- Biển số
- OF-698009
- Ngày cấp bằng
- 8/9/19
- Số km
- 9,271
- Động cơ
- 350,940 Mã lực
Đương nhiên đã có rất nhiều debate như thế ở quốc hội, em thời đó đọc báo VN cũng biết. Tuy vậy các thảo luận đó chỉ xung quanh gói cứu trợ của chính phủ Mỹ thôi, sau này thông qua quy mô 700-800 tỉ. Thực tế thì chính phủ Mỹ chắc cũng chỉ cố đến thế là hết nấc, vì bản thân chính phủ Mỹ làm gì còn tiền khi thâm hụt hàng năm và nợ công đã chạm giới hạn.Có rất nhiều gói cứu trợ được tung ra trong thời điểm đó. Gói 700 tỷ được thượng viện Mỹ thông qua tháng 10/2008, sau đó Fed tung tiếp gói 800 tỷ vào tháng 11…
Cuộc debate ở quốc hội Mỹ được tường thuật trực tiếp và xem online. Thời điểm đó em ở Singapore, có thể mạng nhanh hơn VN chăng.
Em còn nhớ mỗi nghị sĩ có 1-2 phút lên trình bày để vận động Yes or No. Có chú thì lên đọc diễn văn, có chú thì mang giấy lên vẽ… xong mới tổ chức bấm nút. Chuyện đó ko quên được đâu, vì mấy anh em ngồi tụ tập xem với nhau.
Fed mới là cỗ máy in tiền không giới hạn và là tổ chức thực sự đưa nền kinh tế Mỹ qua khủng hoảng. Bản thân tiền để chính phủ Mỹ cứu trợ về thực tế cũng là tiền Fed bơm cho. Tuy nhiên Fed hoạt động theo quy tắc, trách nhiệm của riêng nó và quốc hội, chính phủ Mỹ không có quyền chỉ thị nó làm gì. Do đó các debate ở quốc hội Mỹ không hề có tác dụng gì với Fed cả.
Cái biểu đồ dưới đây mới thực sự thể hiện quy mô bơm tiền của Fed vào nền kinh tế, hàng nghìn tỉ từ mức quanh 800 tỉ USD giai đoạn trước 2008 lên đến 4000 tỉ năm 2015. Hiểu nôm na Fed đã in thêm hơn 3k tỉ USD. Đợt covid thì Fed quen tay bơm liền thêm 4k tỉ chả cần phải nghĩ nhiều. Những quyết định bơm này làm gì có debate trực tiếp cho các cụ hóng xem. Thế nên từ sau 2008 giới trading người ta hóng thông cáo Fed là chính chứ debate ở quốc hội xem tham khảo thôi.
Chỉnh sửa cuối: