Trong một cuộc chiến “đuổi cùng diện tận”, bà Phương Hằng biết chơi cờ, đưa mình vào thế bị bắt nạt (họ ăn hiếp em), để đối phương bộc lộ điểm yếu (ai sập bẫy ai), nhằm phân hóa đối phương (đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy). Để có chính nghĩa (legitimacy), bà biết chiếm lĩnh điểm cao (positioning) là yêu nước và đứng về phía người dân để “thế thiên hành đạo” (như Robinhood). Bà biết cách khai thác điểm yếu của đối phương (như hiệu ứng bầy đàn) để công kích họ đúng chỗ (tạm ứng niềm tin, đánh tráo khái niệm).
Trong một livestream dài ba tiếng đồng hồ (tối 25/5/2021), bà Phương Hằng đã cùng lúc thu hút được nửa triệu người xem (một kỷ lục rất cao). Theo các chuyên gia, bà nổi nên như một ngôi sao truyền thông và showbiz có tài, đang làm chủ cuộc chơi và dẫn dắt dư luận. Trong khi các nettizens gọi bà Phương Hằng là “thánh chửi” thì ông “Dũng Lò vôi” gọi vợ mình là một “chiến binh”. Đó là một nữ chiến binh xinh đẹp, thông minh và dũng cảm.
Tuy bị đám đông xúm vào tấn công, nhưng bà Phương Hằng vẫn bình tĩnh livestream một cách chuyên nghiệp, với phong cách tự nhiên, tự tin và nữ tính, sẵn sàng thách đấu các đối thủ “núp lùm”. Sau khi hạ đo ván (knockout) “thần y” Võ Hoàng Yên và “danh hài” Võ Hoài Linh, chắc “thánh chửi” không còn đối thủ. Có lẽ vì vậy, mà ông “Dũng Lò Vôi” đã tin tưởng chống lưng cho vợ và nhường cho bà làm Tổng Giám đốc (CEO) của Đại Nam.
Lời cuối
Cách đây hơn một thế kỷ, trong khi cụ Tản Đà than “Dân hai lăm triệu ai người lớn. Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con”, thì cụ Phan Châu Trinh đề xướng “Khai dân trí” như tư tưởng khai phóng để quốc gia khởi nghiệp. Trong khi Nhật mở cửa canh tân thành công và cất cánh thành cường quốc sau thời Minh Trị (Meiji Restoration) theo “Thoát Á luận” của Fukuzawa Yukichi, thì Việt Nam vẫn “bế quan tỏa cảng”, nên trở thành thuộc địa của Pháp.
Đến nay, Việt Nam vẫn dậm chân tại chỗ, chưa thoát khỏi “ngã ba đường”, thậm chí vẫn đang tụt hậu. Nay bàn về dân trí là hơi muộn, nhưng “muộn còn hơn không”. Việt Nam không thể tiếp cận công nghệ 4.0 nếu vẫn theo hệ quy chiếu 0.4. Triết gia Immanuel Kant (cha đẻ của thuyết khai sáng) đã nói: “Khai sáng là ra khỏi trạng thái vị thành niên do tự mình chuốc lấy”. Theo nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn, “khai sáng và trưởng thành là quá trình con người ra khỏi hang tối của tư duy, để tiếp cận ánh sáng”.
NQD. 27/5/2021