Hì, đoạn qua Pearl Lake cũng khá đẹp, tiếc là không có nắng cụ
abc
Hẹn Pearl Lake vào 1 dịp khác vậy cụ Chuột bach nhể!
Góc này trùng với cụ Bạch nhưng thôi cứ bót vì có con ngao hơi khác đi tí
Xa xa sau dãy băng sơn kia là địa hạt Litang:
Em lại lan man tí về Litang.
Khu vực này là vùng lõi người Tạng ở vùng Kham, người Tạng gọi nó là Lythang, tụi khựa kêu nó là Lỉ Tấng đến khi diễn nôm thì nó lại thành Lí Đường, thật khó để phiên thế nào cho đúng khi hỏi đường. Em diễn giải về cái tên hơi dài tí là vì tụi em thuê xe gặp được bạn lái xe mù chữ, đoạn đường từ Shangri-la qua Daocheng thì bạn ấy đã từng đi nên không vấn đề gì lắm nhưng từ đoạn Daocheng đi Litang bạn ấy chạy lần đầu. Biển báo giao thông trên quốc lộ ở khu vực này được ghi bằng 3 thứ tiếng: Trung giản thể, Phạn và Anh, cả 3 loại chữ đó bạn lái xe đều không đọc được nên cứ đến chỗ có đường giao nhau là bạn ấy quay ra hỏi tụi em, được cái here map trên Nokia ghẻ chạy khá ngon nên em thành thằng dẫn đường. Do ngôn ngữ nó khóa lưỡi nên giao tiếp với nhau hơi khó & bạn lái xe có vẻ không tin tưởng lắm nên cứ chạy được vài km là bạn ấy lại quay ra hỏi: Lỷ Tháng đi thẳng à? Có đúng là đi Lỷ Tháng không?...Hỏi như máy nhại, nhức đầu phết các cụ ạ, bực mình em không trả lời nữa, quay ra ngắm bò, có nhiều đám bò đen kịt trên cái nền đồi vàng vàng nhìn cứ như bát chè vừng, mấy chỗ đó em lại quên không chụp, chụp được nhõn phát này:
Người Tạng ở Litang thuộc diện hiếu chiến nhất trong các vùng. Sau khi TQ giành độc lập năm 1949& người Anh rút khỏi đất Tạng, Nepal chính quyền trung ương Khựa quyết định tẩn lên vùng cao phía tây để chiếm đất khi đang đục nước. Do nằm trên trục chính dẫn từ Xuyên lên Tạng nên những năm 50 của thế kỉ trước, Litang là phòng tuyến chiến đấu ác liệt giữa PLA (People's Liberation Army - Quân giải phóng nhân dân) và nhóm người Tạng vũ trang có tên là Chushi Gangdruk, khựa gọi nhóm này là phiến quân nổi dậy. Sau 6 năm ròng tẩn nhau cù cưa thì khựa quyết định dùng không lực để dứt điểm, thế là bom được huy động rải làm nền cho bộ binh, Litang thất thủ, PLA chiếm được toàn phần và tiếp tục hướng lên giải quyết nốt Lhasa và các vùng lân cận trong 3 năm sau. Rất nhiều tu viện ở Litang đã bị bình địa sau những đợt rải bom của khựa vì tu viện chính là nơi tập trung quân Tạng kháng chiến.
50 năm sau khi bị khựa đàn áp & thuần phục (nhất là trong giai đoạn anh Hồ Đào làm bí thư), mùa thu năm 2007 trong 1 lễ hội đua ngựa truyền thống ở vùng này, Runggye Adak vị tu sĩ đầu lĩnh người Tạng bất ngờ có bài hịch kêu gọi dân Tạng vùng lên đòi quyền tự trị thực sự & chống lại chính quyền trung ương, sức lan tỏa của bài hịch đủ mạnh để dựng lên cả 1 phong trào biểu tình trên toàn lãnh thổ của người Tạng. Tất nhiên, chính quyền khựa không chấp nhận, không thỏa hiệp và cuộc đàn áp mạnh mẽ với cái tên mĩ miều: "Chiến dịch giáo dục lòng yêu nước" đã diễn ra, cùng đó là hoàng loạt những vụ bắt bớ nhằm vào các đầu lĩnh cũng như ép buộc dân Tạng chống lại lời kêu gọi đòi độc lập của đức Dalai Lama 14.
Dù bị đàn áp nặng nề & dân số Tạng cũng bị vơi đi khá nhiều nhưng phong trào kháng khựa vẫn âm ỉ cháy trong dân Tạng, nó bùng lên tạo thành 1 biến cố lớn vào năm 2008 ở Tibet với Lhasa là hạt nhân tuy nhiên cũng như bao lần trước quân khựa vẫn thắng & họ ra tay mạnh hơn, dẹp kĩ hơn, an ninh thắt chặt hơn và từ đó giấy phép vào Tibet cũng khó hơn, được chia nhỏ ra như giấy phép vào vùng thủ phủ Lhasa, vùng Shigatse & EBC (Quân đội duyệt). Công cuộc Hán hóa vùng này được đẩy mạnh & nhanh hơn bao giờ, em được lò mò vào Tibet đúng dịp đó rồi xem ảnh các bạn đi sau này thì thấy nó đã bị thay đổi khá nhiều.
Litang nằm cao hơn Lhasa (Tibet) khoảng 400m, ở độ cao trên 4000m là 1 trong vài thị trấn cao nhất thế giới, được bao bọc bởi những dãy băng sơn, hiện nó đang được xây dựng lại gần như mới hoàn toàn, khi tụi em đến thì cả thị trấn là 1 cái cái công trường ngổn ngang, hầu hết các đường đều cấm xe cơ giới do đang thi công, nhà dân được xây mới lại đồng loạt, công sở, khách sạn, nhà nghỉ tíu tít, tấp nập những cẩu tháp, máy móc xây dựng. Nhìn chán quá nên chẳng muốn chụp choẹt gì, thấy cái biển đường chỉ đi Lhasa, em chụp phát oánh dấu: