- Biển số
- OF-597893
- Ngày cấp bằng
- 6/11/18
- Số km
- 100
- Động cơ
- 128,725 Mã lực
- Tuổi
- 36
quá tuyệt với luôn ý.... !
trâu trông đẹp đấy cụ ạNó biết khóc mỗi khi chủ mắng, nó biết vui mỗi khi chủ cười, nó biết làm đủ việc giúp đỡ chủ tàn tật. Đó là một con trâu mang trong mình trái tim người nên dù được trả giá đến 135 triệu vẫn không hề nhận được cái gật đầu của chủ…Sau khi bài này được đăng thì vô số báo đài cũng tìm về và con trâu trở thành một "ngôi sao" ở làng quê bình dị đó!
Biết lặn, biết nhấc càng xe, biết lùi, biết nhổ sắn:
Vợ chồng ông Trương Văn Ngơi (thôn 3 xã Phú Long, Nho Quan, Ninh Bình) sinh được ba người con thì chẳng may Trương Văn Thành bị mắc di chứng chất độc màu da cam, đôi chân co quắp thành vô dụng. Từ nhỏ Thành đã phải đi bằng tay. Lê lết trong mặc cảm tàn tật. Nỗi buồn cứ tròn vo. Cho đến một ngày ông trời bù đắp lại cho anh không chỉ có một đôi chân mà có tới hai đôi chân. Bốn cái chân đó to như thân luồng, vững như bàn thạch, đen nhóng đen nhánh. Bốn cái chân của con trâu đực mang trong mình trái tim người.
Chuyện rằng, con trâu cái của nhà ông Ngơi trong một lần lấy giống với con trâu Mura gốc Ấn Độ của Nông trường Phùng Thượng đã đẻ ra một đứa con lai rất đẹp năm 2005. Nghé non trở thành đứa con út của bà mẹ trâu bởi sau đó nó bị bệnh không thể sinh nở được nữa. Mang trong mình dòng máu lạ, nghé lớn nhanh như thổi. Mới 5 tháng tuổi nó đã nặng tới 1,2 tạ được người ta ngã giá 5 triệu đồng-tương đương hơn một cây vàng hồi ấy nhưng ông bà nhất định không bán vì thấy thằng Thành suốt ngày quấn quýt với con trâu này. Có nắm cỏ mật non nào nó cũng dành cho trâu, buổi nào chăn nó cũng đòi đi cùng. Thành đã huấn luyện cho con vật trở thành một chú trâu khôn nhất trần đời.
Con trâu có cái tên độc đáo là Đực. Động tác đầu tiên anh huấn luyện cho nó là biết gục đầu xuống để chủ dùng tay bám vào sừng, đu lên cổ rồi chễm chệ trên lưng. Động tác này ngốn mất của Thành đúng hai tháng ròng. Phú Long vốn là miền núi vùng sâu, vùng xa, địa hình trắc trở, chia cắt bởi nhiều suối nhất là khi vào mùa mưa. Trâu vốn là loài thích nước, bơi rất giỏi nhưng lặn ngụp thì không. Bởi thế, mỗi khi xuống suối Thành lại tranh thủ kỳ lưng cho trâu rồi từ từ ấn *** nó xuống nước. Theo bản năng sợ chết, khi mồm ngập trong nước bao giờ con vật cũng cố ngẩng đầu lên, hất tay người ra. Từng tí, từng tí một, ngày tiếp ngày, tháng nối tháng, cuối cùng cả cái đầu trâu cũng chìm xuống nước được rất lâu. Con vật đã thành thục kỹ năng lặn. Đó chính là bước tiếp theo để nó cúi sâu xuống nước cho người chủ trèo lên đầu vượt sông, băng suối khi mùa lũ.
Nhà Thành vốn có nghề đi xe trâu. “Yếu trâu còn hơn khỏe bò”, cái xe trâu khi chở đầy hàng thường nặng đến trên một tấn. Để có thể nhấc được eo càng xe lên vai cho trâu kéo cần phải tới hai người lớn đỡ. Tàn tật như Thành thì đừng mơ có thể làm được việc này. Thế mà sau khi được tập đi tập lại động tác ghì thừng cho cúi đầu, ngoắc sừng vào eo càng xe, con vật đã tự nhấc càng bỏ lên vai mình gọn gàng như một diễn viên xiếc.
Chiếc xe trâu còn lùi được như một cái ô tô. Bình thường muốn lùi xe, người điều khiển phải nhảy xuống đất mà kéo thừng, lôi trâu đi giật ngược về phía sau. Thế mà Thành cứ điềm nhiên ngồi trên càng xe, giật nhẹ dây thừng là nó lùi thẳng tắp, chuẩn xác đến từng gang tay. Ngoài ra, con vật còn biết lấy sừng cài vào gốc sắn để bẩy củ lên, khéo léo chẳng kém gì tay người.
Vậy là từ đó Thành hành nghề xe trâu. Nhìn từ xa chẳng thấy bóng chủ mà chỉ thấy bóng trâu cứ lầm lũi làm hệt như có một người tí hon ngồi trong tai trâu mà ra lệnh như trong truyện cổ tích. Đưa Đực đi cày, chẳng cần “vắt với diệc” mà chỉ máy máy cái dây thừng là nó đi, khi gặp đá là nó biết dừng chứ không bao giờ để mẻ lưỡi cày.
Cả thôn có 430 hộ nhưng chỉ có mỗi con trâu nhà Thành, hơn nữa nó lại khôn đến thành tinh thế nên nhiều người đến mượn. Đang đi xăm xăm với người lạ trên đường mà gặp chủ là nó dừng lại, đầu cúi xuống, tai vểnh ra, mắt ngó như muốn chào. Chỉ khi chủ nó gãi gãi vào lưng, nựng nịu: “Mày đi làm cho người này rồi chiều mày về với tao nhé” thì bốn cái chân như bốn thân luồng mới chịu động đậy.
Tán gái nhờ trâu:
Càng lớn, con vật càng trổ mã và trở thành một chú trâu khổng lồ đẹp tuyệt. Bốn chân nó to như thân luồng, mỗi chiếc móng to gần bằng cái ấm tích, quả mông núng nính như hai cái thúng cỡ đại. Nó được thợ thịt “cân” bằng mắt là nặng trên 9 tạ. Có lẽ đây là con trâu to vào hạng nhất nhì ở miền Bắc? Sức vóc trâu bình thường chỉ kéo cày được 3 sào ruộng mỗi ngày là đã phì hơi, chồn gối nhưng Đực mỗi ngày kéo cày 5 sào cứ băng băng, kéo xe sắn, xe gạch nặng gần 2 tấn không hề bị đuối. Cặp sừng của nó cong vòng như vầng trăng khuyết ẩn giấu một sức mạnh vô song. Điều kỳ lạ là nó sở hữu tới 9 khoáy cửu long tức 9 con rồng gồm 4 khoáy ở mỗi bên nửa thân còn trên đỉnh đầu là 1 khoáy nữa.
Đánh hơi thấy được một món hời hiếm có, dân chơi trâu chọi Đồ Sơn nườm nượp đổ về, trả một mức giá không tưởng 135 triệu đồng. 135 triệu đồng là một món tiền trong mơ đối với vợ chồng ông Ngơi bởi họ nghèo xơ, nghèo xác. Cái nhà mà Thành đang ở bé tí bé tẹo, cũ mốc như một cái chuồng trâu. Đồ đạc bên trong thứ trị giá nhất là cái xe lăn hơn 2 triệu do một tổ chức từ thiện tặng. Thế nhưng cứ như lời bà Ngơi không thể bán được con Đực phần vì nó đứng đầu, đứng số cho cả gia đình, phần vì: “Thằng Thành đã cụt chân giờ mất cả bốn chân nữa là thêm một lần cụt”.
Vậy là từ đó, con vật gắn với Thành như hình với bóng. Đi xem phim hay đi ve gái Thành cũng cưỡi con Đực. Lúc vào nhà nói chuyện con vật được buộc ở ngoài bờ rào. Nó ngoăn ngoắt đuôi đuổi ruồi muỗi mà kiên nhẫn đợi chủ. Thế mà vợ chồng Thành nên duyên kể cũng cách đây tròn sáu năm. Hồi cô dâu mới về, Đực cũng ghen bóng, ghen gió kinh lắm. Nó ghét Thúy (tên vợ Thành) ra mặt. Mỗi lần chị đến bên chuồng là nó xì mũi “phì, phì” dọa. Thế nhưng sau vài lần cho ăn, nựng nịu, sờ đầu, gãi lưng nó cũng dần nguôi ngoai cái máu trâu bò cục súc đi rồi trở thành thân thiết với chị như thân với chính ông chủ của mình. Thúy ra lệnh: “Gục xuống, liếc càng” là con vật làm ngay hay “Cho xuống, cho lên” là nó gục đầu ngoan ngoãn như một con chó nhỏ.
Bận đang đi kéo xe, thấy một ả trâu cái dáng màu mỡ đi qua, con Đực bỗng nhiên lên cơn động hớn. Miệng nó cứ “nghé ngọ, nghé ngọ” không ngớt. Chân nó khựng lại chẳng thèm đi. Bực mình quá, Thành cho nó một que vào sừng rồi mắng: “Không được thế!”. Chẳng biết có phải là do bị đòn đau hay bị chủ mắng mà con vật ngoảnh đầu lại nhìn chủ, mắt đỏ hoe, rơm rớm nước. Thành bảo mỗi khi kéo xe nặng rồi bị mắng Đực cũng thường đỏ mắt, khóc như vậy. Kể từ bận bị chủ mắng như thế, mỗi khi thấy trâu cái đi qua Đực bước điềm nhiên như không hề có dục tính. Từ khi trưởng thành đến giờ, con vật vẫn là một gã trai tân trăm phần trăm. Đánh trâu xong, đêm về Thành ân hận. Anh bảo: “Con trâu này đi tu cũng là bởi vì hi sinh cuộc đời cho chủ”.
Kiếp xe trâu nghèo dù có sở hữu một con thuộc loại đầu bảng thì mỗi chuyến xe chỉ được 70.000đ, chờ cả ngày có khi cũng chẳng có khách. Chính vì thế thu nhập của vợ chồng Thành chỉ đôi ba triệu một tháng, luôn trong cảnh giật gấu, vá vai. Nhưng dù nghèo họ vẫn chăm sóc con vật với một thái độ gần gũi, tha thiết hiếm có. Đực khá khảnh ăn. Củ sắn nó không thèm động *** mà chỉ thích cám gạo loại ngon, thân ngô thật nõn rồi rắc lên trên đó tí muối cho mặn. Đủ thức rồi nhưng ít là nó cũng hất cả chậu đi. Biết tính nó thế nhưng Thành vẫn rất chiều chuộng.
Hễ thấy mũi khô là anh biết nó đang ốm, là phải chuẩn bị gọi thú y về tiêm, chuẩn bị những thức ăn tươi ngon nhất cho nó bồi bổ. Giờ đây nhà Thành đã có thêm hai thành viên nhỏ. Hai đứa trẻ từ lúc mới lẫm chẫm biết đi đã đứng gần, gãi gãi vào chân con Đực. Chúng hồn nhiên chơi với con vật nặng gấp gần trăm lần mình như đang đùa với một chú mèo lành hiền. CSTĐ
Những từ ấy chỉ thế hệ 7x, 8x trở về trước ở nông thôn khi còn hợp tác xã đi chăn trâu, tập cho nghé con quen đeo vai để kéo cày, bừa ... của hợp tác xã mới biết được cụ ah.Một số từ trong tiếng Việt dần dần sẽ biến mất khỏi từ điển. Quanh chủ đề con trâu thôi ngày nay nói đến con "trâu sứt" lớp trẻ sẽ không biết,
Trâu bị cước chân, vực nghé, ... cũng ít người còn nhớ
Cấu tạo hàm răng và móng chân tay của con người thích hợp với ăn thực vật mà chẳng hiểu sao lại toàn thích ăn thịt cụ nhỉ?Con trâu, con chó, con mèo, con ngựa
Đều là công cụ, bạn bè với người
Thế mà đâu cũng thấy quán thịt trâu, thịt chó, thịt mèo... Loài người thật là ác các cụ nhỉ.
Cảm ơn cụ đã có lời động viên. Ngoài phản ánh những điều bức xúc mắt thấy tai nghe trong cuộc sống để mong muốn thay đổi em thường thích ghi lại những việc bình dị nhưng tốt đẹp để mong rằng cái tốt ấy qua mỗi bài báo lại được ươm lên và nẩy mầm thành nhiều cái tốt ạ!Em luôn đọc hết các thớt của cụ chủ cho dù nó dài đến mấy. Đọc thớt của cụ cho em hy vọng về cuộc sống như tên nick của cụ. Cũng như em vào tàu nhanh để đọc các bài viết của Hoài Thương về bóng đá, em rất mê cách hành văn nhẹ nhàng củ 2 cụ.
Giờ nhu cầu lấy giống trâu cũng ít vì có nhiều làng không còn một con trâu nào, bò thì cỡ vài ba chục con cụ ạ! Vả lại sau khi bị chủ đánh lúc động cỡn nọ thì con trâu này chắc sợ, không dám đến gần trâu cái nữa!Sao k nhân giống trâu mà bắt nó đi tu vậy nhỉ?
Đọc mà e cũng gần khóc. Thương thật.Ngày xưa ông cụ nhà em làm xe bò kéo,cũng có 1 con bò khôn cực kỳ , khôn nhất trong đội xe bò 60 con,ngayf đấy chuyên chở gạch ngói,cát,..nhiều hôm em đi làm thay,lúc ấy em còn bé,không thể nhấc càng lên vai bò được,thế mà cứ luồn dây thừng qua khoẳm là nó cúi đầu ghé sừng vàohaats khoẳm lên vai luôn,và khi đến nơi nó cũng cúi đầu hạ càn rất nhẹ nhàng,nếu lên dốc trơn quá nó còn quỳ xuống để kéo xe,lắm hôm kéo xong đứng dậy đầu gối chân trước nó rớm máu thương lắm,em đi làm về ngang bén sông bọn bạn tắm nó gọi,em vấn thừng vào sừng nó bảo đi về nhà,thế là nó tự đi về đúng chỗ để xe cúi đầu hạ càng rồi vào chuồng ăn cỏ,sau ông cụ nhà em không làm xe bò nữa,bán nó cho một người ở xã bên,khi ông mua bò vào dắt nó ra rất khoát nó không đi, cứ lùi lại mắt vằn lên,o9ng kia sợ quá,sau em phải đánh xe đén nhà cho ông ấy,khi em về nó cứ lôi cái thừng gần đứt mũi,em thì vừa đi bộ về vừa khóc.
Anh ta như thế mà vẫn biết ham muốn...Giờ nhu cầu lấy giống trâu cũng ít vì có nhiều làng không còn một con trâu nào, bò thì cỡ vài ba chục con cụ ạ! Vả lại sau khi bị chủ đánh lúc động cỡn nọ thì con trâu này chắc sợ, không dám đến gần trâu cái nữa!
Vâng,đến giờ đã qua mấy chục năm ,mà em vẫn không quên được nó cụ ạ.Đọc mà e cũng gần khóc. Thương thật.
Giống tốt phải nhân ra chứ cụ?Giờ nhu cầu lấy giống trâu cũng ít vì có nhiều làng không còn một con trâu nào, bò thì cỡ vài ba chục con cụ ạ! Vả lại sau khi bị chủ đánh lúc động cỡn nọ thì con trâu này chắc sợ, không dám đến gần trâu cái nữa!
Cũng phải thông cảm cho Cụ Trâu cày đường nhựa thôi Cụ à, có 2cm nhưng bắt vuốt cong thành thẳng thì thần đèn còn đứt... Chứ nói cái chi nữa!Cụ chỉ cày mấy cm2 cỏ còn kêu mệt , thằng trâu này lai Tây á nó khác bọt lắm
Cảnh đẹp quá, Ninh Bình hay tỉnh nào đó cụ?Trâu nhà em đây.
Kiểu đó thì đầy rẫy ngoài xã hội, nhất là mấy anh em đầu xanh đỏ, xăm trổ đầy mình cụ nhỉ? hi hiXúc động thật, con vật hiểu người chăm bẵm nó và nó sẽ không phụ cái tình đó.
Cụ chủ hôm nào viết bài "Trái tim trâu trong hình bóng một con người" đi ạ