- Biển số
- OF-669074
- Ngày cấp bằng
- 9/6/19
- Số km
- 510
- Động cơ
- 99,080 Mã lực
Em vào hóng thông tin nước Pháp không từ một thủ đoạn nào để khai sáng dân tộc em ah!
Sợ giờ cũng vợi đi rồi. Chẳng còn thoải mái ngoài chùa nhiều để ăn trộm nữa. Mà cổ vật nhà mình ra nước ngoài chắc toàn đường tiểu ngạch. Chẳng ai quản lý được.mình có nhiều không các cụ nhỉ? lâu lâu không thấy có vụ nào chộm ở chùa như trước nữa?
Cụ nói lại chuẩn quá )))Nói thì phũ nhưng có khi ở bển cổ vật được bảo quản, giữ gìn tốt hơn ấy
Thì hết đồ là hết trộm mà cụmình có nhiều không các cụ nhỉ? lâu lâu không thấy có vụ nào chộm ở chùa như trước nữa?
KLQ nhưng cụ căn ngày vào OF này cũng bá đạo thậtThì hết đồ là hết trộm mà cụ
Hiện giờ cụ có thể tham quan Bảo tàng Mỹ thuật và Bảo tàng Lịch sử 3D.Giờ bảo tàng mà số hóa hết các cổ vật như thế này để đông đảo bà con được chiêm ngưỡng thì tốt quá.
3D chỉ là giải pháp giúp trải nghiệm công nghệ, mở rộng nghe câu chuyện hiện vật thôi chứ k thể trực quan sinh động như xem trực tiếp hiện vật được.Giờ bảo tàng mà số hóa hết các cổ vật như thế này để đông đảo bà con được chiêm ngưỡng thì tốt quá.
Cũng ra gì đấy cụ ah. Xem hình 3d zoom lên rõ hơn cụ nhìn hiện vật thật luôn (tùy công nghệ và người ta đưa lên đến độ phân giải nào). Tuy không "sướng" bằng cầm và sờ hiện vật (thực tế chỉ được ngắm qua lớp kính thôi) nhưng thông tin mang lại theo em rất hữu ích.3D chỉ là giải pháp giúp trải nghiệm công nghệ, mở rộng nghe câu chuyện hiện vật thôi chứ k thể trực quan sinh động như xem trực tiếp hiện vật được.
Chả bao giờ có cái ngày ngỡ ngàng ấy đâu cụ ạ.Cổ vật Việt Nam lưu lạc ra nước ngoài chủ yếu từ thời Pháp thuộc và theo mấy con đường sau:
- Các nhà khảo cổ học Pháp khai quật khảo cổ ở Việt Nam, đưa về Viện Viễn Đông Bác cổ Hà Nội (Nay là Bảo tàng Lịch sử quốc gia), Bảo tàng Henri Parmentier (Nay là BT điêu khắc Chăm Đà Nẵng), Bảo tàng Blanchard de la Brosse (Bảo tàng Lịch sử TP Hồ Chí Minh bây giờ) nghiên cứu, trưng bày. Sau đó lựa chọn đưa lên tàu biển mang dần về Pháp. Mộ số thì người Pháp lấy đem trao đổi với Bảo tàng các nước (như đem cổ vật Việt Nam đổi cho Bảo tàng Quốc gia Tokyo lấy ít mặt nạ Nô, chuôi kiếm Nhật...). Cách mạng T8 thành công đã kịp thời ngăn nhiều chuyến tàu sau đó, đặc biệt là điêu khắc đá văn hóa Chămpa. Tuy nhiên trước đó rất nhiều tượng quý, độc đáo đã bị đưa về Pháp, Bỉ và trao đổi với một số nước khác.
Tuy nhiên, vì lúc đó là Liên bang Đông Dương, nên những cuộc khai quật trên đất Cămpuchia, Lào, người Pháp cũng đưa về lưu giữ nghiên cứu, chưa mang đi Pháp nên còn lại ở ta. Ngoài ra là cổ vật Ấn Độ, Myanmar, Thái, Trung Quốc, Hàn Quốc thông qua con đường trao đổi mua bán gì đó k rõ.
- Từ các cuộc cướp bóc quy mô lớn trong cung đình Nguyễn của chính quyền thực dân Pháp và các cuộc cướp bóc nhỏ lẻ của binh lính Pháp khi trận càn. Rất may sau đó Pháp đã trả lại nên giờ ta còn giữ được kho báu cung đình Triều Nguyễn. Thời Tự Đức ta cũng mất khá nhiều cổ vật vàng bạc, vì triều đình phải cho thu đem nấu chảy đúc thành vàng khối bạc khối để bồi thường chiến phí cho Pháp và Tây Ban Nha theo Hòa ước Nhâm Tuất 1862.
- Từ các thành viên Hoàng tộc và tầng lớp quý tộc mang theo khi ra nước ngoài định cư sinh sống, sang đó cuộc sống khó khăn nên đem bán dần.
- Từ các nhà sưu tầm cổ vật phương Tây tới Việt Nam mua gom và mang theo ra nước ngoài.
- Sau năm 54 cho tới tận bây giờ thì người nước ngoài tham gia vào các đường dây buôn lậu cổ vật, họ móc nối với đường dây trộm cắp, buôn lậu trong nước mua bán đem ra nước ngoài. Rất nhiều cổ vật trong lòng đất bị đào trộm, cổ vật đình chùa miếu mạo bị ăn trộm, ngư dân khai quật trộm từ các tàu đắm dưới biển bị đưa ra nước ngoài. Nhiều người nước ngoài đến Việt Nam làm ăn cũng mua gom cổ vật, rồi khi về nước họ tìm cách xuất lậu. Gần đây Việt Nam nhiều người giàu lên, dư tiền của mua được nhiều đồ quý nên hạn chế thất thoát chảy máu cổ vật. Nhiều người đã tham gia vào các cuộc đấu giá quốc tế đưa cổ vật về. Trong Sài Gòn có mấy nhà nhà sưu tập uy tín, nổi tiếng như cụ Vương Hồng Sển, cụ Dương Hà, tâm huyết với văn hóa dân tộc, trước khi mất đã di chúc hiến toàn bộ sưu tập cho nhà nước.
- Với khí hậu Việt Nam nóng ẩm khô hanh thay đổi thất thường, bảo quản khó nhất là đồ hữu cơ như gỗ vải dệt sơn, đồ đồng cổ, đồ sắt. Còn gốm sứ, đá, vàng bạc thì dễ hơn. Gần đây giao lưu quốc tế mở rộng, các bảo tàng trong nước cũng đã liên hệ với các bảo tàng mấy nước giàu giúp đỡ bảo quản đồ yếu. Nhà nước cũng đầu tư kho tàng, trang thiết bị bảo quản tốt hơn, đảm bảo giữ an ninh antoàn cho hiện vật. Duy có nhà trưng bày chưa đảm bảo nên nhiều sưu tập quý chưa đưa ra trưng bày được. Sau này có điều kiện, riêng sưu tập cung đình triều Nguyễn đưa ra trưng bày được thì đảm bảo các cụ mợ choáng ngợp ngỡ ngàng luôn.
Em định còm giống cụ. Vod cụNói thì phũ nhưng có khi ở bển cổ vật được bảo quản, giữ gìn tốt hơn ấy