật tội
nghiệp không nghe được Boom nổ rồi., đùa chút Ampli đèn Boom nổ ngọt lắm. hihi
Sự thật không phải vậy đâu! Độ nhạy trên được đo trong phòng câm (anechoic).
Dải tần số đáp ứng cũng vậy chứ không biết đường nào mà lần.
Riêng mức áp âm thì chuẩn HiFi lại kêu tại phòng nghe gia đình. Cứ 1 mặt phẳng các Bác cộng thêm 6dB,
nếu Bác để tại góc nhà thì nó cộng tới 18dB, đây là điều kiện các mặt phản xạ 100% . Trung bình chúng
ta được lợi khoảng 12dB. Mặc dù các bề mặt phản xạ này chỉ có tác dụng với tần số từ 1Khz trở lại,
nhưng khi so với độ nhạy với tai người ( đường cong phonic) thì tương đối phù hợp khi âm thanh được
mở to.
Phần lớn các Bác nghe nhạc trong phòng, nên em thử tính toán lại xem sao. Chứ như công thức kia các
Bác phải treo loa lên 15 thước giữa trời rồi đập cánh bay lên đó nghe. Nhưng em nói trước nha nghe rất
dỡ đó.
Theo kiểu này ta tính được loa 87dB nghe như Boom cần 32Watt, loa 90dB cần 16 Watt, loa 93 dB 8W,
loa 96dB cần 4Watt..
Công thức này có thể không chính xác, rất cần được các Bác chứng minh thêm. Nhưng bản thân em
được nghe những bộ dàn chỉ vài Watt và hầu như cảm thấy rất hài lòng. Hi vọng là nó đúng, em theo
chủ nghĩa tiết kiệm các Bác có ampli mạnh đừng giận em nhé, ý em rất trong sáng mà.. Em vẫn chưa tìm
ra công thức tính công suất ampli tối thiểu cho 1 cặp loa, em đang nghiên cứu. Nếu có hi vọng sẽ giúp
được các Bác nhiều. Tạm thời dùng cái trên cho rẻ tiền nha.
- Vậy công suất chịu đựng của loa đối với những người yêu nhạc nó có giá trị gì?
A : phải mua ampli có công suất gấp đôi loa nghe mới hay???
Mặc dù các tạp chí nói rất nhiều về vấn đề này, em lại không tìm thấy bằng chứng nào cả, tìm mãi mới
thấy JBL khuyến cáo ( nhưng trong phần âm thanh chuyên nghiệp) nên sử dụng ampli phân nữa công
suất của loa cho an toàn. JBL nói chắc không sai đâu, công suất loa là công chịu đựng dùng như vậy cho
an toàn là đúng rồi.
Dân chuyên nghiệp họ ác lắm, bán cho họ cái ampli 10.000Watt thì họ dùng tới 9000Watt rồi không mua
dư đâu. Và họ mua hệ thống loa có công suất chịu đựng cỡ 20.000Watt. Cái tên công suất chịu đựng đã
nói lên ý đó các Bác ạ..
B : phải dùng Ampli có công suất ít nhất bằng công sức chịu đựng của loa thì mới khai thác được hết
????
Loa chứ có phải là cái bóng đèn đâu lúc nào cũng mở sáng chưng? Chẳng lẽ mua Ampli về rồi cứ mở hết
ga hoài! Bản thân em cũng rất thích nghe nhạc Rock đôi khi cũng khoái nghe lớn nhưng chỉ tới Ampli chỉ
nút Volume tới 12h thôi, 1 năm em nghe kiểu đó không quá 5 lần. Phần lớn chúng ta nghe rất nhỏ, phần
vì chủ yếu là nghe ban đêm, với các thể loại nhẹ nhàng. Mức đó không tới 1Watt đâu các Bác ạ.
Các Bác nên mua loa và Ampli nghe hay ở mức âm lượng mình hay nghe nhất, đừng quan tâm chi tới
mấy con số làm gì. Cũng không nên thử mở lớn để xem loa hay Ampli hoạt động có chuẩn có bể tiếng
không như 1 chuyên gia. Làm như vậy đôi khi chúng loại ra ngoài những sản phẩm rất tốt, rất tôn trọng
nhưng người yêu nhạc như chúng ta.
C: Nhưng có những cái loa đòi hỏi phải Ampli mạnh quýnh mới ra?
Nếu có chuyện đó xảy ra thì lổi 99% nằm ở loa. Hầu hết các Ampli hoàn thành rất tốt nhiệm vụ của mình,
ngay cả những cái Ampli thập cổ lai hy. Phần vì nhiệm vụ tương đối đơn giản và nhẹ nhàng hơn loa. Em
luôn ủng hộ các Bác Diy Ampli khả năng thành công rất cao.
