- Biển số
- OF-52633
- Ngày cấp bằng
- 11/12/09
- Số km
- 1,451
- Động cơ
- 466,941 Mã lực
Theo e là các chú XXX phường được bắt và xử lý mấy việc này
Báo cáo các bác là em đã tìm được Thông tư 47/2011/TT-BCA của Bộ Công an hướng dẫn Thông tư 27/2010/NĐ-CP thế này:
Điều 3. Nguyễn tắc hoạt động:
2. Bảo đảm đúng địa bàn, tuyến đường, thời gian đã đề ra trong kế hoạch; không được tùy tiện đặt ra các quy định về trật tự, an toàn giao thông hoặc tùy tiện ngăn chặn, kiểm soát, cản trở người và phương tiện tham gia giao thông.
4. Việc huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự an toàn giao thông phải theo đúng thẩm quyền, nhiệm vụ và chỉ trong trường hợp cần thiết theo quy định tại các điều 4, 5 và 9 Nghị định số 27/2010/NĐ-CP.
Điều 7. Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã
3. Trường hợp không có lực lượng Cảnh sát giao thông đi cùng thì lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Vậy kết lại là theo Thông tư hướng dẫn 47/2011/TT-BCA nghĩa là Công an Phường ko có quyền tổ chức bắt xe vi phạm khi ko có kế hoạch đã được phê duyệt.
Cái này em thấy đúng vì
Nhưng em thấy có bài này, khá hay đới ạ, em cũng đã in ra để nếu cần cho xxx đọc, nếu xxx không đọc em sẽ gọi ngay co Cục trưởng Cục CSGT đường bộ - đường sắt Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên đới ạ:
Thứ Năm, 27/09/2012, 10:03 GMT
http://www.infonet.vn/dieu-tra/canh-sat-bat-buoc-phai-chao-cong-dan-khi-kiem-tra-giao-thong-bai-3/a29129.html
Vậy xin ông cho biết trong trường hợp người vi phạm không vi phạm, CSGT có được dừng xe kiểm tra không? Trường hợp dừng xe kiểm tra hành chính khác gì so với dừng xe khi người tham gia giao thông vi phạm?
Việc kiểm tra hành chính là một hoạt động bình thường của lực lượng Công an đang thi hành công vụ, ở các quốc gia khác cũng vậy. Hoạt động này nhằm phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi vi phạm và tội phạm như: dừng phương tiện để kiểm tra hàng hóa vận chuyển trốn lậu thuế, kiểm tra hành lý ở nhà ga, sân bay, bên cảng...
Tại chỉ thị số 21/1998/CT-TTg quy định CSGT “phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật việc dừng phương tiện giao thông đường bộ và đường thủy nội địa để kiểm tra, kiểm soát. Không tùy tiện dừng phương tiện đang lưu thông để kiểm tra, kiểm soát hành chính giấy tờ và hàng hóa khi chưa có hành vi vi phạm pháp luật”.
Các trường hợp CBCS được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát như đã nói ở trên.
Theo ông, trong quy định của pháp luật, lực lượng nào được phép dừng xe?
Theo quy định tại Chỉ thị 21/1998/ CT-TTg ngày 24/04/1998 của Thủ tướng chính phủ về chấm dứt việc tùy tiện dừng phương tiện giao thông để kiểm tra, kiểm soát thì trong lực lượng CAND chỉ có lực lượng CSGT được dừng phương tiện giao thông để kiểm tra, kiểm soát.
Trong trường hợp sinh viên thực tập phối hợp với CSGT làm nhiệm vụ TTKS, nhất thiết phải do CSGT làm tổ trưởng và thực hiện việc dừng phương tiện theo đúng quy trình TTKS và quy định của pháp luật.
Trong cái chỉ thị của thủ tướng này không có 1 từ nào nói rằng CSTT hay CS khác được phép dừng các phương tiện đang tham gia GT vi phạm luật GTDB để sử lý cụ nhá[FONT="]
Công an Phường hoàn toàn có quyền tổ chức bắt xe vi phạm vì : Năm [/FONT]2012 là năm an toàn giao thông, các kế hoạch đã được phê duyệt từ Trung ương từ đầu năm rồi
http://www.sotuphap.bentre.gov.vn/tin-hoat-dong/phong-pho-bien-giao-duc-phap-luat/428-nm-2012-la-nm-an-toan-giao-thong-gim-tai-nn-un-tc-giao-thong-la-trach-nhim-ca-mi-ngi-trong-chung-ta.html
có đoạn:
"...[FONT="]Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu các bộ, ngành Trung ương, chính quyền các cấp ngay từ ngày đầu, tháng đầu năm 2012 tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách và lâu dài mà Chính phủ đã đề ra; các lực lượng chức năng đồng loạt ra quân thực hiện Kế hoạch hành động "Năm an toàn giao thông" với quyết tâm cao nhất, thiết lập trật tự, kỷ cương an toàn giao thông trong phạm vi cả nước, phấn đấu hàng năm giảm từ 5% đến 10% số vụ tai nạn, số người chết, bị thương do tai nạn giao thông và từng bước cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn..."
[/FONT]
Cụ trích đầy đủ cái TT 47 lên cho ae xemCái này em thấy đúng vì
1 - Trong TT 47 có ghi rõ cảnh sát trật tự ( CSTT ) được phép dừng các phương tiện đang tham gia giao thông vi phạm luật GTDB khi có CSGT cùng tiến hành TTKS ( nghĩa là CSGT huy động CSTT + CS khác vào việc TTKS GT )
2 - Cấp có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ TTKS GT cho các CS khác phải từ cấp quận trở lên mới có quyền vì quyền hạn của phường chỉ đến CSTT CS hình sự hay còn gọi là đội Điều Tra Xét Hỏi phường , vậy phường không có đội CSGT khi CSTT phường dừng phương tiện GT vi phạm để sử lý là sai thẩm quyền ( khóc thuê cho CSGT như ngoài đời người ta vẫn nói nhưng quan trọng hơn là vi phạm luật )
Không biết em nói thế đã chính xác chưa ?
Trong cái chỉ thị của thủ tướng này không có 1 từ nào nói rằng CSTT hay CS khác được phép dừng các phương tiện đang tham gia GT vi phạm luật GTDB để sử lý cụ nhá
Đây cụ ạ :Cụ trích đầy đủ cái TT 47 lên cho ae xem
Chắc chắn là được cụ à. Cụ khó chịu làm gì, họ bắt người vi phạm pháp luật càng tốt chứ sao.Các bác cho em hỏi chút, ở chỗ em, em hay thấy công an phường dàn trận bắt xe máy, xe đạp điện vi phạm lỗi giao thông, chủ yếu là không gương, không mũ bảo hiểm, không cài quai mũ.
- Theo em đọc trong Điều 4, 5 thông tư 27/2010/NĐ-CP là những trường hợp cần thiết khi có thẩm quyền của các cấp thì công an phường phối hợp với công an GT mới được tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ. Vậy thì có nghĩa là khi chỉ có công an phường (ko có công an GT, ko có văn bản chỉ đạo của GĐ công an tỉnh) là ko được phép tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ. Em nói vậy có đúng ko ạ?
- Còn em đọc trong Nghị định 34/2010/NĐ-CP thì theo Khoản 3 điều 9, khoản 3 điều 47 thì công an khác ngoài công an GT lại có quyền xử phạt hành chính những lỗi đỗ sai, không mũ bảo hiểm, không cài quai mũ. Vậy thì Thông tư và Nghị định mâu thuẫn nhau à?
Tổng kết lại là: Em không hiểu công an phường làm vậy là sai hay đúng nữa??? Các bác cho ý kiến giúp em với.
Không phải là khó chịu đâu cụ mà là ta phải biết họ làm đúng hay sai luật - ND - TT thôi , có khó chịu cũng chẳng làm gì được họ nếu họ làm đúng trách nhiệm và quyền hạnChắc chắn là được cụ à. Cụ khó chịu làm gì, họ bắt người vi phạm pháp luật càng tốt chứ sao.
Cụ xem lại cái này xem, CAP làm gì có chức năng đấy.Bác ơi, kế hoạch thì có khi chỉ tổ họ cũng phải làm rồi!
Trong TT không quy định rõ hình thức phê duyệt, cho nên chỉ cần lịch trên bảng mà ông trưởng xxx phường nhìn thấy không phản đối là đủ (nhưng thực tế họ vẫn giao ban cho nên coi như lịch được "phê duyệt").
Chỉ khi nào xxx phường này sang hoạt động ở phường khác họ mới vi phạm. Nhưng lúc ấy ông xxx cởi áo và quân hàm ra thì như một ông công dân thường cũng có thể chặn xe có bằng chứng vi phạm để gọi các ông khác đến xử phạt!
