[Funland] Cội nguồn cuộc xung đột Israel-Palestine

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,016
Động cơ
1,129,495 Mã lực
Israel 1967 (z_26).jpg

Thuỷ thủ đoàn USS Liberty bị thương
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,016
Động cơ
1,129,495 Mã lực
Khi 2 chiếc Mirage III C hết đạn, thì hai máy bay Dassault Mystere được trang bị bom napalm xuất hiện.
Cuộc tấn công đã khiến cho chiếc tàu USS Liberty bốc cháy và chìm trong khói lửa
Dường như thể chưa đủ, những chiếc tàu trang bị ngư lôi của Israel đến. Khói bao trùm tàu USS Liberty khiến cho việc nhận diện trở nên khó khăn hơn và những chiếc tàu phóng ngư lôi đã khai hỏa, 5 quả ngư lôi tiến thẳng tới USS Liberty. Chỉ có một quả trúng đích, như thế là quá đủ.
Mặc dù bị hư hỏng nặng, Thuyền trưởng McGonagle vẫn có thể tập hợp thủy thủ lại và ra lệnh cứu tàu.
Lúc này, tàu Israel cũng nhận ra tấn công "nhầm" nên các tàu ngư lôi quay trở lại và cứu trợ cho tàu Mỹ.
Thuyền trưởng McGonagle tiếp tục chỉ huy tàu của mình mặc dù chảy máu rất nhiều đến khi một tàu khu trục Mỹ đến để cung cấp hỗ trợ.
KẾT QUẢ: 34 thủy thủ đã chết và 171 người bị thương trong một cuộc tấn công mà không đáng có.
Phía Israel đưa ra lời xin lỗi về sai sót và bồi thường tài chính cho những người có liên quan. Chính phủ Hoa Kỳ đã chấp nhận lời xin lỗi và cho rằng đây là sai lầm của con người.
Tuy nhiên, nhiều người trong chính phủ và công chúng đã có một thời gian khó tin rằng Israel có thể đã mắc một sai lầm lớn khi có nhiều cơ hội để xác định rõ tàu.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,016
Động cơ
1,129,495 Mã lực
Israel 1967 (z_13).jpg

USS Liberty được kéo về Malta để sửa chữa
Israel 1967 (z_17).JPG

Israel 1967 (z_18).jpg

Israel 1967 (z_20).jpg

Vết thủng do ngư lôi
Israel 1967 (z_21).JPG

Israel 1967 (z_22).jpg

Israel 1967 (z_23).jpg

Israel 1967 (z_28).jpg

Israel 1967 (z_29).jpg

9-6-1967 – một nạn nhân USS Liberty được chở từ trực thăng đến tàu sân bay USS America đậu ở Đông Địa Trung Hải. Tàu USS Liberty đã bị máy bay Israel ném bom nhầm ở Địa Trung Hải và Lầu Năm Góc cho biết, 31 sinh mạng có thể đã mất trong thảm kịch
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,016
Động cơ
1,129,495 Mã lực
Đến đây em xin hểt ạ
Cám ơn các cụ đã quan tâm, theo dõi
 

bridge

Xe điện
Biển số
OF-41446
Ngày cấp bằng
24/7/09
Số km
4,979
Động cơ
307,723 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Còn cuộc chiến năm 1973 và những năm sau này nữa, cụ Ngao5 à...
 

bridge

Xe điện
Biển số
OF-41446
Ngày cấp bằng
24/7/09
Số km
4,979
Động cơ
307,723 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
em tiếp tục nhé, nhưng hơi dài một chút, các cụ chịu khó xem hình nhé?
Vâng, em ngồi xem.các hình ảnh thời sự của cụ đấy...
Cho em nợ rượu cụ nhé
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,016
Động cơ
1,129,495 Mã lực
Các cụ phải đợi em dịch và chú thích những hình ảnh bằng tiếng Việt. Em cố gắng mai bắt đầu post được cuộc chiến tranh 1973
Quá nhiều hình ảnh, em phải hết sức cẩn thận
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,016
Động cơ
1,129,495 Mã lực
Theo yêu cầu của một số cụ, em viết tiếp cuộc chiến tranh Yom Kippur 1974, với nhiều hình ảnh về cuộc chiến này
Cuộc chiến Yom Kippur tháng 10/1973
Cuộc chiến Yom Kippur, hay Chiến tranh A Rập-Israel 1973 diễn ra từ 6 cho tới 26 tháng 10 năm 1973 bởi liên minh các quốc gia A Rập dẫn đầu bởi Ai Cập và Syria chống lại Israel. Cuộc chiến khởi phát khi quân Ai Cập và Syria bất ngờ đồng loạt tấn công Israel trong ngày lễ Yom Kippur, ngày lễ sám hối thiêng liêng của người Do Thái. Ai Cập và Syria vượt qua tuyến ngưng bắn tại bán đảo Sinai và Cao nguyên Golan, vốn bị Israel chiếm năm 1967 trong cuộc Chiến tranh Sáu ngày.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,016
Động cơ
1,129,495 Mã lực
Quân Ai Cập và Syria chiến thắng trong vòng 5 ngày đầu, sau đó tình hình xoay chuyển theo hướng có lợi cho Israel. Tới tuần thứ hai của cuộc chiến, quân Syria đã bị đánh bật khỏi Cao nguyên Golan. Tại Sinai, quân Israel đánh vào chỗ nối tiếp hai đạo quân Ai Cập, vượt kênh đào Suez (là tuyến ngưng bắn trước đó), đe dọa cô lập Quân đoàn 3 Ai Cập, trước khi lệnh ngưng bắn của Liên Hiệp Quốc có hiệu lực.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,016
Động cơ
1,129,495 Mã lực
Cuộc chiến có ảnh hưởng sâu rộng vì nhiều lý do khác nhau. Thế giới A Rập, vốn bị đánh thua đau trong cuộc chiến tranh Sáu ngày(năm 1967), phấn chấn về mặt tâm lý bởi một chuỗi thắng lợi lúc mở màn cuộc chiến.
Đối với Israel, tuy phản công thắng lợi vào giai đoạn sau, nhưng tổn thất nặng về vũ khí và nhân lực khiến nước này bị sốc và cảm thấy cần đàm phán hòa bình với khối A Rập. Tâm lý này mở đường cho cho quá trình đàm phán hòa bình tiếp đó, và cũng khởi đầu cho các chính sách tự do hóa của Ai Cập.
Hiệp định hòa bình Trại David (1978) dẫn đến việc bình thường hóa quan hệ giữa Ai Cập và Israel, lần đầu tiên một quốc gia Ả Rập công nhận quốc gia Do Thái, đổi lại Israel sẽ trả lại lãnh thổ đã chiếm của Ai Cập. Chính phủ Ai Cập, sau khi đạt được mục đích, đã bắt đầu xa lánh và tách hoàn toàn khỏi sự ảnh hưởng của Liên Xô
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,016
Động cơ
1,129,495 Mã lực
Bối cảnh
Cuộc chiến này là một phần của cuộc xung đột Ả Rập-Israel, một cuộc xung đột kéo dài cho tới nay, gồm nhiều cuộc chiến tranh và trận chiến kể từ năm 1948, khi quốc gia Israel được thành lập và các nước Ả Rập quyết tâm thôn tính Israel. Trong cuộc chiến tranh Sáu ngày năm 1967, quân Israel đánh chiếm bán đảo Sinai từ tay quân Ai Cập cho tới tận kênh đào Suez, và chừng nửa cao nguyên Golan từ Syria để tạo vùng đệm bảo vệ lãnh thổ của mình trong bối cảnh bị các nước Ả Rập bao vây và uy hiếp nặng nề.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,016
Động cơ
1,129,495 Mã lực
Trong những năm tiếp đó, Israel dựng lên một hệ thống phòng thủ trên bán đảo Sinai và cao nguyên Golan. Năm 1971 Israel bỏ ra 500 triệu dollar để củng cố các vị trí dọc kênh Suez, là một chuỗi các đồn và công sự đất khổng lồ được biết đến với tên gọi tuyến Bar Lev, theo tên một vị tướng Israel là Chaim Bar-Lev với 8.500 binh sĩ đồn trú trong 30 cứ điểm cách nhau khoảng vài km.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,016
Động cơ
1,129,495 Mã lực
