- Biển số
- OF-805836
- Ngày cấp bằng
- 27/2/22
- Số km
- 100
- Động cơ
- 7,418 Mã lực
bay bố nó mất 50%
Coin đang tuột dóc không phanh làm sao mà lời như thế đượccác cụ cho em hỏi ngu cái,em thi k rành về C,chỉ nghe nói co thag bạn bỏ ra 500 củ đầu tư C mà lãi 10 tỷ,thật k cụ?thây xe cộ nha cửa mua ầm ầm
à khoảng 2 năm trước bác ạCoin đang tuột dóc không phanh làm sao mà lời như thế được
2 năm trc thì đc cụ, nếu biết chơi và rút sớm. Nếu để tới giờ thì vỡ mồm rồi.à khoảng 2 năm trước bác ạ
Cụ cho biết vấn đề nội tại của BTC với. Còn ETH shitcoin thì mình ko care.Em đang đào coin nên thấy nó tốn năng lượng vô cùng, nhân có bác gì bên trên nói POW với POS nên có ý kiến rằng ngay như ETH một nhóm phát triển họ có thể tùy ý đổi sang POS thì nhà đầu tư cứ xác định chạy theo dài, ở đấy mà "phi tập trung", chính vì vậy bác gì ở trên ca ngợi BTC cũng không phải không có lý, tuy nhiên, nếu số coin của Satoshi Nakamoto đột nhiên trở lại giao dịch thì nhà đầu tư lại liêu xiêu. BTC cũng chẳng phải toàn ưu việt, quá nhiều vấn đề nội tại khiến em cho rằng BTC không bao giờ có giá 1M.
CK em vơi đi 10% lợi nhuận đã đạt được và rút ra, nên buông xuôi không nhìn bảng nữa.
Chỉ có bds là dự cảm sẽ đi xuống, tuy nhiên không có hành động dứt khoát nên giờ là thứ đau đầu nhất.
Từ kẻ tự do tài chính giờ thành nô lệ tài chính rồi.
Blockchain về bản chất là giải pháp chứ không phải công nghệ. Trong giao dịch truyền thống, để xác nhận A chuyển cho B x đồng thì cần có một tổ chức trung gian, với tài chính thì đó là ngân hàng. Ý tưởng xóa bỏ thành phần trung gian này đã tạo nên blockchain, khi đó họ dùng giải pháp "phi tập trung" sổ cái được nắm giữ bởi mỗi user nên có thể bỏ đi đối tượng thứ 3 trong xác thực. Không lan man vào cái blockchain, chỉ là để giải thích BTC không phải là blockchain mà nó dựa vào nguyên lý blockchain để xác thực giao dịch, nó không có bí quyết gì ghê gớm, nên ngay sao đó đã có hàng ngàn coin khác được tạo nên, thậm chỉ chỉ bởi các lập trình viên cá nhân, vì ý tưởng blockchain đã bị copy.Cụ cho biết vấn đề nội tại của BTC với. Còn ETH shitcoin thì mình ko care.
Cụ ko phải giải thích cho tôi về blockchain vì tôi quá hiểu nó rồi.Blockchain về bản chất là giải pháp chứ không phải công nghệ. Trong giao dịch truyền thống, để xác nhận A chuyển cho B x đồng thì cần có một tổ chức trung gian, với tài chính thì đó là ngân hàng. Ý tưởng xóa bỏ thành phần trung gian này đã tạo nên blockchain, khi đó họ dùng giải pháp "phi tập trung" sổ cái được nắm giữ bởi mỗi user nên có thể bỏ đi đối tượng thứ 3 trong xác thực. Không lan man vào cái blockchain, chỉ là để giải thích BTC không phải là blockchain mà nó dựa vào nguyên lý blockchain để xác thực giao dịch, nó không có bí quyết gì ghê gớm, nên ngay sao đó đã có hàng ngàn coin khác được tạo nên, thậm chỉ chỉ bởi các lập trình viên cá nhân, vì ý tưởng blockchain đã bị copy.
Vấn đề nội tại của BTC chính là năng lượng, POW dựa vào thợ đào để xác định giao dịch, cho nên khi chiến tranh Nga Ukraina làm năng lượng lên giá thì giá coin giảm thảm ngay. Do là thế hệ 1 nên thuật toán chưa được tối ưu, thời gian xác thực giao dịch thật của BTC là rất lâu, đấy là những giao dịch P2P, còn giao dịch tập trung qua các sàn thì chỉ một cú nhấp chuột, tuy nhiên nếu thế thì nó lại trở lại mô hình bank, đó là giao dịch tập trung mất rồi.
Vấn đề tiếp theo còn khó giải quyết hơn, đó là vấn đề thu hồi giao dịch. Vì là con người trong cuộc sống thì luôn có nhầm lẫn, ví dụ bạn cần thanh toán 10 đồng, nhưng nhầm một số 0 nó thành ra 100 đồng, nếu trong giao dịch truyền thống, ngân hàng trung gian sẽ kiểm tra và thu hồi giao dịch. Tuy nhiên trong BTC, sau khi nhấp chuột bạn sẽ thu hồi bằng cách nào?
Còn một số vấn đề nữa nhưng thôi dừng ở đây vì bạn sẽ không tin tôi đâu.
Tôi biết là bác có tìm hiểu nhưng bác có định kiến thiên vị nên rất khó để tranh luận về thứ mà bác quá yêu thích. Tại sao tôi kết luận thế khi mà tôi chưa gặp bác thậm chí lần đầu tranh luận với bác? đơn giản là vì với hai vấn đề tôi nêu bác chưa trả lời đúng vào trọng tâm.Cụ ko phải giải thích cho tôi về blockchain vì tôi quá hiểu nó rồi.
Còn cái ý BTC tốn năng lượng chắc là cụ được nhồi nhét bởi cơ số kẻ anti crypto. Nếu thế giới lo sợ tốn năng lượng thì đừng dùng máy giặt, smartphone, internet v..v.. nữa .. nhưng người ta vẫn dùng vì nó mang lại lợi ích. BTC tốn năng lượng nhưng nó mạng lại lợi ích, cụ thể như cụ nói là loại bỏ hoàn toàn bên trung gian. Lũ trung gian nếu tồn tại thì tốn NL hơn rất nhiều BTC đó. Ngoài ra, thời gian xác thực giao dịch lâu thì cũng ko lâu như ngân hàng, và vì thế người ta đã có giải pháp tầng 2 là lightning network để thực hiện các micro payment với tốc độ ánh sáng. Với tốc độ của LN thì hiện nay các shitcoin ko cái nào địch lại được. Nhờ có LN nên BTC hoàn toàn có thể được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Dân Mỹ Latinh, điển hình là El Salvador đang dùng rất nhiều rồi.
Vấn đề thu hồi đương nhiên là việc của 2 người chuyển nhận. Như ngân hàng nếu tôi chuyển nhầm sang cho người khác thì cũng phải phục thuộc việc người ta có đồng ý chuyển trả lại ko, chứ họ ko đồng ý thì tôi cũng chịu (trừ khi số tiền rất lớn và phải kiện tụng khiếu nại các kiểu). Ngoài ra việc chuyển nhầm cũng ko dễ dàng vì khi chuyển các software wallet có thể xác định trước là address nhận có phải là valid address ko. Nếu cụ đánh thiếu 1 và chữ cái thì nó hoàn toàn có thể cảnh báo là address invalid. Cụ chỉ có thể sai khi cụ chuyển cho anh A mà dùng địa chỉ anh B.
Có vấn đề gì nữa thì cụ cứ nói ra đây cùng trao đổi, vì hiểu biết về blockchain và BTC của tôi ko phải kiểu kẻ đầu tư gà mờ, mua mua bán bán các thể loại rồi hy vọng nó tăng giá đâu.
Em không có nhiều kiến thức về bitcoin nhưng em biết kiến thức về tiền của cụ thua kiến thức về bitcoin của em.Cụ ko phải giải thích cho tôi về blockchain vì tôi quá hiểu nó rồi.