Đây cụ ạ :
BỘ CÔNG AN
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 47/2011/TT-BCA
Hà Nội, ngày 02 tháng 07 năm 2011
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 27/2010/NĐ-CP NGÀY 24/3/2010 QUY ĐỊNH VIỆC HUY ĐỘNG CÁC LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT KHÁC VÀ CÔNG AN XÃ PHỐI HỢP VỚI CẢNH SÁT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THAM GIA TUẦN TRA, KIỂM SOÁT TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRONG TRƯỜNG HỢP CẦN THIẾT
Căn cứ Nghị định số 27/2010/NĐ-CP ngày 24/3/2010 quy định việc huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết (sau đây viết gọn là Nghị định số 27/2010/NĐ-CP);
Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 27/2010/NĐ-CP như sau:
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định cụ thể về lực lượng, điều kiện, nguyên tắc, nhiệm vụ, trang bị phương tiện đối với lực lượng được huy động tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát bảo vệ, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội, Công an phụ trách xã, Công an phường;
2. Công an xã, Công an thị trấn nơi chưa bố trí tổ chức Công an chính quy;
3. Cảnh sát giao thông đường bộ;
4. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 3. Nguyên tắc hoạt động
1. Tuân thủ quy định của Nghị định số 27/2010/NĐ-CP, Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Bảo đảm đúng địa bàn, tuyến đường, thời gian đã đề ra trong kế hoạch; không được tùy tiện đặt ra các quy định về trật tự, an toàn giao thông hoặc tùy tiện ngăn chặn, kiểm soát, cản trở người và phương tiện tham gia giao thông.
3. Việc xử lý vi phạm hành chính khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải theo đúng quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
4. Việc huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự an toàn giao thông phải theo đúng thẩm quyền, nhiệm vụ và chỉ trong trường hợp cần thiết theo quy định tại các điều 4, 5 và 9 Nghị định số 27/2010/NĐ-CP.
Chương 2.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Lực lượng được huy động
1. Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát bảo vệ, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội, Công an phụ trách xã, Công an phường (sau đây gọi chung là Cảnh sát khác).
2. Công an xã, Công an thị trấn nơi chưa bố trí tổ chức Công an chính quy (sau đây gọi chung là Công an xã).
Điều 5. Điều kiện đối với cán bộ, chiến sỹ và Công an xã được huy động
Cán bộ, chiến sĩ và Công an xã được huy động phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được tập huấn và nắm vững các quy định của Luật Giao thông đường bộ, Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và quy trình tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ.
Điều 6. Nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông đường bộ
1. Xây dựng kế hoạch tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ; cụ thể như sau:
a) Trường hợp Bộ trưởng Bộ Công an, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội quyết định việc huy động thì Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt có trách nhiệm xây dựng kế hoạch.
b) Trường hợp Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định việc huy động thì Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xây dựng kế hoạch.
c) Trường hợp Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định việc huy động thì Đội Cảnh sát giao thông trật tự Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm xây dựng kế hoạch.
Thời gian xây dựng kế hoạch: Chậm nhất là một ngày, kể từ khi nhận được quyết định hoặc kế hoạch huy động, các đơn vị quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải xây dựng kế hoạch, trình cấp có thẩm quyền đã ra quyết định huy động phê duyệt trước khi tổ chức triển khai thực hiện.
Nội dung của kế hoạch: Phải nêu rõ lực lượng, số lượng cần huy động, thời gian, địa bàn huy động, nhiệm vụ cụ thể của Cảnh sát giao thông, Cảnh sát khác và Công an xã tham gia phối hợp tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông.
2. Chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện việc tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông.
3. Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền.
Điều 7. Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã
1. Bố trí lực lượng tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông theo kế hoạch.
2. Thống kê, báo cáo các vụ, việc vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông đường bộ; kết quả tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo sự phân công trong kế hoạch.
3. Trường hợp không có lực lượng Cảnh sát giao thông đi cùng thì lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Lực lượng Công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường liên xã, liên thôn thuộc địa bàn quản lý và xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông sau: điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, chở hàng hóa cồng kềnh; đỗ xe ở lòng đường trái quy định; điều khiển phương tiện phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, tháo ống xả, không có gương chiếu hậu hoặc chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật và các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ như họp chợ dưới lòng đường, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông. Nghiêm cấm việc Công an xã dừng xe, kiểm soát trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.
Điều 8. Trang bị phương tiện và điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ được trang bị phương tiện nghiệp vụ gồm: còi, gậy chỉ huy giao thông và các biểu mẫu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là biểu mẫu).
2. Việc sử dụng phương tiện nghiệp vụ và biểu mẫu phải thực hiện theo đúng quy định về quản lý phương tiện nghiệp vụ và chế độ công tác hồ sơ của ngành Công an. Phương tiện nghiệp vụ và biểu mẫu được quản lý tập trung, bảo đảm an toàn tại trụ sở hoặc nơi làm việc. Thủ trưởng các đơn vị Cảnh sát khác, Trưởng Công an xã phải thường xuyên kiểm tra việc chấp hành các quy định về trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện nghiệp vụ và biểu mẫu. Trường hợp phương tiện nghiệp vụ, biểu mẫu bị mất, hư hỏng hoặc thất lạc phải báo cáo ngay với đơn vị cấp phát theo quy định.
