Thực ra học thêm, học trung tâm cũng là một hình thức mở rộng quan hệ xã hội. Vì vậy không nên cho con học thêm chính cô giáo dạy trong trường. Như vậy trẻ mới khỏi nhút nhát, dễ hoà đồng vào tập thể mới lạ.
F1 nhà em học tư, cụ thể là ĐTĐ. Em hoàn toàn hài lòng với chương trình dạy và học ở trường. Cụ thử tìm hiểu thêm thành tích và danh hiệu của trường những năm qua được công nhận bởi sở GD thành phố. Tất nhiên là em cũng kiểm nghiệm (qua đội ngũ giáo viên dạy con em, giáo trình riêng của trường con học hàng ngày, ngoại khoá, các sự kiện tổ chức cho học sinh và cả phụ huynh...). Trường cũng hay cho hs xem phim, dã ngoại khắp HN.Đi học tư như thế là mợ đổ hết trứng vào một giỏ, nó mà hỏng thì toi luôn mợ nhá. Em thấy các cháu học trường tư theo kiểu tất cả học trong trường thực ra rất nhút nhát trong giao tiếp xã hội. Đơn giản vì suốt ngày chỉ có mấy người quen đó thôi.
Bẩm mợ, chắc còn do tố chất con nhà mợ cháu nó nhanh nhạy, nắm bắt kiến thức và xã hội nhanh nữa ạ.F1 nhà em học tư, cụ thể là ĐTĐ. Em hoàn toàn hài lòng với chương trình dạy và học ở trường. Cụ thử tìm hiểu thêm thành tích và danh hiệu của trường những năm qua được công nhận bởi sở GD thành phố. Tất nhiên là em cũng kiểm nghiệm (qua đội ngũ giáo viên dạy con em, giáo trình riêng của trường con học hàng ngày, ngoại khoá, các sự kiện tổ chức cho học sinh và cả phụ huynh...). Trường cũng hay cho hs xem phim, dã ngoại khắp HN.
Còn về việc cụ bảo bọn trẻ con học tư sẽ nhút nhát, em thì thấy thế này. Các kỹ năng giao tiếp của con cũng rất tốt, tự tin mạnh dạn. Lần đầu tiên em nghe thấy cô Hiền HT phổ biến kế hoạch chia lại lớp, đại loại để tăng cường cho các con kỹ năng giao tiếp, thích nghi với thay đổi. Về kỹ năng này em thấy con nhà em ổn. Chia sẻ với cụ, con nhà em vừa có một học bổng 2 năm của Học Cờ cùng Kiện tướng (cuộc thi này cũng khá cạnh tranh, vẫn đang tuyển thêm, nếu bố mẹ nào quan tâm thì vào website). Các vòng thi không chỉ có chơi cờ mà test tổng thể các kỹ năng xã hội, nhất là kỹ năng giao tiếp, tư duy, làm việc nhóm...
Do vậy, em hoàn toàn hài lòng với trường. Học ở ĐTĐ, con không phải đi học thêm văn toán, TA (em thấy học ở lớp là đủ) nên có thời gian học cờ vua, chơi bóng đá, đàn ca sáo nhị ở ngoài cuối tuần. Nên chọn học trường nào tuỳ vào tiêu chí của mỗi gia đình mà cụ.
Thực ra công hay tư, chon phương án nào đều có mặt được và chưa được (chương trình học, điều kiện chăm sóc trẻ, tài chính...). Thê nên lựa cơm gắp mắm tùy tiêu chí chọn trường mỗi nhà. Cụ có thể đưa ra dẫn chứng những mặt chưa được của trường tư nhưng việc kết luận học tư là một lựa chọn rủi ro cho hết trứng một rổ là chưa chính xác.Học lắm chưa chắc đã hay đối với những người không muốn học.
E cũng đồng ý với quan điểm của cụ. Cách đây 2 năm e cũng băn khoăn chọn công hay tư và e cũng chọn trường tư. Nhưng giờ con nhà e cũng chuyển từ trường ******* trường công.Bẩm mợ, chắc còn do tố chất con nhà mợ cháu nó nhanh nhạy, nắm bắt kiến thức và xã hội nhanh nữa ạ.
Em thấy học trường tư như kiểu ĐTĐ được cái dịch vụ trọn gói, bố mẹ đóng tiền một lần không phải lo lắng nhiều. Chất lượng, chương trình giáo dục được chọn lọc và điều chỉnh, phù hợp với thị hiếu của phụ huynh. Tuy nhiên, dịch vụ trọn gói cũng có nhiều nhược điểm. Bạn mình cho cả 2 con học trường ĐTĐ, thực tế cho thấy các cháu đã lớn về thể xác, nhưng ý thức tinh thần không lớn, vẫn vui chơi những trò bé hơn lứa tuổi rất trẻ con. Khi gặp người lạ thì không tự nhiên, do không gian học tập bị giới hạn ở bạn bè, thầy cô quá nhiều. Đội bóng hay, nhưng đá mỗi giải quốc gia mãi cũng chán.
Nhà em theo công thức Học trường công + Đi học thêm. Thực ra là cho các cháu cọ sát với nhiều loại hình xã hội khác nhau. Ở trường nhất cô nhì trò, nhưng ra lớp học thêm có khi lại khác. Cháu cũng được tiếp xúc với nhiều loại người khác nhau, từ nghiêm khắc bảo thủ như ở trường, cho đến yêu chiều chèo kéo như ở các trung tâm. Có đièu phương pháp này bố mẹ hơi vất vả, từ lựa chọn giáo viên cho đến đưa đón các cháu. Quan điểm của em là giáo dục các cháu cho thành một người bình thường trong xã hội, không lạc hậu và cũng không tân tiến quá là được. Còn giỏi và phấn đấu được đến đâu là ở tố chất của chúng nó. Nó mà bình thường mình cố ép thành giỏi thì khổ chúng nó ra.
Nhưng thôi, mỗi người một lựa chọn. Lựa chọn của mình về giáo dục phổ thông bình dân. Sau này phát hiện được con mình tài năng thì lúc đó hãy tính. Học lắm chưa chắc đã hay đối với những người không muốn học.
Kụ phán rất chuẩn...Theo em cụ nên cho con học trường tiểu học là tốt nhất , Trung học với đại học mình cho học sau cũng được cụ ạ
Nhút nhát thì không chắc lắm nhưng em đồng ý với cụ là không nên bỏ trứng vào 1 giỏ. Mấy đứa bạn em cũng có con học ở DTĐ hoặc NS, cùng tâm lý là cho con học ở đó đỡ tiền đi học thêm linh tinh và giải quyết được tiếng Anh. Em ko cho đấy là lựa chọn đúng vì có cô giáo dạy Tiếng Anh ở DTD em biết là chỉ có bằng tại chức (chất lượng thì ai cũng biết thế nào rồi). So với F1 nhà em (học chính là tiếng Pháp, học thêm ở ILA) thì mấy bé con đấy không tự tin bằng, gặp Tây vẫn chạy sạch, trong khi F1 nhà em cũng bập bẹ Hao a iu.Đi học tư như thế là mợ đổ hết trứng vào một giỏ, nó mà hỏng thì toi luôn mợ nhá. Em thấy các cháu học trường tư theo kiểu tất cả học trong trường thực ra rất nhút nhát trong giao tiếp xã hội. Đơn giản vì suốt ngày chỉ có mấy người quen đó thôi.
E đồng ý với mợ. Cái gì mà trứng với rổ - nghe căng thẳng kinh.Thực ra công hay tư, chon phương án nào đều có mặt được và chưa được (chương trình học, điều kiện chăm sóc trẻ, tài chính...). Thê nên lựa cơm gắp mắm tùy tiêu chí chọn trường mỗi nhà. Cụ có thể đưa ra dẫn chứng những mặt chưa được của trường tư nhưng việc kết luận học tư là một lựa chọn rủi ro cho hết trứng một rổ là chưa chính xác.
Đúng như kết luận của cụ, trường hay lớp tốt nhưng yếu tố trò cũng không thể bỏ qua.