Còn cái ý BTC tốn năng lượng chắc là cụ được nhồi nhét bởi cơ số kẻ anti crypto. Nếu thế giới lo sợ tốn năng lượng thì đừng dùng máy giặt, smartphone, internet v..v.. nữa .. nhưng người ta vẫn dùng vì nó mang lại lợi ích. BTC tốn năng lượng nhưng nó mạng lại lợi ích, cụ thể như cụ nói là loại bỏ hoàn toàn bên trung gian. Lũ trung gian nếu tồn tại thì tốn NL hơn rất nhiều BTC đó. Ngoài ra, thời gian xác thực giao dịch lâu thì cũng ko lâu như ngân hàng, và vì thế người ta đã có giải pháp tầng 2 là lightning network để thực hiện các micro payment với tốc độ ánh sáng. Với tốc độ của LN thì hiện nay các shitcoin ko cái nào địch lại được. Nhờ có LN nên BTC hoàn toàn có thể được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Dân Mỹ Latinh, điển hình là El Salvador đang dùng rất nhiều rồi.
Vấn đề thu hồi đương nhiên là việc của 2 người chuyển nhận. Như ngân hàng nếu tôi chuyển nhầm sang cho người khác thì cũng phải phục thuộc việc người ta có đồng ý chuyển trả lại ko, chứ họ ko đồng ý thì tôi cũng chịu (trừ khi số tiền rất lớn và phải kiện tụng khiếu nại các kiểu). Ngoài ra việc chuyển nhầm cũng ko dễ dàng vì khi chuyển các software wallet có thể xác định trước là address nhận có phải là valid address ko. Nếu cụ đánh thiếu 1 và chữ cái thì nó hoàn toàn có thể cảnh báo là address invalid. Cụ chỉ có thể sai khi cụ chuyển cho anh A mà dùng địa chỉ anh B.
Có vấn đề gì nữa thì cụ cứ nói ra đây cùng trao đổi, vì hiểu biết về blockchain và BTC của tôi ko phải kiểu kẻ đầu tư gà mờ, mua mua bán bán các thể loại rồi hy vọng nó tăng giá đâu.
1. Tôi trả lời rồi mà hình như cụ không hiểu tôi đang nói gì đúng ko? Tốn năng lượng ko thành vấn đề nếu nó có ích cho con người. Ở đây người ta đánh đổi NL lấy security và chi phí trung gian. Và để đỡ tốn năng lượng và giảm chi phí trả cho thợ đào khi xác thực giao dịch thì người ta mới phát triển lightning network là layer 2 running on top of BTC network. LN cho phép thực hiện các giao dịch thường ngày với tốc độ cao và chi phí gần bằng 0. Điều này giảm tải cho mạng BTC rất nhiều. Ngoài ra Taproot upgrade năm ngoái cũng khiến chi phí giao dịch ở BTC giảm đi. Không phải đơn giản mà rất nhiều các shop hiện nay đã bắt đầu chấp nhận thanh toán bằng BTC.Tôi biết là bác có tìm hiểu nhưng bác có định kiến thiên vị nên rất khó để tranh luận về thứ mà bác quá yêu thích. Tại sao tôi kết luận thế khi mà tôi chưa gặp bác thậm chí lần đầu tranh luận với bác? đơn giản là vì với hai vấn đề tôi nêu bác chưa trả lời đúng vào trọng tâm.
1. Tôi là người đang đào coin nên tôi thấy nó thực sự tốn năng lượng, nếu số lượng tham gia càng đông thì so với năng lượng tiêu tốn là không hiệu quả, mỗi giao dịch đều phải trả phí cho thợ đào (những giao dịch P2P bản chất của BTC, không đề cập đến giao dịch sàn vì qua bất kỳ sàn nào thì nó lại trở về mô hình tập trung kiểu bank). Như vậy thì hiệu quả so với môi hình truyền thống có trung gian là không hề cạnh tranh.
2. Việc nhầm lẫn phần nhiều là nhầm số tiền. Hiện BTC chưa thay thế mọi giao dịch nên số lượng giao dịch ngày của mỗi người dùng là chưa nhiều, nếu dùng như tiền tệ sẽ phát sinh nhầm lẫn, ở nơi tôi sống thì chuyển nhầm tiền bank được bank hỗ trợ thu hồi ngay, nếu bên nhận không chứng minh được giao dịch chính đáng để nhận tiền. Như vậy vai trò của trung gian là rất tốt. Loại bỏ trung gian là bác tự loại bỏ đi sự an toàn cho mình.