Nếu 1 cái loa được cho là khó đánh, theo định nghĩa của em là mở lớn nghe mới hay, mở nhỏ nghe
không thoát ( không biết có đúng ý các Bác không?).
Dời loa đó ra căn phòng lớn hơn, vị trí ngồi xa hơn. Bác sẽ thấy ngạc nhiên về âm thanh của nó. Mẹo thôi
ngồi xa các Bác phải mở to hơn.
Chuyển giao tài sản cho 1 Bác trẻ tuổi hơn, khi tuổi tác cao tai chúng ta thay đổi nhiều lắm. Phần tâm lý,
sức khỏe loại nhạc cũng trở nên nhẹ nhàng dần. Ở đây em không có ý chê bai các Bác trẻ tuổi đâu nhé.
Đây là khoa học rõ ràng. Người ta làm ra loa cũng dựa vào các nghiên cứu này và các Bác trẻ tuổi nghe sẽ
thấy hay. Và họ làm hay nhất ở mức âm lượng đó. Chứ không nên nghe theo các Bác già yếu làm gì ( nói
kiểu gì cũng đụng chạm các Bác đừng giận nha). Mua loa toàn dải, Tannoy, loa cổ xong nghe mấy bữa rồi
chán bán đi rẻ mạt làm lũng đoạn thị trường. Các Bác ấy yếu người nghe Bass sợ lắm chứ không trình độ
gì đâu.hihi..Nên học ở các Bác ấy nhiều thứ khác lắm, nhưng âm thanh thì quên đi, sau này già rồi lấy ra
đọc bí kíp cũng chưa muộn mà.
Tuy vậy nếu em làm kinh doanh bán thiết bị nghe nhìn thì các Bác sẽ chết với em.
Bác tới mua Loa của em , coi quảng cáo đâu đó thấy nó ca dữ quá, bay vô mua không thèm nghe. Mua 1
cặp loa cổ em bán 1000USD. Đem về nghe tháng sau đem lại nói nghe không hợp. Em bốp chát liền *
không hợp sao mua?* dĩ nhiên em nằm kèo trên mà nên Bác ấy phân bua * tại không nghe kĩ* Em ra giá
liền * Trên 18 tuổi rồi, đừng tại bị nữa 500USD* Dĩ nhiên là rống lên, phải ác vậy mới được chứ không lại
thay loa như thay áo, lui tới hoài sao em làm ăn? Loa chứ có phải cái cày cái cuốc đâu, mua về để hưởng
thụ cho riêng mình, thì nghe mình chứ nghe người ta làm cái gì, chúng ta khác nhau nhiều lắm..
Nói đến đây chắc nhiều Bác ghét em lắm. Em chia sẽ thôi, cái nào không vừa lòng các Bác gạn lọc ra để
tìm những thông tin bổ ích các Bác nhé.
Các Bác lại hỏi ngày nay công nghệ càng lúc càng cao, keo tốt hơn, mạng nhện, mạch từ tối ưu hơn nhờ
các chương trình vi tính cực mạnh.
Đúng! Các động cơ của Loa ngày nay chịu đựng công suất rất lớn mà không hư hỏng, chỉ riêng Màng loa
thì không như vậy.
Cho dù chúng ta có nghiên cứu và càng lúc càng thêm hiểu sâu về Màng loa, bằng các thiết bị lazer tối
tân ( các Bác muốn nghiên cứu thêm về màng loa hãy vào trang web Klippel coi cách thức hoạt động của
màng loa). Cái ta làm được lại rất ít..
Lại phải tưởng tượng các Bác ạ. Lúc này đã có 1 động cơ cực mạnh và bền. Bây giờ ta phải làm 1 cái
Màng thật cứng chắc, Ok lấy một tấm thép 5 li đem đi gắn vào, mở lên nghe muốn trốn luôn nó gần như
chỉ phát ở 1 nốt duy nhất, âm nhạc thì cà khục, nhưng lâu lâu có tiếng Bass mạnh nó lại Bum 1 cái hết
hồn. Dỡ sách ra coi mới thấy loa không phải là 1 cái piston, ngoài di chuyển quanh trục, bản thân Màng
loa phải rung động ở nhiều tần số khác nữa, từ trong ra ngoài chổ nào cũng phải rung phải kêu cả. Nếu
muốn tấm thép 5li này rung cần phải đưa vào đó cở 1 tỉ Watt. Thôi ta đem đi cán mỏng nó lại đã, lúc này
đem nghe giọng ca nào cũng lạnh lùng cả, nghe ghi ta thì chỉ nghe được ba dây dưới mà phải dây sắt thì
rất phê rất thật. Tiếng trống thì như cái thùng thiếc ( rất buồn vì ít có ban nhạc nào dùng nhạc cụ này,
nếu có thì loa mình là đỉnh rồi). Mở lớn thêm chút thì nghe quá chói, chuyên gia gọi là sự vỡ màng loa.
