- Biển số
- OF-479346
- Ngày cấp bằng
- 27/12/16
- Số km
- 1,040
- Động cơ
- 204,203 Mã lực
Tưởng ngoài lề mà không ngoài lề cụ à:Sao lại thế hả cụ
Việt Nam! Dùng công nghệ làm tầu điện của khựa thảo nào đến 20 cái tết vẫn chưa xong
ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘI
"
Vốn :
Tổng mức đầu tư duyệt năm 2008 là 19.555 tỷ đồng, trong đó vốn ODA của JICA là 16.485 tỷ đồng, vốn đối ứng của Việt Nam là 3.079 tỷ đồng.
Tuy nhiên tới năm 2015, sau khi rà soát lại nguồn vốn đầu tư, tổng vốn điều chính tăng lên 51.700 tỷ đồng nên hiện tại dự án đang được dừng triển khai.
Tranh cãi đặt ga tàu:
Trong số các ga của tuyến số 2 thì ga C6 - Công viên Bách Thảo và ga C9 - Hồ Hoàn Kiếm nhận được nhiều phản ứng của người dân.
Tại khu vực ga C6, theo thiết kế tuyến tàu điện sẽ đặt vị trí C6 tại khu vực đường Thụy Khuê còn ga C5 và C7 tại đường Hoàng Hoa Thám. Theo ý kiến của các hộ dân và chuyên gia Wessels, vị trí đặt nhà ga C6 đã khiến tuyến tàu điện ngầm này hình thành một đường cong uốn lượn rất bất thường. Theo quy hoạch thì đường hầm của ga C6 phải uốn cong từ ga C5 (đang nằm trên đường Hoàng Hoa Thám) để lượn xuống phố Thụy Khuê (ga C6) rồi lại uốn cong tiếp để lượn về ga C7 trên đường Hoàng Hoa Thám. Vị trí ga C6 cũng bị cho là quá xa ga C5 nhưng lại quá gần ga C7 (cách 730m). Giải thích về điều này, ông Lưu Xuân Hùng – Phó trưởng ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội cho rằng, nếu thực hiện phương án này thì "tuyến sẽ phải đi ngầm dưới Công viên Bách Thảo, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ… có thể phát sinh các vấn đề tiềm ẩn về ảnh hưởng môi trường sinh thái của khu Bách Thảo, các di tích văn hóa, công trình ngầm bí mật liên quan đến khu vực Văn phòng Chính phủ, an ninh quốc phòng”.
Còn đây điều cụ muốn nói:
"Tuyến 2A Cát Linh - Hà Đông do Bộ Giao thông Vận tải làm Chủ đầu tư. Tuyến có chiều dài 13,1 km, được khởi công xây dựng vào ngày 10/10/2011 và dự kiến hoàn thành công tác xây dựng vào 30.9.2017, đưa vào vận hành thương mại trong Quý I/2018
Tuyến Cát Linh - Hà Đông là tuyến số 3 trong hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội, và là tuyến thứ hai của dự án được đề xuất, sau tuyến Yên Viên - Ngọc Hồi, trong số 8 tuyến được quy hoạch. Tuyến này được đầu tư xây dựng bằng vốn vay ODA của Trung Quốc, ký năm 2008.
Vốn:
Dự án có tổng mức đầu tư 552,86 triệu USD vào năm 2008 trong đó vốn của Chính phủ Việt Nam là 133,86 triệu USD. Thêm vào đó là nguồn vốn vay ưu đãi của Trung Quốc 419 triệu USD
Tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là 886 triệu USD, đội vốn khoảng 333 triệu USD. Con số mới nhất là 891,9 triệu USD, đội giá thêm 339,1 triệu USD (tương đương 7.000 tỷ đồng, tăng gần 40%)
Tóm lại, chủ đầu tư là kẻ cầm tiền và có quyền tiêu tiền, còn chuyện tiền không trả cho nhà thầu, nhưng bắt họ làm thì là có thật. Vậy sao cụ lại trách người đã cho vay tiền từ năm 2008?????
Còn chuyện chất lượng ct thì đã có giám sát từ chủ đầu tư, cũng không nên đổ lỗi khách quan.
Cần phân biệt và hiểu rõ tầm quan trọng, trách nhiệm của CHỦ ĐẦU TƯ.
Cứ cười như thế này thì ngàn năm vươn vai rồi lại trở vào hang thôi!
Em thật!
Chỉnh sửa cuối: