- Biển số
- OF-81645
- Ngày cấp bằng
- 1/1/11
- Số km
- 2,959
- Động cơ
- 422,261 Mã lực
Em vừa đọc bài này, thấy cũng hiểu phần nào cụ ạ.
https://www.facebook.com/mrquockhanh7979/posts/1010713259089648
Nguyen KhanhFollow
Vì sao đất Sài Gòn có cái gọi là “Hiệp sĩ”
Anh Ba cũng không hiểu danh hiệu “hiệp sĩ” dùng cho các anh hay bắt trộm cướp có từ khi nào nhưng những năm gần đây nó trở nên gần gũi với con người ở cái đất Sài Gòn này. Những người vùng miền khác nghe đến đôi khi ngạc nhiên, có người chế diễu… chả hiểu cái bọn người “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” này tồn tại kiểu gì? Rồi có người thắc mắc về tính hợp pháp của họ? Rồi công an đâu mà để dân phải bắt cướp… vân vân và mây mây
Bài này Anh Ba không bàn về luật mà bàn về văn hóa, lĩnh vực Anh Ba còn rành hơn cả luật, thế mí tài.
Nếu một người gốc 3 đời phổ cổ Hà Nội còn chưa “dám” xưng mình là “người Hà Nội” thì ở đất Sài Gòn này lại khác, một cậu sinh viên chỉ cần vài tháng ở Sài Gòn, một cô hàng rong bỏ quê hương vào miền Nam mưu sinh, một ông xe ôm già gật gù ngủ ở cổng Bến xe Miền Đông, một chủ biệt thự ở Phú Mỹ Hưng xa hoa, một gia đình vất vưởng ở nơi Thủ Thiêm vạ vật… đều có thể nói với người khác rằng “Tui là dân Xì Gòn” mà không có gì phải ngượng miệng.
Đất Sài Gòn này là của tất cả những ai thích thuộc về nó, bao dung từ trong cốt cách… hình thành nên tính “TRỌNG NGHĨA” của người Sài Gòn, một mảnh đất Anh ba hay gọi là “nơi gặp gỡ của người dân tứ xứ”.
Ở ngoài Bắc, sự trọng nghĩa trọng tình chỉ gói gọn, khép kín trong từng làng, sau mỗi lũy tre là một “thành trì” riêng về văn hóa, chỉ có những người “trong làng” bao đời quen biết nhau mới có nhu cầu tương thân, tương ái lẫn nhau. Thế mới có chuyện “Trai làng ta bảo vệ gái làng ta, thằng nào làng khác mò qua thì *** mẹ nó xác định đi”.
Trong khi nơi phương Nam này, do đặc điểm di dân nên Sài Gòn là miền đất của những người vốn không quen nhau, lạ lẫm rồi thành quen, thương yêu nhau bằng cái tình của người lạ và người lạ, nên họ chọn cách tin nhau cho dễ sống, người ta hay nói người miền Nam “thiệt thà” là vậy, thôi thì hông thiệt thà thì biết làm sao?
Người bỏ quê hương vào miền Nam thường rất nghèo, họ gặp nhau rồi chơi với nhau từ khi bần cùng, khác với những người ngoài Bắc đa phần có đất đai hương hỏa, có tài sản tích lũy dù ít hay nhiều… nên tính cách người Nam bộ liều lĩnh, đầy nghĩa khí… “trọng nghĩa, khinh tài” là vậy. Mày chỉ cần “chơi được” là được, còn “chơi” sao cho “được” thì tự mày tính
Chính vì thế, dân miền Nam “gộc”, họ coi nhẹ gươm đao, tính khí ngang tàng và quả thật người Nam ít người học hành tới nơi tới chốn hơn người ngoài bắc, đặc thù địa hình tự nhiên làm người Miên Nam “lười” hơn, có những người miền Nam khề khà sáng làm chén cơm nguội, tối ra sông câu con cá nướng lên rồi uống vài chén, hát câu cải lương là hết một ngày. Đời người miền Nam đơn giản như chính cách nhìn đời của họ.
Họ coi cái chết "nhẹ tựa lông hồng", có khí thế ngang tàng , chính lẽ đó nên người già Nam bộ hay kể cho con cháu nghe về Lục Vân Tiên “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi / Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.
“Hiệp sĩ” ra đời vốn từ cái tính cách đó, là sự bảo vệ lẫn nhau trên mảnh đất tình người này… Anh Ba chơi với rất nhiều thằng hay đi “bắt cướp không công” ở Sài Gòn này nên Anh Ba có phần nào hiểu được… Lâu dần các thanh niên cùng nguyện vọng, có sức khỏe tụ lại với nhau, hỗ trợ nhau nhưng ở đời, cái nào mà đông thì tất yếu phải có nhân tố vớ vẩn. Có những cậu trẻ lợi dụng cái mác “hiệp sĩ” để bảo kê, để vòi tiền nạn nhân… anh em trong hội đau lòng lắm, phải đi giải thích, thậm chí phải giải trình với cơ quan chức năng. Nhưng không phải vì thế mà các bạn “hiệp sĩ” nản lòng – họ vẫn trượng nghĩa khi cần.
Đêm qua, khi đang bận việc thì nhận tin nhắn thằng em xã hội “anh ơi nó đâm chết 3 người, 2 anh em “Hiệp sĩ”, 1 dân”, mình chỉ hỏi lại “Em cần Anh Ba hỗ trợ gì không để a ra?”, nó trả lời đúng một câu rất Sài Gòn “Em lo cho anh em được, anh Ba đừng lo”. Có bấy nhiêu thôi mà tôi thức đến 2 giờ sáng. Cứ nghĩ mãi về cái đúng, cái sai, cái sống, cái chết.
Giờ chửi họ việc bắt cướp là của cơ quan chức năng, thò đầu vào làm gì? cũng đúng.
Giờ chửi họ ngu không có vũ khí xông vào ăn dao? cũng đúng.
Nhưng quả thật các anh chị không hiểu hết cái tính cách người Sài Gòn, có chửi có rủa thì người mất cũng đã mất rồi… và họ mất vì họ đang đấu tranh với cái xấu. Tim họ ngừng đập chỉ vì nó đã đập quá nhanh trong đêm qua, quá nhanh hơn nhịp đập của một người dửng dưng, điềm tĩnh trước cái xấu.
Một số anh chị mượn cớ chửi cơ quan công an *** bảo vệ được dân, cái này là cái ngu nhất. Tội phạm là vấn đề quy luật, còn xã hội thì còn tội phạm... ở đâu cũng có tội phạm cả, nhưng ở Sài Gòn có cái gọi là “hiệp sĩ” chỉ đơn giản vì tính cách người Sài Gòn nó thế. Sau vụ này cũng sẽ chẳng thay đổi được gì trong tính cách ấy, cướp vẫn còn và hiệp sĩ vẫn đuổi theo. Tôi nói không sai đâu, đừng bật tôi.
Tính hào hiệp, hiếu khách chơi hết mình, kiểu hôm nay có tiền thì dốc túi đãi nhau, ngày mai ăn mì gói thì tính sau là đặc thù của cái dân Sài Gòn này, anh chị chửi người ta ngu cũng được nhưng tôi yêu cái tính cách ấy và đôi khi tôi vẫn ngu như thế.
Giờ máu đổ, người mất các anh chị nói rằng: Dẹp mẹ hết mấy thằng hiệp sĩ đi, công an phải tăng cường thế lọ thế chai… ok ok. Nói hay lắm, nhưng chính quyền có tổ chức họ lên đâu mà bảo “dẹp”? Họ ngồi chơi ăn cơm Tấm tự nhiên nghe “Cướp, cướp” thì họ nhảy ra bắt – anh chị cấm họ bắt à? Nên nhớ rằng với trường hợp phạm tội quả tang và truy nã thì ai cũng có quyền bắt – và đây cũng là căn cứ pháp lý duy nhất đến giờ này để các anh “hiệp sĩ” hành động.
Người miền Nam nghèo đó, giàu đó nên phá sản họ buồn đó rồi cười hề hề liền
Người miền Nam sống đó, chết đó nên đám tang trong này hát hò ầm ĩ
Người miền Nam chưa bao giờ tranh khôn hơn nên đừng chửi họ ngu, cái “ngu” đó tồn tại mấy trăm năm, đưa người miền Nam vượt bao thăng trầm thời cuộc, người Nam bộ giúp đỡ người khác không cầu kì câu chữ, đó là khi bà chủ hàng cơm kêu thằng vé số tới “Đù má mày ngồi đó tao xúc dĩa cơm cho”, là khi ông vá xe treo bảng vá miễn phí cho người tàn tật mà suốt lúc vá còn chả thèm nhìn mặt khách để đợi câu cảm ơn… “ngu” thế cũng đáng ngu chứ nhỉ?
Tôi vẫn nhắc lại, chúng ta đều đúng trong một hệ quy chiếu nào đó. Khi viết về những người đã khuất, hơn nữa khuất vì họ làm điều tốt thì đừng bàn chuyện lý luận cao siêu nữa. Nói được gì tử tế thì nói vì người ta đã mất rồi và đừng nhân đây chửi bới ỏm tỏi lên. Nó hèn cái ông người đi.
Trong cuộc sống, luôn có những vấn đề muôn đời ta không giải quyết được. Nó vẫn tồn tại ngoài sự quản lý của lý trí, của lý luận.
“HIỆP SĨ” cũng thế, thay vì hằn học, hãy nhìn nó một cách dễ thương và như người Sài Gòn hay nói là “KỆ TÍA NÓ ĐI MÀY ƠI”…
Nếu khuyên các anh em thì tôi cũng chỉ dám nói rằng thôi thì các anh em cẩn thận hơn, giữ gìn hơn… Cầu mong hương hồn các anh em đã ngã xuống đêm qua an nghỉ - Người Sài Gòn sẽ nhớ về các anh em.