3. BTC bác muốn nó lên 1M thì tự bác coi nó là hàng hóa, không phải tiền tệ. Tiền tệ có tỉ giá chứ không có giá. Bác vừa muốn nó là tiền tệ có thể giao dịch, lại vừa muốn nó là hàng hóa có giá trị gia tăng, mâu thuẫn này khiến nó không thể đứng độc lập, nghĩa là để là hàng hóa nó vẫn phải neo vào tiền thật, để xác định giá trị, còn để là tiền tệ nó cần độc lập, bao giờ nó sẽ đứng độc lập để trở thành tiền tệ thực sự, câu trả lời là không bao giờ vì những người đang sở hữu nó muốn nó là hàng để kỳ vọng nó lên giá.
Nói về hệ thống tiền tệ thì có quá nhiều cái để nói, nhưng giờ em ko có thời gian.Em không có nhiều kiến thức về bitcoin nhưng em biết kiến thức về tiền của cụ thua kiến thức về bitcoin của em.
Ngân hàng không phải xuất phát từ chỗ để thực hiện giao dịch chuyển - nhận, mà nó thành lập vì mục đích gửi tiế kiệm và cho vay, vì người có tiền dư không có cách nào gặp được người có nhu cầu về tiền được nên phải có một tổ chức trung gian để làm cầu nối 2 bên cung cầu đó. Bitcoin nếu muốn thực hiện việc cho vay thì cũng phải có tổ chức trung gian như ngân hàng, mà bitcoin lại tốn tài nguyên để khai thác trong khi những số 0 miễn phí trong tài khoản ngân hàng chỉ bằng một chữ ký của quốc hội hay thống đốc ngân hàng trung ương mà thôi.
Thế giới từng sống dưới chế độ bản vị vàng, và nó cũng là một trong những nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng thừa 1929 sau đó một thời kỳ trì trệ kéo dài của kinh tế thế giới vì lượng vàng khai thác thêm không đủ làm trôi chảy nền sản xuất công nghiệp đang tăng trưởng nhanh chóng. Bài học về cung tiền đầy xương máu của đế chế tư bản.
Còn nếu xem bitcoin là vàng thì lại càng sai, vàng thứ 1 nó có giá trị trang sức và thẩm mỹ, thứ 2 phần lớn vàng trên thế giới đều nằm yên trong kho, cho dù có giao dịch sôi nổi như thế nào thì nó cũng đơn thuần là những bút toán trên sổ sách, giao dịch bitcoin chắc cũng không đơn giản như giao dịch vàng đâu.
Quỹ đầu tư thì cái cơ bản nó chỉ cần giá tài sản đường trend line đi bền vững là nó mua thôi, nó mua thấy có vẻ nhiều nhưng thật ra chả chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong danh mục của nó.cao siêu quá, toàn cao thủ, nhưng cơ bản nhất là btc nói riêng, và crypto nói chung, nó là 1 dạng thị trường tài chính, vấn đề ở chỗ là ta tham gia vào đấy thắng hay thua, chứ nói thật, các quỹ đầu tư nó đang tham gia thì bản chất nó cũng chả hiểu sâu blockchain hay btc như các cụ
Chắc phản biện của song hong bing viết cuốn tiểu thuyết chiến tranh tiền tệ cụ nhở?Nói về hệ thống tiền tệ thì có quá nhiều cái để nói, nhưng giờ em ko có thời gian.
Chỉ trả lời cụ ngắn gọn thế này: Cái việc vay cho vay của ngân hàng á, có thể được thay thế bằng DeFi platform (nền tàng tài chính phi tập trung). Hiện nó đang phát triển ầm ầm rồi, mặc dù bọn này hiện nay đang gây rất nhiều rủi ro rắc rối cho thị trường crypto.
- Bản vị vàng gây ra khủng hoảng --> cụ đọc được ở đâu đó, hoặc 1 ông thầy nào đó nói và cụ chấp nhận ngay ý đó là đúng, mà cụ chưa hề đọc các bài phản biện đúng ko? Cụ đọc thêm nhiều sách vở hơn nữa đi thì cụ sẽ có cái nhìn tổng quát hơn.
Tôi có bao giờ nói BTC như vàng đâu nhỉ. BTC có một số thuộc tính của vàng, và có thêm các thuộc tính ưu việt hơn vàng (có thể vận chuyển dễ dàng, chia nhỏ thoải mái, ko thể bị hao mòn, ko lo bị confiscated bằng vũ lực).
