Theo điều kiện gia đình và nhu cầu chi tiêu tối thiểu những việc cần thiết hàng ngày của con + dự phòng phát sinh.
Như nhà e tiểu học bm đưa đón, ăn uống, sách vở học hành bm chi nên k cấp tiền tiêu vặt. Thi thoảng đưa tiền ra ngõ ra chợ gần nhà mua đồ lặt vặt gia đình rau dưa cho làm quen cách mua hàng, tính tiền.
Từ cấp 2 đi xe buýt tự đi tự về tự ăn tự uống những hôm học cả ngày, học thêm thì tính toán đưa cho 1 cục từ đầu tháng, bao gồm tiền mua vé xe buýt, ăn sáng, ăn trưa khi k bán trú, lót dạ chiều hôm học thêm. Con tự tính mang theo hàng ngày số tiền bắt buộc phải chi + dự phòng cố định một khoản trong ví dự phòng tắc đường đổi xe ôm kịp giờ học, hoặc mua đồ dùng học tập lặt vặt... Tụ tập bạn bè thân, xem phim, đi chơi, ăn uống thì cho riêng khi các con hẹn nhau.
Lên cấp 3 bắt đầu biết tranh thủ làm thêm kiếm tiền bên ngoài như đi làm tình nguyện, làm thuê lặt vặt bằng kỹ năng máy tính... thì cho tự giữ, tự quản lý chi tiêu. Số tiền bm chi vẫn cấp đủ bằng tiền mặt và thẻ visa theo hạn mức hàng tháng để tiện sử dụng loại nào thì tiêu loại đó. Tiền học, quỹ lớp, đóng góp nọ kia ck vào tk nh của con cho con tự nộp.
Nhà e không trả lương việc nhà, tới tuổi nào thì làm việc đó chia sẻ trách nhiệm chung gia đình. Tiểu học là tự phải biết nấu mấy món lặt vặt rang cơm, úp mỳ. Lên cấp 3 cả 2 chị em đều thích nấu ăn và nấu ăn ngon. Chị rửa bát thì e tráng úp giỏ. Cô chị tính rộng rãi hơn, tiền làm thêm từ lần lĩnh đầu đã biết trích ra mua quà biếu ông bà bm, cho em. Cậu em thì chi li ki bo hơn. Tiết kiệm tiền ăn hàng ngày bằng cách dậy sớm tự nấu ăn ở nhà trước khi đi học, hoặc ăn xôi, bánh mỳ thay phở bún. Những hôm chỉ học một buổi thì tan học vào siêu thị mua đồ về tự nấu ăn. Tiền dư ra dành mua sách, mua truyện. 2 bức tường phòng riêng kín sách từ sàn lên trần nhà.
Con nhà em rèn từ bé nói không với nước ngọt có ga, đồ ăn nhanh, gà rán trừ tổng kết năm lớp tổ chức ăn thì thả 1 lần.