[Funland] Con nợ lớn nhất của chính phủ

tuannaff

Xe điện
Biển số
OF-95789
Ngày cấp bằng
18/5/11
Số km
2,070
Động cơ
415,000 Mã lực
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chiếm hơn một phần ba tổng số nợ mà Chính phủ phải bảo lãnh, tính đến hết năm 2015.
Theo báo cáo vừa được Bộ Tài chính gửi lên Chính phủ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam - công ty mẹ hiện có nợ vay 9,7 tỷ USD, chiếm 61,2% số vay nợ được bảo lãnh của lĩnh vực điện. Ngoài ra, Tổng công ty truyền tại điện Việt Nam (EVN/NPT) cũng được bảo lãnh nợ 445 triệu USD. Cơ cấu vay nợ chủ yếu là nước ngoài.

Riêng trong năm 2015, EVN được cấp bảo lãnh hơn 2 tỷ USD cho 2 dự án mà tập đoàn làm chủ đầu tư trực tiếp.






Được bảo lãnh, vốn vay ưu đãi nhưng kinh doanh của EVN không đạt được kỳ vọng.

Bộ Tài chính cũng nhấn mạnh EVN và các công ty điện lực phải xử lý vấn đề lỗ chênh lệch tỷ giá hằng năm do nguồn thu bán điện đến từ nội tệ trong khi có nhiều khoản vay lớn bằng ngoại tệ. Đồng thời, Bộ Công Thương cần xem xét các khoản lỗ này do chính sách hay không, để đảm bảo tiêu chí doanh nghiệp không bị lỗ khi xem xét cấp bảo lãnh Chính phủ.

Ngoài ra, nếu EVN có các dự án triển khai, huy động vốn lớn, cần phải được Quốc hội phê duyệt bảo lãnh vì liên quan đến an ninh tài chính quốc gia.

"Trong quá trình quản lý danh mục đầu tư của mình và theo xu hướng cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước, EVN cần có sự hoạch định chiến lược về quản lý tài sản và nghĩa vụ nợ sau đầu tư để đảm bảo năng lực tài chính và khả năng trả nợ", Bộ Tài chính yêu cầu. Cơ quan quản lý đồng thời cũng nhắc việc một số công ty mua bán điện của EVN chậm thanh toán, dẫn đến các công ty phát điện cũng bị hụt nguồn trả nợ.

Thực tế, EVN là "ông lớn" nặng nợ nhất hiện nay. Theo một báo cáo của tập đoàn, đến cuối năm 2014, tổng tài sản công ty mẹ đạt 576.133 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 161.190 tỷ. Hệ số nợ phải trả/vốn Nhà nước đạt 2,64 lần, tương ứng số nợ phải trả vượt 425.000 tỷ đồng.

Nợ nước ngoài của tập đoàn cũng vượt 162.000 tỷ đồng. Chỉ tính tiêng dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, tổng vố đầu tư đã hơn 1,6 tỷ USD (36.000 tỷ đồng), trong đó 85% là vốn vay tín dụng của Ngân hàng Kexim, Ksure (Hàn Quốc) và Ngân hàng JBIC (Nhật Bản).

Các đơn vị thành viên khác của EVN cũng có những khoản vay ngoại tệ lớn như: Tổng công ty truyền tải điện Quốc gia vay 245 triệu USD từ Citibank hay vay BNP Paribas 108 triệu USD...

Vay nợ lớn từ nước ngoài, mỗi biến động tỷ giá đều khiến EVN và các công ty trực thuộc khó khăn về cân đối tài chính. Trong cuộc họp báo công bố kết quả kinh doanh giữa tháng 2/2016, Phó tổng giám đốc - Đinh Quang Tri cho biết, năm 2014, công ty đã lãi 823 tỷ đồng nhưng nếu hạch toán cả chênh lệch tỷ giá thì công ty sẽ lỗ. Tuy nhiên, công ty được cho hưởng cơ chế đặc biệt là sẽ phân bổ các khoản lỗ trả dần khi điều kiện tài chính cho phép. Thông thường, các công ty khác sẽ phải hạch toán khoản chênh lệch tỷ giá hằng năm.

Trong khi đó, báo cáo của kiểm toán độc lập ghi nhận lỗ tỷ giá của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia là 1.682,21 tỷ đồng; Tổng công ty Phát điện 1 là 641,75 tỷ đồng, Tổng công ty Phát điện 3 là 810,94 tỷ đồng, Công ty Nhiệt điện Hải Phòng là 392,12 tỷ đồng và Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh là 1.260,46 tỷ đồng…

Hơn một thập niên qua, Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ về nhu cầu điện. Sản lượng tiêu thụ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 13% một năm, đến năm 2015 đạt 145 TWh, tăng gấp 6,5 lần so với mức 22,4 TWh ở năm 2000. Nhu cầu đến từ khu vực công nghiệp – xây dựng do tác động của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, khiến ngành điện phải đầu tư lớn để đáp ứng.

Từ đó, hàng loạt các dự án với quy mô vốn hàng tỷ đôla ra đời. Việc vay nợ nước ngoài lớn khiến ngành điện luôn đứng trước những rủi ro về tỷ giá, từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, tạo sức ép lên giá điện.

Đồng thời, nợ của EVN còn ảnh hưởng đến rủi ro nợ công của Việt Nam, tác động vào việc nợ Chính phủ vượt trần, đạt 50,3% cuối năm 2015. Tính đến cuối năm này, nợ được Chính phủ bảo lãnh là 26 tỷ USD, trong đó EVN chiếm tới gần 10 tỷ USD, trong khi số tiền trả nợ đạt gần 3,9 tỷ USD. Bộ Tài chính dự định sẽ quản lý chặt chẽ việc bảo lãnh này để giảm tác động đến nợ công, tạo đòn bẩy kinh tế phát triển.
 

doantau

Đi bộ
Biển số
OF-436578
Ngày cấp bằng
12/7/16
Số km
6
Động cơ
212,340 Mã lực
Tuổi
38
em dự là sắp tăng giá điện :D
 

ChienPT

Xe tải
Biển số
OF-369301
Ngày cấp bằng
4/6/15
Số km
255
Động cơ
254,280 Mã lực
Rồi lại khổ dân thôi cccm ạ.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,373 Mã lực
Vầng nhu cầu dùng điện tăng cho sản xuất, sinh hoạt các cụ biết rồi. Nước nhà thì làm có dư ăn để tích lũy đâu, năm nào cũng bội chi ngân sách. Không vay thì lấy gì mà đầu tư vào ngành điện?
 

Pvsc

Xe trâu
Biển số
OF-370510
Ngày cấp bằng
16/6/15
Số km
31,312
Động cơ
548,766 Mã lực

Kiều Oanh

Xe buýt
Biển số
OF-191800
Ngày cấp bằng
28/4/13
Số km
538
Động cơ
333,080 Mã lực
Số nợ này nếu viết bằng chữ số qui ra tiền VNd thig viết thế nào các cụ mợ nhỉ?
 

2111987

Xe tải
Biển số
OF-200839
Ngày cấp bằng
5/7/13
Số km
272
Động cơ
324,891 Mã lực
Em vừa đọc bài này xong, toát hết cả mồ hôi hột. Thôi em đi trộn nốt xô vữa kiếm tiền trả nợ đây cccm ạ.
 

Trình Lê

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-386168
Ngày cấp bằng
8/10/15
Số km
204
Động cơ
241,580 Mã lực
Giá điện ngày ngày tăng mà không thấy giảm bao giờ
 

likefim72

Xe điện
Biển số
OF-336653
Ngày cấp bằng
29/9/14
Số km
2,085
Động cơ
293,380 Mã lực
Đúng là đồ hại điện, điên nặng, chỉ được mỗi bài móc túi dân lấy tiền đầu tư bậy bạ. Mà sao mấy thằng lờ đờ vẫn nhơn nhơn là sao các cụ, không bị quả báo ?.
 

thin

Xe buýt
Biển số
OF-325291
Ngày cấp bằng
29/6/14
Số km
571
Động cơ
266,772 Mã lực
Không sợ con nợ lớn nhất, chỉ sợ con nợ kém hiệu quả và mất khả năng chi trả!
 

202

Xe lăn
Biển số
OF-127263
Ngày cấp bằng
10/1/12
Số km
11,118
Động cơ
2,093,275 Mã lực
Vầng nhu cầu dùng điện tăng cho sản xuất, sinh hoạt các cụ biết rồi. Nước nhà thì làm có dư ăn để tích lũy đâu, năm nào cũng bội chi ngân sách. Không vay thì lấy gì mà đầu tư vào ngành điện?
Vấn đề là quản lý và đầu tư yếu kém gây thiệt hại lớn. Đất nước thì khó khăn, nợ thì nhiều. Độc quyền dẫn đến yếu kém và thua lỗ. cứ tăng giá mà hết lỗ thì a cũng làm quản lý được
 

namtran8686

Xe buýt
Biển số
OF-409944
Ngày cấp bằng
12/3/16
Số km
861
Động cơ
230,170 Mã lực
Làm nhà nước thích nhỉ. Thua lỗ nghìn tỉ mà vẫn nhởn nhơ
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,027
Động cơ
551,119 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Con nợ lớn nhất của chính phủ là nhân dân, nợ từ tiền kiếp thành ra kiếp này phải trả nợ thôi.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,373 Mã lực
Vấn đề là quản lý và đầu tư yếu kém gây thiệt hại lớn. Đất nước thì khó khăn, nợ thì nhiều. Độc quyền dẫn đến yếu kém và thua lỗ. cứ tăng giá mà hết lỗ thì a cũng làm quản lý được
Giá điện ở VN rất thấp, cái này những tổ chức quốc tế tài trợ cho VN lúc nào chả thúc đẩy tăng giá điện. Ngành điện không có lãi nên có có tiền tái đầu tư ==>> Chính phủ phải bảo lãnh vay nước ngoài.

Vấn đề không đơn giản như các cụ chém gió ở quán nước vỉa hè. Vấn đề giá điện ở VN không những chỉ để đảm bảo an sinh xã hội, mà còn để phục vụ sản xuất công nghiệp. Nếu giá điện tăng thì sản xuất ở VN không còn rẻ nữa, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ bỏ đi.
 

Dũng Ốc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-86161
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
23,333
Động cơ
585,441 Mã lực
Nơi ở
Một chốn bốn nơi.
Giá điện ở VN rất thấp, cái này những tổ chức quốc tế tài trợ cho VN lúc nào chả thúc đẩy tăng giá điện. Ngành điện không có lãi nên có có tiền tái đầu tư ==>> Chính phủ phải bảo lãnh vay nước ngoài.

Vấn đề không đơn giản như các cụ chém gió ở quán nước vỉa hè. Vấn đề giá điện ở VN không những chỉ để đảm bảo an sinh xã hội, mà còn để phục vụ sản xuất công nghiệp. Nếu giá điện tăng thì sản xuất ở VN không còn rẻ nữa, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ bỏ đi.
Năm 2012 em có làm tài trợ cho 1 dự án truyền tải điện năng, vay vốn của Đức. Lúc đó em mới biết ngành điện có những dự án lỗ vẫn phải làm. Ví dụ: Kéo điện ra đảo Lý Sơn lỗ lòi vì tiền điện thu ngoài đó không thấm tháp gì so với vốn đầu tư nhưng vẫn phải làm, hay các đường dây tải điện về các tỉnh như Lai Châu, Điện Biên, Sơn La... chi phí cực lớn bởi địa hình và khoảng cách. Nhưng tiền điện cả tỉnh Lai Châu chưa bằng 1 quận ở HN.
Nhưng em cũng lại nhận ra: Đầu tư ngành điện bị thất thoát khá nhiều do đội giá.
 

noibai_linking

Xe tải
Biển số
OF-419580
Ngày cấp bằng
28/4/16
Số km
344
Động cơ
222,240 Mã lực
Tuổi
44
Năm 2012 em có làm tài trợ cho 1 dự án truyền tải điện năng, vay vốn của Đức. Lúc đó em mới biết ngành điện có những dự án lỗ vẫn phải làm. Ví dụ: Kéo điện ra đảo Lý Sơn lỗ lòi vì tiền điện thu ngoài đó không thấm tháp gì so với vốn đầu tư nhưng vẫn phải làm, hay các đường dây tải điện về các tỉnh như Lai Châu, Điện Biên, Sơn La... chi phí cực lớn bởi địa hình và khoảng cách. Nhưng tiền điện cả tỉnh Lai Châu chưa bằng 1 quận ở HN.
Nhưng em cũng lại nhận ra: Đầu tư ngành điện bị thất thoát khá nhiều do đội giá.
Đúng rồi cụ, nhiều dự án biết lỗ vẫn phải chui vào. Nhưng số đó e nghĩ ko nhiều.
 

Jackies

Xe điện
Biển số
OF-358381
Ngày cấp bằng
16/3/15
Số km
4,238
Động cơ
293,164 Mã lực
Nơi ở
Thiên đường
Đúng là đồ hại điện, điên nặng, chỉ được mỗi bài móc túi dân lấy tiền đầu tư bậy bạ. Mà sao mấy thằng lờ đờ vẫn nhơn nhơn là sao các cụ, không bị quả báo ?.
Đi rừng người ta đốn cây ngay, cây thẳng làm đc nhiều việc
Mấy ngài ở trển xuống tuyển cũng không chọn bọn lờ đờ nhà ta đâu
 

Dũng Ốc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-86161
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
23,333
Động cơ
585,441 Mã lực
Nơi ở
Một chốn bốn nơi.
Đúng rồi cụ, nhiều dự án biết lỗ vẫn phải chui vào. Nhưng số đó e nghĩ ko nhiều.
Nhiều đó cụ, em lấy ví dụ: Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Tây Nguyên, Nam Lào, Tây Nghệ An...
Đặc biệt là cái Nam Lào, bán điện giá rẻ cho Lào để nó hạn chế làm thủy điện chặn dòng.
Trước đây rất nhiều cụ chửi việc trong nước thì thừa điện mà vẫn mua điện tàu, thực ra mua điện tàu lợi hơn nếu đấu nối cho các tỉnh miền núi phía bắc, bởi tránh được rất nhiều hao tổn đường dây.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top