- Chính vì giao dịch bằng vàng chẳng qua là giao dịch bút toán trên giấy nên mới dễ bị thao túng. Bố ai mà biết được lượng giấy in ra có đúng bằng lượng vàng ko. Chính bọn Mỹ đã in ra nhiều USD hơn số vàng đang có để phục vụ chiến tranh nên năm 73 Nixon mới phải tuyên bố từ bỏ bản vị vàng. Trong khi giao dịch BTC thì minh bạch rõ ràng vô cùng, BTC chuyển từ ví này sang ví kia đúng là BTC thật, ko phải 1 tờ giấy tương đương BTC
- Vàng có giá trị trang sức --> đã là tiền thì chỉ cần có khả năng trao đổi mua bán ở mọi không gian thời gian, chứ thêm chức năng khác để làm gì.
Không phải sách này. Cuốn này đọc cho vui chứ quá nhiều thuyết âm mưu và áp đặt. Tôi ko bao giờ lấy tiểu thuyết ra làm kiến thức. . Tôi nói là sách của trường phái kinh tế Áo ý, sách học thuật chứ ko phải tiểu thuyết.Chắc phản biện của song hong bing viết cuốn tiểu thuyết chiến tranh tiền tệ cụ nhở?
Tiền thực chất nó chỉ là công cụ để xây dựng nền kinh tế. Bảng vị vàng về lý thuyết có nhiều ưu điểm nhưng thực tế bản thân nó không thể tránh khỏi khủng hoảng, không tránh khỏi lạm phát và khi khủng hoảng nó lại ngăn cản các chính sách mở rộng cung tiền của ngân hàng trung ương để ổn định nền kinh tế.
Chế độ bản vị vàng không giúp kinh tế tránh khỏi khủng hoảng, đại khủng hoảng 1929 do nhiều nguyên nhân, nhưng câu chuyện nó xoáy quanh chủ đề nợ và dòng lưu chuyển vàng của thế giới. Những quốc gia cần dòng vàng để tái thiết nền kinh tế như Anh, Đức thì thiếu hụt, trong khi Mỹ thì dư thừa do cơn sốt ttck, Pháp thì bị ám ảnh các cuộc khủng hoảng trước đó mà cứ ôm khư khư vàng vào và không cho nó ra ngoài lưu thông.Không phải sách này. Cuốn này đọc cho vui chứ quá nhiều thuyết âm mưu và áp đặt. Tôi ko bao giờ lấy tiểu thuyết ra làm kiến thức. . Tôi nói là sách của trường phái kinh tế Áo ý, sách học thuật chứ ko phải tiểu thuyết.
Kinh tế sẽ ko tự dưng bị khủng hoảng nếu strictly tuân theo gold standard, do đó sẽ ko bao giờ cần mở rộng cung tiền. Thực tế là ở giai đoạn đầu của WWI, nhiều nước ở châu Âu đã went off gold standard để có tiền cung cấp cho chiến tranh, dẫn đến nợ quá nhiều ko chi trả nổi.
Chỉ cần nhìn vào từng cá nhân là thấy. Nếu ai cũng chi tiêu trong số tài sản mình có hoặc vay nợ trong phạm vi mình có thể trả nợ được (từ lao động mà ra) thì chả gia đình nào bị khủng hoảng tài chính, cứ chăm chỉ lao động thì tự khắc giàu lên bền vững. Còn cứ vay nợ quá đà (do chính sách nới lỏng định lượng thái quá của ngân hàng - tiền cho vay thực chất là in ra từ thin air) thì đương nhiên sau 1 thời gian tăng giá nóng của mọi loại tài sản thì sẽ sụp đổ khi tiền được rút về (lý do mà có topic này ). Giờ nếu ko ai có thể in thêm tiền ra rồi rút tiền về thì giá trị của tiền sẽ phản ánh chính xác nền kinh tế. Nếu kinh tế khó khăn do thiên tai dịch bệnh, sản lượng thấp thì tự biết mà cắt giảm chi tiêu, lao động chăm chỉ hơn thì rồi khủng hoảng sẽ qua. Đằng này dịch bệnh, sản suất ngừng trệ thì 1 đống tiền bỗng từ trên trời rơi xuống, khiến nhiều người lầm tưởng mình đang giàu lên nên thậm chí bỏ việc. Tiền nhiều hàng ít thì đương nhiên lạm phát. Lạm phát thì lại phải rút tiền về. Tiền đang ồ ạt giờ bị ngăn lại thì đương nhiên nhiều người/tổ chức bị mất thanh khoản, dẫn đến suy thoái và tệ hơn là phá sản. Rốt cuộc thì khủng hoảng này nối tiếp khủng hoảng khác.