Ngày xưa các kỹ sư loa rất khiêm tốn khi sản xuất ra 1 cái màng nào đó họ chỉ dám nói nó có âm thanh
tốt. Vì họ luôn đau khổ và luôn nhìn thấy các nhược điểm trên loại Màng loa do chính họ thiết kế, chứ
nếu nói về chất liệu thì thời thế chiến thứ 2 cũng đã có đầy đủ rồi, chứ không cần tới ngày hôm nay mới
phát minh ra.
Lý thuyết về màng loa thật phức tạp và nhiều, Nó phải khi cứng khi mềm ( là không thể), khi đưa tín hiệu
gốc và nó phải rung đúng như vậy sau đó nó phải tự triệt tiêu ngay, nghĩa là vật liệu có tính thẩm thấu
âm cao.
Nhiều Bác quan tâm đến chất liệu màng loa sẽ cho âm thanh khác nhau như thế nào, cái này rất dễ phân
biệt các Bác ạ. Màng khác nhau sẽ cho ra âm thanh khác nhau, và sẽ không bao giờ trung thực. Sẽ là
gánh nặng cho các Bác khi bây giờ ngoài nghe dây ra phải nghe thêm Màng, cái này em không muốn tí
nào cả. Bây giờ coi trên tạp chí các Bác cứ nghe họ hù dọa về loa họ có đáp ứng xung vuông, xung tam
giác đừng sợ nha các Bác và hết yêu cặp loa của mình, tín hiệu âm nhạc phức tạp hơn nhiều không tái
hiện nổi đâu. Có thể loa các Bác có xung bầu dục tốt hơn .hihi.. Màng loa là sự thỏa hiệp rất lớn, quan
trọng nhất nó phải đặt quyền lợi của người nghe nhạc lên cao nhất.
Cách 1 Màng loa tốt ra đời…. Ở 1 nơi nào đó khí hậu trong lành các kỹ sư loa của chúng ta đang ngồi câu
cá, Đã gần mười năm rồi họ vẫn chưa sản xuất ra được 1 cái Màng loa nào nghe ra hồn, sếp buồn lắm.
Cái tâm trong sáng hết lòng vì khán giả với tình yêu âm nhạc ghê gớm. Nhưng nhiêu đó vẫn chưa đủ đâu
!. Mặc dù học hành rất dữ, với các máy móc mà Diy không bao giờ mơ tới nổi. Họ vẫn bó tay, thật sự bó
tay. Chỉ khi nào chúng ta không còn thấy Màng loa nữa, họ mới nhẹ nhõm. Hiểu biết là một chuyện làm
lại là chuyện khác. Phần lớn những người yêu nhạc thường yêu thiên nhiên trong những lúc khó khăn đó
đó họ tìm đến thiên nhiên, thiên nhiên luôn giúp chúng ta những khi ta cần. Họ tìm đến da dê, gỗ, bột
gỗ, sợi chuối v.v
Sau khi nhận lệnh từ sếp ( chứ không ai nuôi mà mơ mộng). Họ tìm cách tăng tuổi thọ nó lên, hạn chế
những khuyết điểm. Cấu trúc lại các sợi cho tối ưu v.v nhưng âm thanh thì phải để người nghe quyết
định. Khi 1 sản phẩm mới ra đời cần phải mời rất nhiều người nghe. Việc này tiêu tốn rất nhiều tiền của.
Khả năng thất bại rất cao, lại phải đi nhào bột trộn keo đan sợi lại mời mấy trăm người tới nghe, cho ăn
uống rồi trả 1 đống tiền nữa. Làm loa mà cực như đi ruộng vậy. Các hãng Loa danh tiếng vẫn dùng mãi 1
loại Màng loa mấy chục năm trời là vậy.
Xã hội thay đổi ( không biết đi lên hay xuống?) âm nhạc thay đổi cũng nhiều. Một số vật liệu nhân tạo ra
đời, phần lớn là do may mắn. Cái ngày mà đài BBC tuyên bố ủng hộ màng loa bằng chất dẻo cảm ứng
nhiệt ( poly-propylence) cho phòng thu của mình ( BBC coi với các hãng loa triệu đô là Muỗi) Ngày đó
chắc các kỹ sư giã bột vào tay hết, mừng lắm. BBC phục vụ cho hàng tỉ khán giả trên thế giới về âm
thanh, họ làm việc khoa học lắm, không đút lót được đâu. Và đó là sự ra đời của hàng loạt các sản phẩm
mà ngày cứ rảnh rổi là các Bác Stereophile lại đem ra tán chuyện như Roger, Dilton, Celestion…
Đó là chuyện ngày xưa, ngày nay có thể vẫn theo cách cũ Màng loa ra đời, nhưng lại quá phụ thuộc vào
đôi tai của chuyên gia âm thanh. Đôi khi các vị đáng kính lại ca ngợi hơi quá lời. Nên chúng ta cũng khá
vất vả. Chẳng biết ngày nay BBC dùng loa Màng gì nó cũng là 1 thông tin khá bổ ích. Bản thân em nghe
loại Màng này cũng có ấn tượng tốt, nhưng đó cũng không phải là loại em khoái nhất.
Thôi cứ đọc các bài báo đó mặc dù là không hẳn 100%, cứ thấy loa hay sao mắc quá!
Nói theo kiểu hồi xưa đi: màng loa có âm thanh tốt..
Vì không thể làm 1 màng loa trung thực với tất cả các nhạc cụ ( chưa thèm nói đến tiếng người). Các kỹ
sư của chúng ta cố gắng làm ra âm thanh tốt. Thật khó định nghĩa thế nào là âm thanh tốt nó cũng
không hẳn là âm nhạc. Âm thanh tốt có lẽ nằm trong phần lý thuyết tâm lý tai và não bộ người quá, thay
vì nghiên cứu tiếp chúng ta nên dùng thiết bị đo tối tân nhất Tai chúng ta và bộ Vi Xử Lý não bộ để tự
nhận biết âm thanh tốt. Nhưng âm thanh không tốt thì dễ dàng phát hiện hơn nhiều nó là tiếng ồn, tiếng
ồn làm chúng ta mệt mỏi làm chúng ta khó chịu. Nếu không bị dẫn dắt tâm lý bởi quảng cáo. Một cách
tự tin em nghĩ tất cả chúng ta đều phát hiện ra được.
Bây giờ giả sử các Bác đã tìm được loại Màng loa có âm thanh theo Bác là tốt ít gây mệt mõi giúp các Bác
thư giản sau những lúc căng thẳng. Chỉ còn 1 bước nữa thôi là tìm được bạn đời rồi.
Xác định mức âm lượng mình hay nghe nhất.
Nếu thường xuyên nghe rất nhỏ, nhỏ hơn mức các bạn bè xung quanh nhiều. Các Bác nên dùng màng
loa thật mỏng và nhẹ. Khuyết điểm của nó là chỉ nhích Volume lên 1 chút nó sẽ bị chói. Chói là 1 trong
những hiện tượng biến dạng của Màng loa. Không khắc phục được khi mở lớn. Nếu muốn khắc phục bổn
hãng chỉ cần tính toán lại và làm dày hơn 1 chút. Lúc này nghe vẫn hay bình thường nhưng phải ở mức
lớn hơn mới đầy đủ. Đêm khuya cần nghe thủ thỉ thấy âm sắc thiếu đi rất nhiều.
Một số Bác dùng loa Fo… và loa Lo.. hay chê về vấn đề này, khắc phục rất dễ mở nhỏ thôi. Dòng loa này
làm xong không nên đem thi thố làm gì, bị chê là cái chắc. Xung quanh cả chục người phải mở to, dỡ là
phải. Đây là dòng loa đặc biệt cũng khá cao cấp chứ chẳng phải trình độ gì, phục vụ cho 1 nhóm nhỏ
khách hàng có vấn đề về sức khỏe ( hic trong đó có em).
Độ dày, cứng của màng loa không cần phải là chuyên gia làm chi cho mệt. Nếu nghe ở mức âm lượng
hay nghe mà thấy đầy đủ là OK. Một số loa nếu có độ dày cứng một cách hơi quá đáng thì nên cẩn thận
1 chút. Mỏng quá thì quá nhạy cảm, nhích Volume chút là đã chói. Nếu quá dày quá cứng coi chừng là
loa sân khấu.
Nếu làm được một cái loa vừa mở rất nhỏ cũng hay mở cực lớn cũng hay. Thì tất cả chúng ta đều dùng
chung loa với dân chuyên nghiệp rồi. Hàng đỉnh bên chuyên nghiệp cũng rẻ òm mà.
Lỡ viết tới đây thì ráng thêm chút nữa về loa coi Fin, loa Karaoke luôn cho rồi. Hai thứ này em chẳng
khoái, em toàn coi phim tình cảm, Karaoke toàn ra quán. Bộ Karaoke em mua về đã 4 năm, hát đúng 3
lần. Lần nào cũng tốn hơn ra quán, đã vậy còn làm cực ba mẹ và hàng xóm nữa.
Loa Karaoke
Định nghĩa: Là Loa sân khấu chuyên nghiệp gia đình . Được cân chỉnh và trình diễn bởi những người
không chuyên nghiệp. Gọi chung là tự biên tự diễn tự thưởng thức. Hèn chi thấy ai cũng khen hay.
Rất ít ai hát Karaoke mà mở nhỏ đó là yếu tố quan trọng nhất. Thiết kế theo kiểu tối đa cho công suất.
Loa to nhưng nhét vào thùng nhỏ, khiến cho nó khó cục cựa dẫn đến gia tăng công suất chịu đựng. Loa
có tiếng Bass như Boom nên ngày xưa gọi là Boom Box sau này qua Nhật thì đổi thành Karaoke. Loa
Karaoke hát Karaoke là hay nhất.?
Muốn hát karaoke hay việc đầu tiên Ka sĩ phải hát hay, và 1 có cái Micro tốt, quan trọng hơn cái loa.
Micro cũng như loa không nghe ca thử thì tuyệt đối không mua.
Nếu đã từng thử loa Tannoy hát Karaoke sẽ biết ngay là loa nào hát hay hơn, hay chết bỏ.
(đây là thí nghiệm khoa học vui, người viết không chịu trách nhiệm trong bất cứ hoàn cảnh nào. Điều
kiện an toàn : hoàn toàn tỉnh táo, loa là của mình, cách ly bạn nhậu, đặc biệt tại nơi hát để 1 tấm mút
dày 0.5m để lỡ rớt Micro cũng không sao).
Loa xem phim:
1 năm chỉ có vài phim hành động, 1 số phim khi chiếu ngoài rạp cả tháng sau mới có dĩa, phim hay mà
chờ lâu như vậy cũng mệt. Một hệ thống loa được xem là xem phim hay có nghĩa là nó phản ứng tiếng
ồn tốt. Nó phải thể hiện tốt các âm thanh ồn ào ,kèn xe kêu bin bin, xe đụng bể kính, lâu lâu lại phải thả
một bài nhạc tình cảm lúc lâm ly.
Nói là loa xem phim chứ phần lớn chúng ta dùng nó để nghe nhạc và nhạc có hình DVD. Thật ra chẳng có
hãng loa nào làm loa để xem phim hay đâu. Ăn học bao nhiêu năm bao nhiêu tâm huyết mới hiểu thế
nào là âm thanh tốt bây giờ làm cho thật ồn ào họ có chết cũng không làm đâu. Tiêu chí của họ cũng là
nghe nhạc hay còn mấy cái vụ kia thì cho bên tiếp thị họ làm.
Loa xem phim chỉ có loa siêu trầm (Sub Woofer) là hơi đặc biệt thôi . Ở đây chỉ nói đến loa siêu trầm thứ
thiệt là những loa có thiết kế âm trầm vượt ngoài ngưỡng nghe dưới 20Hz. Thiết kế này nhằm tạo hiệu
ứng như thật sau một vụ nổ Boom làm rung rinh căn phòng và người xem. Phần lớn các loa các Bác xem
phim chỉ xứng đáng gọi là Module Bass thôi.
Em tổng kết lại phần công suất chịu đựng, phần này tưởng dễ không ngờ khó ghê:
- Công suất ghi trên loa hầu hết là công suất chịu đựng: chỉ rõ loa an toàn khi dùng tới mức công suất
nào.
- Loa nghe nhạc chỉ thiết kế tới 1 mức âm lượng tại phòng nghe khoảng 115dB, nếu cần nghe lớn hơn,
nên chuyển qua dùng loại chuyên nghiệp.
- Cùng là 1 củ loa càng mở rộng đáp ứng về tần số thấp công suất chịu đựng của loa càng kém đi ( vì ở
tần số thấp để tái tạo âm thanh tương đương loa phải di chuyển nhiều hơn)
- Công suất chịu đựng của loa chỉ rõ nó sẽ không hư nếu trong giới hạn công suất. Nhưng Màng loa tuy
không hư nhưng sẽ bể tiếng rất sớm khi nghe nhạc thật sự
- Mỗi loa hoạt động tối ưu trong mức âm lượng nào đó, quan trọng là gu người nghe.
2. Dải tần số đáp ứng:
Mời các Bác nghiên cứu thêm 1 chút về phòng câm âm( anechoic)
Đây là 1 phòng thí nghiệm, nó chẳng bao giờ tồn tại ở đời thường đối với con người. Chúng ta luôn đứng
trên 1 mặt phẳng nào đó, chỉ con chim đang bay thì không. Phòng thí nghiệm này dùng rất nhiều trong
khoa học, cái gì muốn phân tích âm thanh thì đưa vào đây, chứ ngoài đời nó phản xạ tùm lum sao mà
tính nổi, kiểm tra độ ồn xe hơi, nhạc cụ, loa chỉ là phần phụ. Hồi xưa BBC dùng nó để thâu âm, sau bị
khán giả la ó quá phải trãi thêm tấm gổ bên dưới, vì chúng ta luôn đứng trên 1 cái gì đó âm thanh nghe
riết quen rồi, giờ nghe khác thấy tiếng vô duyên lắm. BBC mà còn nhầm lẫn trong âm thanh chúng ta
nhầm lẫn là chuyện thường. Cấu tạo của nó thì hơi khủng khiếp chỉ không vang tới 20Hz thôi nó cần 1
thể tích phòng 250 mét khối, 6 mặt dán mút dày cỡ 1,5 mét. Muốn vô đó phải đi trên lưới sắt. Phòng
này để thí nghiệm, các Bác làm theo nghe dỡ ráng chịu..
Giả sử cặp loa 2 tấc lúc nãy các Bác Diy là cặp loa đầu tiên trên thế giới. Sau khi dùng các tham số T/S của
loa. Tham số này cho phép dự báo được đường cong đáp tần là phẳng của mỗi thùng loa nếu củ loa
không đặc biệt lắm. Đem vào phòng câm âm đo thấy 9/10 với thiết kế. Xách về nhà đo lại thấy đầy gai ở
tần số thấp có chổ nhổng lên gần 12dB. Ở tần số cao đo lúc này lúc khác. Đem kết quả so với đáp tần của
Ampli thì thật đau đớn.
Ampli để ở đâu đo cũng vậy, loa thì khác nhiều nó phụ thuộc vào rất nhiều nơi đo.
Rất buồn khi nhìn đường cong đáp tần như vậy, bèn lấy CD ra nghe thử xem sao coi có cứu vãn được
không. Hì hì Cd đâu mà nghe! Muốn nghe phải đi thu dĩa chứ. Vì đây là cặp loa đầu tiên nên trước khi
đến nhà bạn nó sẽ chạy tới Studio trước. Tại đây với cặp loa họ sẽ trộn âm thanh các nhạc cụ lại cho vừa
tai của họ, theo đường cong độ nhạy tai người, đôi khi theo thị hiếu nữa chứ không phải canh theo
đường cong Loa lúc nãy chúng ta đo. Đường cong đó dùng để thiết kế loa chuẩn trong điều kiện không
vang. Ở đây có 1 vấn đề khá lớn các kỹ thuật viên thâu âm chuẩn âm thanh ở mức âm lượng nào, điều
đó mới là quan trọng. Sẽ quay lại sau đề tài này các Bác nhé.
Nếu phòng của bạn giống phòng thu thì nghe y chang.
Bạn muốn nghe hay hơn phòng thu, làm phòng có nhiều vật liệu gỗ hơn cho chất âm đẹp.
Mua mấy cái gối ôm về chất vô thêm. Mua ampli xịn hơn.
Nói 1 loa có đáp ứng tần số từ 50Hz đến 20Khz là 1 con số vô nghĩa nếu nó không cho biết tại 50Hz và
20Khz nó suy giảm bao nhiêu dB.
100 cái loa không có tới 1 cái ghi thông số thực này trong phòng không vang (Anechoic).
Hiện nay trên thế giới có 2 chuẩn AES và IEC. Như vậy còn chưa ác, các tiêu chuẩn này chỉ dùng để tham
khảo. Các hãng loa đem về xào nấu thêm ra đủ thứ thông số tốt rồi đi đang ký chất lượng, cứ mỗi thứ họ
bỏ đi 1 con số nên các nhìn vào đó các Bác biết đường nào mà lần. Pinknoise, Anechoic mỗi thứ có 1
chục loại. Thôi chúng ta làm theo cách cũ cách của BBC và Stereophile.
Các Bác không tin em đưa ra 1 dẫn chứng nho nhỏ thôi, người Đan Mạch tuyên bố họ không biết nói dối.
Dạ! họ chỉ nói nữa sự thật thôi.
Đó là 1 cái loa nghe rất hay một hiệu loa em khá thích Loa J…
Loa này ghi:
Trở kháng: 4 Ohm
Độ nhạy : 90dB/2.83V/1M
Ghi vậy là hơi ăn gian nhưng là thật, nếu ghi theo quốc tế nó sẽ là
87dB/2V/1M hoặc 87dB/1W/1M vì nó là loa 4Ohm, có 1 số hãng chỉ ghi dB/1W
Và không ghi số mét…
Dải tần số đáp ứng ghi trên loa đọc xong thì em mù luôn, phần này nếu viết cho hữu ích nên viết trong
âm học phòng nghe. Cái này em cũng đang nghiên cứu, em chưa được bước chân vô 1 phòng thu nào
nên chẳng thể làm được. Nếu đi từ đó ra sẽ giúp ít thiết thực hơn cho các Bác. Em có người bạn có
phòng thu, tại em làm biếng thôi..
- Nếu 1 cái loa ghi chính xác theo chuẩn 50Hz-20Khz -3dB
Nghĩa là loa của bạn không nghe được phím trầm nhất của đàn Piano rồi, nó 28Hz?
Không chính xác như vậy, chúng ta vẫn nghe thấy nhưng ở mức nhỏ hơn, nhưng nếu cùng lúc đó các
phím trên cùng đánh thì đúng là chúng ta sẽ không nghe thấy phím thấp này.
Thật ra cái chúng ta muốn nghe thấy trong âm nhạc lại phụ thuộc vào ông thâu âm.
Em viết tới phần này cảm giác thật sợ sợ, đây gần như là việc đầu tiên em nghĩ đến. Chia sẽ cùng các Bác
một ý nghĩ thoáng qua. Nếu họ dùng 1 cái Loa kiểm thính Monitor dưới chuẩn của chúng ta và Boot tần
số 28Hz lên. Các Bác có loa bình thường thì được lợi, nhưng những Bác có loa dải tần rộng sẽ bị thiệt
thòi nhiều lắm. Chọc vui thôi không có đâu! Các kỹ sư chắc chỉ chỉnh âm lượng trên từng nhạc cụ rồi trộn
vào cho đều thôi. Họ là dân chuyên nghiệp chắc không Boot tầm bậy đâu.
Loa là 1 thiết bị thụ động các Bác đừng coi thông số của nó như cái máy bơm nước làm gì. Có 2 thông số
các Bác cần tương đối quan tâm:
1. Thông số trở kháng: Cái này viết trên loa nhưng lại dùng cho Ampli ngoài ý nghĩa đó ra nó không có ý
gì khác đâu. Đại ý khuyến cáo các Bác dùng Ampli cho an toàn. Để không làm hại Ampli
2. Công suất chịu đựng , thì lại dùng cho Loa sao cho an toàn, dùng Ampli dư công suất cảm giác vẫn an
tâm hơn. Nhưng cẩn thận có con nhỏ, đi đâu về quên kiểm tra nút Volume bấm Play 1 cái thì..
3. Độ nhạy trong thông số T/S em sẽ nói rỏ hơn, thật sự nó không liên quan đến âm thanh như các Bác
nghĩ đâu, nó nằm chủ yếu ở Màng loa.
4. Dải tần số đáp ứng do hãng ghi không trung thực nên chẳng biết đường nào mà lần.. Các Bác muốn
nghe nhiều phần trầm nên tìm loa có thùng to. Loa to mà thùng nhỏ cũng không trầm hơn đâu.
Ngày mai em sẽ chia sẽ cùng các Diy về thông số T/S.
Trước khi viết các bài về loa em đã chuẩn bị cho các Bác các chương trình đo và mô phỏng rồi. Có nó
mình cũng đỡ vất vả lắm. Đây là chương trình không chuyên nghiệp, nhưng có còn hơn không các Bác ạ.
Bật mí chút: em đã xem xét nhiều phần mềm mô phỏng rồi thấy Bass Box Pro là đơn nhất, nó còn có
phần Wizard làm tới đâu nó chỉ tới đó. Nhược điểm là phần đo thông số T/S các Bác lại phải mua 1 cái
AC milivolt chẳng rẻ gì. May mắn cách đây mấy năm em tìm được LspCad nó cần phần đo vốn không tới
10.000 VND. Cách đây mấy năm em có đo rồi thấy khá chính xác, công cụ này sẽ giúp nhiều cho các Bác
lắm.
