DÍNH LIỀN SỚM KHỚP SỌ
Dính liền sớm khớp sọ (Craniosynostosis) là sự kết hợp sớm hay dính liền sớm của các đường khớp sọ. Có thể chỉ dính một đường khớp duy nhất chẳng hạn như đường khớp trán (Tật sọ hình tam giác - trigonocephaly), đường trục dọc giữa (Tật đầu hình thuyền - scaphocephaly), đường khớp trán đỉnh một bên (Tật đầu nghiêng - plagiocephaly), và đường khớp trán đỉnh hai bên (tật đầu ngắn - brachycephaly) hoặc cũng có thể nhiều đường khớp cùng lúc. Nó làm cho đầu phát triển bất thường và do đó phải chỉnh lại vòm đầu và các biến dạng kèm theo của hộp sọ.
Các hội chứng dính liền sớm khớp sọ là do dính sớm nhiều đường khớp sọ gây ra một loạt các dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng về hình dạng và sự phát triển bất thường của đầu và mặt. Các hội chứng dính liền sớm khớp sọ điển hình là hội chứng Aperts, Crouzons, Pfeiffer, Carpenter, Saethre-Chotzen, và hội chứng dị thường Kleeblattschadel (liền tất cả các khớp sọ). Trong các hội chứng này, đầu và mặt của trẻ phát triển bất thường và do đó phải phẫu thuật sửa chữa nhiều lần để có hiệu quả tối ưu về mặt chức năng và thẩm mỹ.
Tật đầu ngắn (Brachycephaly)
Dị dạng trong tật đầu ngắn bao gồm đầu rộng bất thường và trán cao. Sự phát triển hình dạng tự nhiên làm chiều dài sọ bị ngắn lại theo chiều từ trước ra sau. Tật đầu ngắn kèm theo liền sớm các khớp sọ và cũng tồn tại trong nhiều hội chứng bất thường, chẳng hạn các hội chứng Apert, Crouzons, Pfeiffer, Saethre-Chotzen và Carpenters.
Hội chứng Kleeblattschadel
Hội chứng Kleeblattschadel được mô tả là đầu hình 3 khối hoặc sọ biến dạng hình hoa 3 lá do tất cả các khớp sọ bị dính. Nhìn từ trước, hình dạng sọ giống hoa 3 lá. Phẫu thuật viên giỏi có thể chỉnh hình dạng đầu của bệnh nhân nhìn bình thường hơn.
Tật đầu nhọn (Oxycephaly)
Tật đầu nhọn là một dạng dính liền sớm khớp sọ có đầu hình chóp cao bất thường do dính cả đường trục dọc giữa và đường khớp trán đỉnh.
Tật đầu nghiêng (Plagiocephaly)
Loại dính liền sớm khớp sọ này gây ra bất đối xứng cả sọ và mặt và đầu có hình dạng nghiêng về một bên. Phía trước do do dính một trong các khớp trán đỉnh. Phía sau do khớp đỉnh chẩm dính sớm gây lệch chẩm.
Tật đầu hình thuyền (Scaphocephaly)
Đầu hình dạng con thuyền do dính sớm cả thóp và đường khớp trục dọc giữa. Dạng dính liền sớm khớp sọ này hay gặp nhất. Thường là lành tính và áp lực nội sọ ở giới hạn bình thường. Tuy nhiên, nên phẫu thuật để chỉnh hình dạng đầu nhìn bình thường hơn.
Tật sọ hình tam giác (Trigonocephaly)
Tật sọ hình tam giác gây nên trán có hình tam giác. Trán hẹp nhô ra và hai mắt gần nhau. Nhìn từ trên xuống thấy trán hình tam giác và mũi nhọn. Dị dạng này do dính sớm khớp trán và có thể chỉnh bằng can thiệp phẫu thuật.
HỘI CHỨNG CROUZON VÀ CÁC HỘI CHỨNG KHÁC
Hội chứng Crouzon
Hội chứng Crouzon, hay rối loạn phát triển xương sọ mặt, là biến dạng hiếm gặp, gần giống hội chứng Apert. Mặc dù nhiều thiếu hụt thể chất có trong hội chứng apert không có ở bệnh nhân mắc hội chứng Crouzon, cả hai hội chứng này đều có nguyên nhân di truyền. Trong số 10.000 trẻ sinh ra mỗi ngày tại Hoa Kỳ, xác suất có một trẻ mắc hội chứng Crouzon.
Đặc trưng của Hội chứng Crouzon
Bệnh nhân mắc hội chứng Crouzon có 3 điểm đặc trưng:
Dính liền sớm khớp sọ thường xảy ra ở khớp trán đỉnh và khớp đỉnh chẩm, đôi khi ở trục đứng dọc
Phần giữa mặt kém phát triển với xương gò má thấp, hoặc lồi mắt
Lồi mắt biểu hiện nhãn cầu lồi ra ngoài do hốc mắt rất nông. Bệnh nhân có thể bị lác mắt và/hoặc hai mắt xa nhau.
Một số dấu hiệu thường gặp khác là các rối loạn thị giác do các cơ chuyển động mắt mất cân đối và khiếm thính do nhiễm khuẩn tai tái phát nhiều lần. Khả năng phát triển tinh thần của bệnh nhân thường ở trong mức giới hạn bình thường, tuy nhiên, có một số trường hợp báo cáo có chậm phát triển tinh thần.
Nguyên nhân của hội chứng Crouzon
Nguyên nhân của hội chứng Crouzon cũng giống như nhiều hội chứng dính liền sớm khớp sọ liên quan đến việc biến đổi gen. Nó xảy ra đơn lẻ và cực kỳ hiếm gặp. Thông thường cha mẹ không bị mắc và ít có nguy cơ xảy ra cho những đứa con tiếp theo. Con của những bệnh nhân mắc hội chứng Crouzon có khoảng 50-60% di truyền hội chứng Crouzon do đặc tính trội của gen này.
Điều trị hội chứng Crouzon
Trẻ em mắc hội chứng Crouzon thường phát triển trí tuệ bình thường đôi khi thấy có giảm trí tuệ. Bởi vì phần giữa mặt kém phát triển và vòm miệng nhô cao, thường gặp tắc nghẽn đường thở ở mũi. Nói và phát âm có thể không bình thường do mũi nhỏ, vòm miệng nhô cao, hoặc khớp cắn lệch. Có thể có khe hở vòm miệng ở hội chứng Crouzon và có thể sửa chữa như các khe hở vòm miệng khác. Cũng giống như các bệnh nhân có khe hở vòm miệng khác, có thể khiếm thính do nhiễm khuẩn tai tái phát nhiều lần. Với điều trị đúng cách thì sẽ cải thiện được vấn đề này.
Phẫu thuật nhiều giai đoạn là phương pháp điều trị chung đối với bệnh nhân mắc hội chứng Crouzon. Nó được tiến hành trong năm đầu đời để giải phóng các đường khớp sọ cho phép có đủ thể tích hộp sọ để não phát triển và nở rộng một cách bình thường. Cần tái cấu trúc hình dạng hộp sọ nhiều khi trẻ lớn dần để có kết quả tốt nhất. Ngoài ra, tùy vào mức độ biến dạng sọ, quá trình phẫu thuật có thể tiến hành một hoặc hai giai đoạn. Nều cần có thể phẫu thuật hàm và phần giữa mặt để cho phép đủ thể tích hốc mắt và làm giảm lồi mắt sửa chữa khớp cắn cho phù hợp và tạo nên bộ mặt nhìn bình thường hơn.