[Funland] Có vẻ như Con đường bành trướng toàn cầu của Huawei đã chính thức khép lại

Archer

Xe điện
Biển số
OF-16170
Ngày cấp bằng
10/5/08
Số km
4,833
Động cơ
553,257 Mã lực
Tổng thống Trump đơn giản là chỉ cấm các công ty Mỹ không được hợp tác với Huawei. Nhưng trong thực tế, người dùng Việt Nam, châu Âu hay Ấn Độ liệucó chấp nhận một trải nghiệm Android hoàn toàn vắng bóng Google, Qualcomm hay Intel?

Không chỉ khiến những chiếc smartphone Android của Huawei sẽ trở nên cực kỳ kém hấp dẫn, lệnh cấm của Tổng thống Trump còn khiến khả năng Huawei được kinh doanh trên thị trường ngoài Trung Quốc trở về gần như bằng 0.

Ngay sau khi Google rút giấy phép sử dụng Android, Huawei đã phải đối mặt với hệ lụy tiếp theo từ lệnh cấm của Tổng thống Donald Trump: hàng loạt các công ty công nghệ lớn của Mỹ đã ngừng hợp tác và cung ứng cho Huawei. Danh sách nào bao gồm những ông lớn như Qualcomm, Intel và Broadcom.

Thoạt nhìn, lệnh cấm sẽ không gây ra nhiều khó khăn cho Huawei: hãng smartphone của Trung Quốc có thể tiếp cận nhiều nhà cung ứng riêng, đã tự phát triển chip và cũng có thể phát triển hệ điều hành của riêng mình. Nhưng trong thực tế, đường ra các thị trường quốc tế như châu Âu, Ấn Độ hay Đông Nam Á của Huawei đã bị cắt đứt. Sau đây là lý do vì sao.

Không cần chip, nhưng cần quyền sản xuất/bán hàng


Khi không còn được tiếp cận các đối tác Mỹ, quyền kinh doanh của Huawei tại các quốc gia khác sẽ bị ảnh hưởng.

Từ lâu, Huawei đã mở đơn vị chuyên phát triển chip riêng dưới tên gọi HiSilicon. Trong suốt 2 năm qua, smartphone Huawei sử dụng chip Kirin do HiSilicon sản xuất thay vì chip Qualcomm hay các công ty lớn khác của Mỹ. Do đó, lệnh cấm sẽ không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất chip của Huawei. Với các linh kiện khác, Huawei cũng có thể dựa vào chuỗi cung ứng nội địa vốn đang ngày một hùng mạnh.
Tuy vậy, Qualcomm và Intel (cũng như Broadcom) lại mang rất nhiều bằng sáng chế quan trọng, được bảo hộ trên toàn cầu. Khi bị buộc ngưng hợp tác với các hãng này, Huawei cũng sẽ mất quyển sử dụng các bằng sáng chế này. Những rắc rối lớn chắc chắn sẽ tiếp diễn khi Huawei kinh doanh smartphone tại các thị trường ngoài-Trung Quốc, vốn đang là cứu cánh cho cả Hoa Vỹ lẫn các hãng đồng hương như Xiaomi hay OPPO. Những lệnh cấm bán hay những vụ kiện tỷ đô là kịch bản Huawei buộc phải tính đến.

Tạm biệt chuỗi cung ứng toàn cầu


Đi đến đâu là phải mở cửa nhà máy tại đó chứ không được dùng chuỗi cung ứng...

Cũng giống như rất nhiều các nhà sản xuất khác, Huawei sử dụng đến nhiều nhà cung ứng nước ngoài, bao gồm 33 công ty Mỹ. Việc mất đi quyền sử dụng bằng sáng chế hay tài sản sở hữu trí tuệ của các công ty này sẽ kéo theo toàn bộ chuỗi cung ứng của Huawei vào những rắc rối pháp lý tiềm tàng.

Nhưng đó vẫn chưa phải là vấn đề lớn nhất của Huawei trên chuỗi cung ứng. Một loạt các tên tuổi lớn trong chuỗi cung ứng Android nói riêng và di động nói chung thuộc về liên minh Open Handset Alliance do Google đứng đầu. Một trong những ràng buộc của liên minh này là các nhà sản xuất phải "hứa" sẽ không sản xuất thiết bị dùng Android không do Google kiểm soát. Do Huawei chắc chắn sẽ phải chuyển sang sử dụng Android tự phát triển lại từ đầu (không có ứng dụng Google), các công ty nằm trong OHA sẽ phải ngưng làm việc với Huawei.