Cả Ai Cập lẫn Syria đều muốn giành lại các lãnh thổ đã mất trong cuộc chiến tranh Sáu ngày. Tổng thống Ai Cập khi đó là Anwar el-Sada quyết tâm giành lại những vùng đất đã mất bằng một cuộc chiến khác. Ông liên hệ với Tổng thống Syria Hafez el-Assad, người cũng đang muốn chiếm lại cao nguyên Golan. Assad ủng hộ ý định của Sadat. Đồng thời, Jordan và Iraq cũng đồng ý cung cấp một số đơn vị quân đội. Tại cuộc họp ở Khartoum, phe Ả Rập ra tuyên bố "ba không": "Không hòa bình, không công nhận và không đàm phán với Israel."
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,016
Động cơ
1,129,495 Mã lực
Khi phát động chiến tranh, Tổng thống Ai Cập không định hủy diệt Israel bởi quân đội Israel có trang bị quá mạnh, lại còn được Mỹ hậu thuẫn. Thay vào đó, ông muốn giáng một cú đòn đủ mạnh để buộc Israel ngồi vào bàn đàm phán và trả lại lãnh thổ cho Ai Cập. Ông nhấn mạnh: “Nếu chúng ta có thể tái chiếm thậm chí chỉ là 10 cm lãnh thổ Sinai, thì cục diện sẽ thay đổi, ở phía đông, phía tây và tất cả những nơi khác”. Điểm mấu chốt là phải nhanh chóng tái chiếm càng nhiều đất càng tốt để tạo thế mặc cả vững chãi cho Ai Cập trên bàn đàm phán.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,016
Động cơ
1,129,495 Mã lực
Chuẩn bị lực lượng
Trong chiến tranh Sáu ngày năm 1967, khi l.ãnh đạo các nước A Rập đổ lỗi cho thất bại là tại chất lượng vũ khí Liên Xô kém, Chủ tịch Xô Viết Tối cao (Quốc hội) Liên Xô N. Podgornyi đã nói thẳng: “Vấn đề không phải là máy bay và xe tăng của chúng tôi chất lượng thấp, mà là ở chỗ người A rập không đủ trình độ để sử dụng những loại vũ khí đó”.
Còn Đại sứ Liên Xô tại Beirut, Asimov, nói với Tổng thống Sirya Kh. Assad: “Chúng tôi đã cung cấp cho các ngài một số lượng khổng lồ các loại vũ khí mà các đồng chí Việt Nam của chúng tôi có nằm mơ cũng không thấy. Tuy nhiên, Quân đội Việt Nam, được trang bị những loại vũ khí lạc hậu hơn nhiều so với các ngài đang chiến đấu và chiến thắng một đế quốc hùng mạnh nhất thế giới (Mỹ)”
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,016
Động cơ
1,129,495 Mã lực
Rút kinh nghiệm từ thất bại năm 1967, quân đội các nước Ả Rập không còn chỉ biết ỷ vào số lượng vũ khí mà họ đã chú trọng hơn đến việc huấn luyện tác chiến cho binh sĩ. Người Nga đã đưa qua nhiều chuyên viên, cố vấn quân sự để giúp huấn luyện quân đội hai nước Ả Rập này. Thời gian 3 năm là không đủ để trui rèn toàn bộ binh sĩ Ả Rập và trình độ tác chiến của họ còn kém khá xa quân đội Liên Xô, nhưng dù sao họ cũng đã thể hiện tốt hơn nhiều so với cuộc chiến trước.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,016
Động cơ
1,129,495 Mã lực
Trong năm 1970-1973, vũ khí và đồ tiếp vận từ Liên Xô liên tục được chuyển tới các nước Ả Rập, đặc biệt các dàn tên lửa, súng phòng không, và vũ khí chống chiến xa. 15 hệ thống tên lửa đất đối không kiểu mới SA-6 được trang bị cho quân đội Syria, 10 hệ thống cho Ai Cập. Syria còn nhận được loại tên lửa đất đối đất Frog-7 có tầm hoạt động trong vòng 40 dặm. Liên Xô đã viện trợ để tăng cường sức mạnh cho các đơn vị Thiết giáp Ai Cập và Syria. Trong thời gian này, Ai Cập đã nhận được 1.260 xe T-54/55, 400 xe T-62, 150 xe chiến đấu bộ binh mới nhất BMP-1 và nhiều loại vũ khí khác. Quân đội Syria cũng được vũ trang quy mô lớn không kém. Thêm vào đó là các tên lửa vác vai chống tăng AT-3 Sagger, súng chống tăng RPG-7 (tức B-41)
Ten lua 9M14 Maljutka (AT-3 Sagger) (1).jpg

tên lửa vác vai chống tăng AT-3 Sagger
Sung chong tang RPG-7 (4).jpg

súng chống tăng RPG-7 (tức B-41)
Sung chong tang RPG-7 (B-41).jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,016
Động cơ
1,129,495 Mã lực
Israel 1973 (1_167).jpg

Tăng T-62 Liên Xô cung cấp cho khối Ả Rập
Israel 1973 (1_170).jpg

Hệ thống SA-6 Gainful được Liên Xô viện trợ cho quân Ả Rập
Tank Centurion (1).jpg

Tăng Centurion (Anh) sản xuất 1945-62, số lượng 4.423 chiếc, thép dày 150 mm, nặng 51 tấn, dàì 7,6 m, rộng 3,38 m, cao 3,01 m, 1 pháo L7105 mm x 20 đạn + 1 súng mảy 7,62 mm, động cơ Rolls-Royce Meteor, cõng suất 650 hp, tốc độ 35 km/h
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top