Cụ phân tích rất hay, rất dễ hiểu. Hiện tại thì Việtnam đang thắt chặt tiền tệ, lạm phát đang được kiểm soát tốt, nguồn cung tiền bị rút về, chứng khoán giảm, bđs đứng bóng và giảm giá một số nơi. Theo cụ tình trạng này sẽ kéo dài đến bao giờ? Nói cách khác theo cụ ước lượng thì bg chính phủ lại có thể cung tiền ra thị trường?Không phải sách này. Cuốn này đọc cho vui chứ quá nhiều thuyết âm mưu và áp đặt. Tôi ko bao giờ lấy tiểu thuyết ra làm kiến thức. . Tôi nói là sách của trường phái kinh tế Áo ý, sách học thuật chứ ko phải tiểu thuyết.
Kinh tế sẽ ko tự dưng bị khủng hoảng nếu strictly tuân theo gold standard, do đó sẽ ko bao giờ cần mở rộng cung tiền. Thực tế là ở giai đoạn đầu của WWI, nhiều nước ở châu Âu đã went off gold standard để có tiền cung cấp cho chiến tranh, dẫn đến nợ quá nhiều ko chi trả nổi.
Chỉ cần nhìn vào từng cá nhân là thấy. Nếu ai cũng chi tiêu trong số tài sản mình có hoặc vay nợ trong phạm vi mình có thể trả nợ được (từ lao động mà ra) thì chả gia đình nào bị khủng hoảng tài chính, cứ chăm chỉ lao động thì tự khắc giàu lên bền vững. Còn cứ vay nợ quá đà (do chính sách nới lỏng định lượng thái quá của ngân hàng - tiền cho vay thực chất là in ra từ thin air) thì đương nhiên sau 1 thời gian tăng giá nóng của mọi loại tài sản thì sẽ sụp đổ khi tiền được rút về (lý do mà có topic này ). Giờ nếu ko ai có thể in thêm tiền ra rồi rút tiền về thì giá trị của tiền sẽ phản ánh chính xác nền kinh tế. Nếu kinh tế khó khăn do thiên tai dịch bệnh, sản lượng thấp thì tự biết mà cắt giảm chi tiêu, lao động chăm chỉ hơn thì rồi khủng hoảng sẽ qua. Đằng này dịch bệnh, sản suất ngừng trệ thì 1 đống tiền bỗng từ trên trời rơi xuống, khiến nhiều người lầm tưởng mình đang giàu lên nên thậm chí bỏ việc. Tiền nhiều hàng ít thì đương nhiên lạm phát. Lạm phát thì lại phải rút tiền về. Tiền đang ồ ạt giờ bị ngăn lại thì đương nhiên nhiều người/tổ chức bị mất thanh khoản, dẫn đến suy thoái và tệ hơn là phá sản. Rốt cuộc thì khủng hoảng này nối tiếp khủng hoảng khác.
Việt nam thì em nghĩ sẽ dựa vào hành động của Mỹ rồi thêm các yếu tố Việt Nam vào để chính phủ quyết định. Theo em thì FED sẽ tăng lãi suất cho đến tháng 11, 12 năm nay, rồi sẽ giữ mức lãi suất đó trong vòng tầm 6 tháng, rồi sẽ lại hạ lãi suất bắt đầu 1 chu kỳ cung tiền mới (nhưng sẽ tăng cung từ từ thôi, chứ ko ồ ạt ào ào như 2020/2021). Việt Nam thì có thể sẽ du di trong khoảng +- 3 tháng so với Mỹ.Cụ phân tích rất hay, rất dễ hiểu. Hiện tại thì Việtnam đang thắt chặt tiền tệ, lạm phát đang được kiểm soát tốt, nguồn cung tiền bị rút về, chứng khoán giảm, bđs đứng bóng và giảm giá một số nơi. Theo cụ tình trạng này sẽ kéo dài đến bao giờ? Nói cách khác theo cụ ước lượng thì bg chính phủ lại có thể cung tiền ra thị trường?