Riêng phần đo đáp tần em vẫn chưa tìm được chương trình nào ưng ý, Bác nào đã dùng qua phần mềm
đo kiểm nào hay có thể chia sẽ với em để em nghiên cứu phục vụ. Nếu có kết hợp với 1 Micro chuẩn, em
sẽ cố hiệu chuẩn lại cho các Micro bình thường, cái này em dự định thôi em không dám hứa các Bác ạ,
nhưng em sẽ hết lòng.. Em nợ các Bác nhiều lắm, từ những đường link cực hay mà em mò mẫm hoài
không được, những tranh luận của các Bác làm em sáng lòng. Cám ơn kiến thức của các Bác suốt bao
năm qua
 

Lollipop2018

Xe tải
Biển số
OF-479228
Ngày cấp bằng
26/12/16
Số km
263
Động cơ
199,107 Mã lực
Tuổi
35
Ví dụ như loa âm trần thì nó k chịu được công suất lớn (trừ dòng loa âm trần dùng nam châm OriFancol), còn loa to, loa chuyên cho ô tô thì thoải mái
Loa nào thì cũng chịu được tới mức tối đa của nó thôi bác ah,vấn đề ở đây là nhiều người mua loa thường chỉ để ý tới công suất của loa, mà không để ý mình nghe dòng nhạc nào, nghe phòng bao nhiêu mét, nghe ở mấy W
 

Lollipop2018

Xe tải
Biển số
OF-479228
Ngày cấp bằng
26/12/16
Số km
263
Động cơ
199,107 Mã lực
Tuổi
35
Loa nào thì cũng chịu được tới mức tối đa của nó thôi bác ah,vấn đề ở đây là nhiều người mua loa thường chỉ để ý tới công suất của loa, mà không để ý mình nghe dòng nhạc nào, nghe phòng bao nhiêu mét, nghe ở mấy W
Đúng rùi cụ, đa phần mà nói chung là rất nhiều cụ mua loa chỉ để ý công suất, trong khi thực tế phòng bé,nghe nhạc nhẹ thì công suất 50W đổ lại là quá đủ
 

Nhatkhoi5660

Xe máy
Biển số
OF-502912
Ngày cấp bằng
5/4/17
Số km
98
Động cơ
186,680 Mã lực
Tuổi
46
Nói chung vụ thẩm âm này cũng hài lắm, nhiều nhà phòng nhỏ xíu mà chơi cặp loa và ampli to vật vã, trong khi phòng đó mình chơi bộ mini nghe sướng phê luôn!
 

Lollipop2018

Xe tải
Biển số
OF-479228
Ngày cấp bằng
26/12/16
Số km
263
Động cơ
199,107 Mã lực
Tuổi
35
Nói chung vụ thẩm âm này cũng hài lắm, nhiều nhà phòng nhỏ xíu mà chơi cặp loa và ampli to vật vã, trong khi phòng đó mình chơi bộ mini nghe sướng phê luôn!
Thì âm thanh mà bác, quan trọng nhất vẫn là tai người nghe, có thể người này nghe ở mức này thì cảm thấy hay, người khác nghe thì cảm thấy nhỏ....nên mua đồ âm thanh thì hãy tự tai nghe của mình cảm nhận chứ không nghe người khác đánh giá vào, nếu cùng mức tiền
 

Tranphuong12vy

Đi bộ
Biển số
OF-618955
Ngày cấp bằng
26/2/19
Số km
7
Động cơ
116,470 Mã lực
Tuổi
30
Bác khó khăn quá thì các bác liên hệ bên lạc việt audio nhé, họ có kinh nghiệm về cái này lắm rồi đó.
 

Lollipop2018

Xe tải
Biển số
OF-479228
Ngày cấp bằng
26/12/16
Số km
263
Động cơ
199,107 Mã lực
Tuổi
35
Bác khó khăn quá thì các bác liên hệ bên lạc việt audio nhé, họ có kinh nghiệm về cái này lắm rồi đó.
Tai bác nghe khác tai họ mà, trừ khi làm sân khấu cho sll người nghe thì nên cần họ tư vấn, còn nếu chỉ cá nhân thì tốt nhất từng người nghe và cảm nhận, hay với tai mình nghe là được bác ah
 
Biển số
OF-622466
Ngày cấp bằng
11/3/19
Số km
140
Động cơ
116,600 Mã lực
Tuổi
42
Chủ thớt cop đâu về dài kinh! Ko hẳn cứ phòng nhỏ phải chơi loa nhỏ, có những thứ mà nghe loa nhỏ ko thể tái tạo âm chuẩn đc, nghe loa to nhưng mở vừa đủ nó vẫn khác hoàn toàn
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top