3. Phương tiện nghiệp vụ và biểu mẫu chỉ được trang bị để làm nhiệm vụ; khi thực hiện xong nhiệm vụ, phải giao lại cho người có trách nhiệm trực tiếp quản lý. Việc giao, nhận phương tiện nghiệp vụ và biểu mẫu phải có ký nhận, ghi vào sổ theo dõi và quản lý chặt chẽ.
4. Nghiêm cấm việc sử dụng trái phép phương tiện nghiệp vụ, biểu mẫu; giao phương tiện nghiệp vụ, biểu mẫu cho người không có trách nhiệm mượn, sử dụng hoặc mang về nhà riêng.
5. Lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã trong thời gian tham gia phối hợp tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ được hưởng bồi dưỡng theo quy định của pháp luật đối với các lực lượng tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Chương 3.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2011.
Điều 10. Trách nhiệm thi hành
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội chịu trách nhiệm giúp lãnh đạo Bộ kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này.
2. Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện và chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc phạm vi quản lý, tổ chức tập huấn cho các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã nắm vững và thực hiện nghiêm túc các quy định của Thông tư này; căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để trang bị phương tiện nghiệp vụ, biểu mẫu và thực hiện chế độ bồi dưỡng cho lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã theo quy định; định kỳ hàng tháng, sáu tháng và một năm, tập hợp tình hình, kết quả thực hiện, báo cáo về Bộ Công an (qua Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội).
3. Các Tổng cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc nảy sinh, Công an các đơn vị, địa phương, các tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo về Bộ Công an (qua Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội) để có hướng dẫn kịp thời./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, tp. trực thuộc TW;
- Các Tổng cục, Bộ tư lệnh, đơn vị trực thuộc Bộ;
- Công an các tỉnh, tp. trực thuộc TW; các Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;
- Công báo nội bộ;
- Lưu: VT, V19, C67 (200b).
BỘ TRƯỞNG
ĐẠI TƯỚNG
Lê Hồng Anh
Copyright ©2010, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Có bác còn hỏi xxx "làm gì có chức năng".Công an khác và TTGT chỉ không có quyền dừng ô tô đang lưu thông để KT thôi. Còn lại các trường hợp ô tô dừng, đỗ + 2B mà vi phạm rõ ràng là nó có quyền thịt ...
Các lỗi Vi phạm mà XXX mặc áo không vàng + TTGT được xủ lý Qui định rõ trong: Điều 47 Nghị Định 34-2010. Cụ nào lăn tăn thì đọc lại
Thế cái TT47 của Bộ bổ sung cho cái 27 ban hành vào 2011 lại ko có giá bằng hở cụ?Công an khác và TTGT chỉ không có quyền dừng ô tô đang lưu thông để KT thôi. Còn lại các trường hợp ô tô dừng, đỗ + 2B mà vi phạm rõ ràng là nó có quyền thịt ...
Các lỗi Vi phạm mà XXX mặc áo không vàng + TTGT được xủ lý Qui định rõ trong: Điều 47 Nghị Định 34-2010. Cụ nào lăn tăn thì đọc lại
Việc lập chốt kiểm tra GT của CAP phải được phép của cấp trên (từ cấp huyện trở lên) cụ ạ, còn cụ vi phạm GT trong địa bàn Phường thì CAP được phép xử lí là đương nhiên.Có bác còn hỏi xxx "làm gì có chức năng".
Lực lượng xxx nào cũng có chức năng giữ gìn trật tự, an ninh công cộng. CAP trừ trường hợp được huy động còn nhiệm vụ đúng là chỉ giới hạn tại địa bàn phường của họ. Cần phân biệt quyền hạn, chức năng của họ đã được ghi rõ trong luật. Khi nói là họ không được phép dừng xe đang lưu thông bình thường (bất cứ nơi nào, không kê ngoài quốc lộ mà ngay tại phường của họ) nếu không đi kết hợp với xxx GT là đúng. Nhưng khi thấy xe vi phạm thì chức năng của họ là phải ngăn chặn. Rất nhiều lỗi GT người ta có thể nhận biết bằng mắt thường, cho nên khó tránh để mấy anh xxx phường ở khu vực ấy bỏ qua. Chỉ cần 1 người nào đó bên cạnh làm chứng xe đã vi phạm thì ông xxx phường có thể giữ xe. Còn để phạt nếu thuộc bài thì những lỗi liêt kê tại Điều 47 trên. Nếu ông xxx phường đang đi làm việc khác, phát hiện phương tiện vi phạm GT thì theo Điều 49 (Nghị Định 34 nói trên) cũng có thể phạt đến 200K đồng!