Tức là, trên phạm vi toàn cầu, Huawei phải tự xây dựng lại chuỗi cung ứng của riêng mình và chuyển sang sử dụng duy nhất các công ty Trung Quốc. Đi đến đâu, Huawei phải tự mở cửa nhà máy tại đó, hoặc sử dụng các công ty ít tên tuổi hơn, nhiều rủi ro hơn. Chi phí hoạt động của Huawei chắc chắn sẽ tăng chóng mặt, bào mòn mức lợi nhuận ít ỏi 8% mà hãng này thu được trong năm 2018.

Trải nghiệm Android lỗi thời




Không được sử dụng Google Play trên thị trường quốc tế, Huawei phải phát triển lại từ AOSP lỗi thời.

Gây tổn hại nặng nề nhất sẽ là lời nói không của Google. Xuất phát điểm của smartphone Huawei sẽ không còn là Android-của-Google, mà là Android "mở" qua dự án AOSP. Vì đây là dự án mã nguồn mở nên Google sẽ chỉ dành cho AOSP những tính năng căn bản nhất và... cũ kỹ nhất. Muốn bắt kịp với Samsung về tính năng Android, Huawei sẽ phải tự làm lại tất cả từ xuất phát điểm là AOSP...

Bằng cách nào đó, ngay từ bây giờ Huawei sẽ phải sở hữu một đội ngũ phát triển hệ điều hành hùng mạnh như Google. Liệu điều đó có thể xảy ra hay không?

Không Google, không còn thị trường quốc tế

Đáng buồn nhất cho Huawei, khi Google đã ngưng hợp tác, nhà sản xuất Trung Quốc sẽ không còn khả năng mang các ứng dụng Google Play lên smartphone dòng Mate, dòng P hay Honor nữa. Huawei sẽ buộc phải đưa chợ ứng dụng của mình ra toàn cầu, và Google hay các công ty Mỹ khác sẽ bị cấm đưa ứng dụng lên chợ này.


Liệu người dùng Việt có thể chấp nhận một trải nghiệm Huawei/Honor tuyệt đối vắng bóng Google?

Với các thị trường quốc tế vốn đã quen dùng Gmail, Drive hay YouTube, đây sẽ là đòn kết liễu. Liệu người dùng Ấn Độ, Việt Nam hay châu Âu nào có thể dùng một trải nghiệm Android hoàn toàn vắng bóng Google, vắng những ứng dụng với họ đã trở thành chuyện thường ngày?
 

Thổ Phỉ

Xe điện
Biển số
OF-370163
Ngày cấp bằng
12/6/15
Số km
3,205
Động cơ
284,566 Mã lực
Nơi ở
Trại trên núi.
Bác nào bán lại rẻ rẻ em cũng cố nhịn ăn mua lấy cái về chụp ảnh :))
 

xuantien_mobis

Xe lăn
Biển số
OF-50629
Ngày cấp bằng
10/11/09
Số km
13,475
Động cơ
597,712 Mã lực
Nơi ở
Chợ trên Giời
Hoa Vỹ đc CP TQ chống lưng để do thám TG nên stop cũng dc
 

Nam Tào

Xe điện
Biển số
OF-376918
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
2,131
Động cơ
267,404 Mã lực
Nơi ở
Lang thang
Cụ nào só thì bán rẻ đi nhanh còn kịp





( bán thì ới em nhé ) :))
 

wave-tau

Xe container
Biển số
OF-39191
Ngày cấp bằng
26/6/09
Số km
6,965
Động cơ
542,395 Mã lực
Em là fan công nghệ nên cảm thấy hơi tiếc, huawei đưa lại cho người dùng trải nghiệm tốt với tính năng chụp ảnh đình đám mà giá lại quá dễ chịu.
Bài báo chưa nhắc đến vụ "hiệp hội " wifi và sd card cũng đã gạch tên huawei.
Tính năng "phần mềm" trên google thực ra ko nhiều, mỗi bản cập nhật chủ yếu là giao diện và các lỗi bảo mật.
Giờ mỗi tính năng phần cứng mới trên đt huawei phải do tự huawei viết "driver" chắc chắn cũng ko thể mượt như đội google được.
 

nadushop

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-192166
Ngày cấp bằng
2/5/13
Số km
3,462
Động cơ
382,732 Mã lực
Nơi ở
Nadu Shop Order Japan

xehoi.net.vn

Xe buýt
Biển số
OF-662406
Ngày cấp bằng
28/5/19
Số km
681
Động cơ
114,189 Mã lực
Tuổi
25
Thời đại công nghệ nên việc hạ sát đối thủ cũng không nhất thiết cần cần súng ống, đạn dược nữa.
 

tientoan

Xe đạp
Biển số
OF-428799
Ngày cấp bằng
10/6/16
Số km
32
Động cơ
215,930 Mã lực
Tuổi
46
để lại làm kỷ niệm thôi bán làm j
 

