Trước khi nói đến những yếu tố khác, em trả lời bài này phát là em ghét cực kiểu tư duy này nhé
Con không chê cha mẹ khó vì mặc định xã hội (này) (với những comment kiểu trên) ép nó thế. Nó có thể không vừa lòng, nhưng nó không nói ra, hoặc nó sợ chính cái suy nghĩ ấy, sợ chính bản thân mình "sao mình lại dám có suy nghĩ ấy". Thực ra cảm giác oán trách nếu có xuất hiện cũng là rất bình thường.
Con cái sinh ra từ sự ích kỉ của cha mẹ. Nếu nhìn vào vô khối đứa trẻ sinh ra ngoài ý muốn, bị hắt hủi, bị bỏ rơi, bị đem ra cho những mục đích khác đầy toan tính của người lớn, nhìn vào những người sinh ra trong gia đình không phút giây hạnh phúc, luôn đè nặng một cảm giác nặng nề, chán ghét cuộc đời, ta thấy hoàn toàn việc sinh ra trên cõi đời không hẳn là "được" mà hoàn toàn có thể là "bị" sinh ra.
Con cái (thường) vẫn biết ơn cha mẹ vì nhiều việc khác, nhưng việc cha mẹ sinh ra nó thì đúng là nhu cầu của họ chứ không phải của nó. Chính người lớn nên hiểu rõ và thoải mái với cách nhìn này, trong khi vẫn chăm lo cho con.
Mặc định sinh ra là phải biết ơn người sinh ra mình là một sự mặc định không thực tế. Khi được yêu thương thực sự, cảm giác biết ơn là rất tự nhiên.
Khi phải đem giáo điều về sự biết ơn và sinh thành ra để kể công, doạ dẫm, đó là lúc người ta thất bại trong cả yêu thương lẫn giáo dục. Giáo dục nước ta thấp kém vì dùng trẻ em để ca tụng những gì mình chưa làm được, thương thân mình hơn thương đứa trẻ, chưa làm được gì ra hồn đã dám kể công. Và vênh váo rằng "vì tao sinh ra mày". Hỏi nó xem nó có muốn làm con quý vị không nhé
Bao giờ trẻ em thực sự như búp trên cành, hãy mở mồm nói mình tử tế. Cố gắng làm cha mẹ tốt, luôn nghĩ cho đứa trẻ, và cố gắng cho nó những gì tốt đẹp nhất cho nó, đó như là sự chuộc lỗi với đứa trẻ vì đã mình sinh ra nó theo nhu cầu của mình vậy.
Như vậy, trách nhiệm trong việc làm cha mẹ là bắt buộc về mặt nhân cách. Còn biết ơn là nhu cầu tự thân của mỗi người.
Ta xin lỗi con vì đã đem con vào cõi đời này, nơi mà mọi thứ đều bất định, khổ đau vui buồn lẫn lộn, và ta cảm ơn con vì đã đến bên đời ta: "Cảm ơn vì con đến bên mẹ" -- giống như trong Nhật ký của mẹ.
George Carlin nói về điều răn thứ 4 trong 10 điều răn (điều 4: "Respect your parents"):
This commandment is about obedience and respect for authority; in other words it's simply a device for controlling people.
The truth is, obedience and respect should not be granted automatically. They should be earned. They should be based on the parents' (or the authority figure's) performance. Parents' performance. Some parents deserve respect. Most of them don't. Period.
-------
Mà thật ra thớt này phản ánh rõ cách nhìn của mợ chủ. Có 1 cụ hỏi "có nghĩ cho đứa bé không", em e là không, lúc nào cũng là vì mình, mình có quyền, rồi thì "phụ nữ có quyền", rồi "nó sẽ tự khắc quen, tâm sinh lý không phải lo".