Dụng ý của cụ thì ok (em đồng tình với luận điểm) nhưng cách đưa ví dụ không thuyết phục, thậm chí phản tác dụng
:
Bác dẫn cả gia đình đi ăn với gia đình nhà bạn. Nhà hàng lịch sự, gia đình bên kia ăn mặc nhã nhặn lịch sự, gia đình mình cũng thế, trừ thằng nhóc buộc cái đầu ko giống ai.
Quy tắc ứng xử trong xã hội là cái được hiểu và áp dụng theo cá nhân, văn hóa tập thể/gia đình, bối cảnh chung, tình huống cụ thể... Ngoài những thứ có thể được "toàn dân" đồng ý với nhau là chuẩn mực tối thiểu như không gây mất trật tự, nguy hiểm, mất an toàn - vệ sinh (đến mức ghi vào nội quy của quán) thì tất cả những cái còn lại đều không đồng ý được với nhau, dẫn đến không phân định được đúng/sai, nên/không nên... Do đó bên cạnh cách buộc tóc còn có vô vàn các điều khác như cách phụ trang, cách chào hỏi, cách giao tiếp, cách thể hiện thái độ trên bàn tiệc, cách tỏ ra con ngoan - trò giỏi - thiếu niên năng động...
Bác thấy ổn ko ?
Một người thấy có "ổn" không chả liên quan và quyết định nhưng người khác thấy có "ổn" không, vì tiêu chí để đánh giá là khác nhau, khái niệm "ổn" là gì cũng khác nhau ở từng người. Thường chỉ định lượng được mới hết gây bối rối hoặc tranh cãi, còn "ổn" là định tính mất rồi
Tương tự về ví dụ
trang phục của đồng nghiệp nữ. Văn hóa và các giá trị của tổ chức sẽ tạo ra các nội quy, quy định chuẩn mực về hành vi để chế tài về trang phục công sở, ví dụ ngắn bao nhiêu từ đầu gối là ko được, hở cúc thứ mấy là hở ngực, mỏng thế nào là xuyên thấu, kiểu váy áo nào là không thể hiện hình ảnh chuyên nghiệp...
Nếu thỏa mãn các chuẩn mực tối thiểu đó rồi thì trang phục của đồng nghiệp nữ có ảnh hưởng đến ai hay không lại là do mắt nhìn, tức quay lại định tính