FunLander

Xe đạp
Biển số
OF-446470
Ngày cấp bằng
18/8/16
Số km
45
Động cơ
209,050 Mã lực
Em hóng ngày hạ huyệt để ăn mừng phát >:D<
 

Victor Ban

Xe buýt
Biển số
OF-497876
Ngày cấp bằng
15/3/17
Số km
515
Động cơ
193,093 Mã lực
Trung quốc cấm facebook , google hoạt động trên đất nó thì giờ đòn này cũng ko có gì lạ, gậy ông đập lưng ông thôi
 

VHM

Xe buýt
Biển số
OF-576536
Ngày cấp bằng
29/6/18
Số km
562
Động cơ
145,749 Mã lực
Tuổi
37

Archer

Xe điện
Biển số
OF-16170
Ngày cấp bằng
10/5/08
Số km
4,833
Động cơ
553,257 Mã lực
Em là fan công nghệ nên cảm thấy hơi tiếc, huawei đưa lại cho người dùng trải nghiệm tốt với tính năng chụp ảnh đình đám mà giá lại quá dễ chịu.
Bài báo chưa nhắc đến vụ "hiệp hội " wifi và sd card cũng đã gạch tên huawei.
Tính năng "phần mềm" trên google thực ra ko nhiều, mỗi bản cập nhật chủ yếu là giao diện và các lỗi bảo mật.
Giờ mỗi tính năng phần cứng mới trên đt huawei phải do tự huawei viết "driver" chắc chắn cũng ko thể mượt như đội google được.
Em nghe phong thanh mấy hội nay đã âm thầm đưa Huawei trở lại danh sách thành viên !?
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
23,019
Động cơ
727,956 Mã lực
Tổng thống Trump đơn giản là chỉ cấm các công ty Mỹ không được hợp tác với Huawei. Nhưng trong thực tế, người dùng Việt Nam, châu Âu hay Ấn Độ liệucó chấp nhận một trải nghiệm Android hoàn toàn vắng bóng Google, Qualcomm hay Intel?

Không chỉ khiến những chiếc smartphone Android của Huawei sẽ trở nên cực kỳ kém hấp dẫn, lệnh cấm của Tổng thống Trump còn khiến khả năng Huawei được kinh doanh trên thị trường ngoài Trung Quốc trở về gần như bằng 0.

Ngay sau khi Google rút giấy phép sử dụng Android, Huawei đã phải đối mặt với hệ lụy tiếp theo từ lệnh cấm của Tổng thống Donald Trump: hàng loạt các công ty công nghệ lớn của Mỹ đã ngừng hợp tác và cung ứng cho Huawei. Danh sách nào bao gồm những ông lớn như Qualcomm, Intel và Broadcom.

Thoạt nhìn, lệnh cấm sẽ không gây ra nhiều khó khăn cho Huawei: hãng smartphone của Trung Quốc có thể tiếp cận nhiều nhà cung ứng riêng, đã tự phát triển chip và cũng có thể phát triển hệ điều hành của riêng mình. Nhưng trong thực tế, đường ra các thị trường quốc tế như châu Âu, Ấn Độ hay Đông Nam Á của Huawei đã bị cắt đứt. Sau đây là lý do vì sao.

Không cần chip, nhưng cần quyền sản xuất/bán hàng


Khi không còn được tiếp cận các đối tác Mỹ, quyền kinh doanh của Huawei tại các quốc gia khác sẽ bị ảnh hưởng.

Từ lâu, Huawei đã mở đơn vị chuyên phát triển chip riêng dưới tên gọi HiSilicon. Trong suốt 2 năm qua, smartphone Huawei sử dụng chip Kirin do HiSilicon sản xuất thay vì chip Qualcomm hay các công ty lớn khác của Mỹ. Do đó, lệnh cấm sẽ không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất chip của Huawei. Với các linh kiện khác, Huawei cũng có thể dựa vào chuỗi cung ứng nội địa vốn đang ngày một hùng mạnh.
Tuy vậy, Qualcomm và Intel (cũng như Broadcom) lại mang rất nhiều bằng sáng chế quan trọng, được bảo hộ trên toàn cầu. Khi bị buộc ngưng hợp tác với các hãng này, Huawei cũng sẽ mất quyển sử dụng các bằng sáng chế này. Những rắc rối lớn chắc chắn sẽ tiếp diễn khi Huawei kinh doanh smartphone tại các thị trường ngoài-Trung Quốc, vốn đang là cứu cánh cho cả Hoa Vỹ lẫn các hãng đồng hương như Xiaomi hay OPPO. Những lệnh cấm bán hay những vụ kiện tỷ đô là kịch bản Huawei buộc phải tính đến.

Tạm biệt chuỗi cung ứng toàn cầu


Đi đến đâu là phải mở cửa nhà máy tại đó chứ không được dùng chuỗi cung ứng...

Cũng giống như rất nhiều các nhà sản xuất khác, Huawei sử dụng đến nhiều nhà cung ứng nước ngoài, bao gồm 33 công ty Mỹ. Việc mất đi quyền sử dụng bằng sáng chế hay tài sản sở hữu trí tuệ của các công ty này sẽ kéo theo toàn bộ chuỗi cung ứng của Huawei vào những rắc rối pháp lý tiềm tàng.

Nhưng đó vẫn chưa phải là vấn đề lớn nhất của Huawei trên chuỗi cung ứng. Một loạt các tên tuổi lớn trong chuỗi cung ứng Android nói riêng và di động nói chung thuộc về liên minh Open Handset Alliance do Google đứng đầu. Một trong những ràng buộc của liên minh này là các nhà sản xuất phải "hứa" sẽ không sản xuất thiết bị dùng Android không do Google kiểm soát. Do Huawei chắc chắn sẽ phải chuyển sang sử dụng Android tự phát triển lại từ đầu (không có ứng dụng Google), các công ty nằm trong OHA sẽ phải ngưng làm việc với Huawei.

Tức là, trên phạm vi toàn cầu, Huawei phải tự xây dựng lại chuỗi cung ứng của riêng mình và chuyển sang sử dụng duy nhất các công ty Trung Quốc. Đi đến đâu, Huawei phải tự mở cửa nhà máy tại đó, hoặc sử dụng các công ty ít tên tuổi hơn, nhiều rủi ro hơn. Chi phí hoạt động của Huawei chắc chắn sẽ tăng chóng mặt, bào mòn mức lợi nhuận ít ỏi 8% mà hãng này thu được trong năm 2018.

Trải nghiệm Android lỗi thời




Không được sử dụng Google Play trên thị trường quốc tế, Huawei phải phát triển lại từ AOSP lỗi thời.

Gây tổn hại nặng nề nhất sẽ là lời nói không của Google. Xuất phát điểm của smartphone Huawei sẽ không còn là Android-của-Google, mà là Android "mở" qua dự án AOSP. Vì đây là dự án mã nguồn mở nên Google sẽ chỉ dành cho AOSP những tính năng căn bản nhất và... cũ kỹ nhất. Muốn bắt kịp với Samsung về tính năng Android, Huawei sẽ phải tự làm lại tất cả từ xuất phát điểm là AOSP...

Bằng cách nào đó, ngay từ bây giờ Huawei sẽ phải sở hữu một đội ngũ phát triển hệ điều hành hùng mạnh như Google. Liệu điều đó có thể xảy ra hay không?

Không Google, không còn thị trường quốc tế

Đáng buồn nhất cho Huawei, khi Google đã ngưng hợp tác, nhà sản xuất Trung Quốc sẽ không còn khả năng mang các ứng dụng Google Play lên smartphone dòng Mate, dòng P hay Honor nữa. Huawei sẽ buộc phải đưa chợ ứng dụng của mình ra toàn cầu, và Google hay các công ty Mỹ khác sẽ bị cấm đưa ứng dụng lên chợ này.


Liệu người dùng Việt có thể chấp nhận một trải nghiệm Huawei/Honor tuyệt đối vắng bóng Google?

Với các thị trường quốc tế vốn đã quen dùng Gmail, Drive hay YouTube, đây sẽ là đòn kết liễu. Liệu người dùng Ấn Độ, Việt Nam hay châu Âu nào có thể dùng một trải nghiệm Android hoàn toàn vắng bóng Google, vắng những ứng dụng với họ đã trở thành chuyện thường ngày?
Không sao đâu bác.
Tôi vừa dẫn anh Ren qua gặp cậu Vova dồi.
Cậu Vova cam kết sẽ đưa Tập đoàn Vin thành đối tác chiến lược của Huawei.
Yên tâm rồi nhé.
 

sivibi

Xe tăng
Biển số
OF-9458
Ngày cấp bằng
12/9/07
Số km
1,215
Động cơ
547,152 Mã lực
Cái này chưa có bằng chứng, nhưng google do thám cho chính phủ mỹ thì bằng chứng đầy cụ ạ
Dự án internet Starlink của anh Elon Musk sẽ bắt đầu bán hàng vào 2020, có thuyết âm mưu là mẽo phải đập chết Huawei để mảng 5G phát triển được sẽ chiếm khách hàng của anh Elon Musk :)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top