Thường đường nước cấp, nếu làm cần thận thì mỗi khu vực ( mỗi WC, khu bếp) lại có khóa riêng, như nhà em thì mỗi WC có hai đường cấp và hai khóa ( một đường cấp cho bình nóng lạnh, một đường cấp cho các TBVS khác), việc này trong quá trình sử dụng, sửa chữa rất tiện dụng, chả lẽ mỗi lần cần làm gì đụng tới đường nước cụ lại treo lên sân thượng để đóng, mở khóa.
Nhà em mua lại,thế quái nào chủ nhà cũ chỉ lắp có mỗi cái van tổng trên tầng 5,không có các tầng. Hỏng cái gì trèo lên khóa van tổng đến khổ. Điên nhất là 1 lần hỏng vòi xịt tầng dưới,con bé ở nhà không dám leo lên mái,gọi hàng xóm đi vắng tiệt nên em đành bảo nó rút máy bơm và...kệ cho hết nước. Bận khác thì em thay vòi nước tầng 1. Để thay được phải leo nóc khoá , xong hôi hể chaỵ xuống,thay xong lóp ngóp leo lên mở khóa, mở xong xuống thấy mình lắp lệch ren nước phun phè phè,lại chaỵ lên khóa van làm lại từ đầu... đến là nhục.
Quay lại viêcj của cụ chủ thớt,em nghĩ là:
1. Không phải vỡ ống các tầng trên, vì chảy như thế nước xì ra hoặc gây thấm phát hiện ra ngay.
2. Khả năng do thiết bị vệ sinh. Nhà em dùng bồn cầu inax rất tốt, chỉ có cái là ấn nút xả mà không hết tay là nó hở cứ thế xả nước. Ác ở chỗ lúc nó bị lúc không. Nhà em cứ lúc 2 đứa nó mải xem phim hoặc đang ngủ dậy đi vệ sinh hay ấn nút vội vàng nên dễ bị. Cái này dễ phát hiện vì nhìn vào bồn cầu sau khi giật nước nos cứ chảy mãi không đầy.
Khả năng nữa là mối nối của chậu rửa tay hay bồn cầu, hay bình xịt. Nó đứt toác thì phát hiện ra ngay,nhưng nó rỉ mạnh thì nước men theo gạch lát chảy đi không bị thấm khó phát hiện.
Cách phát hiện đơn giản nhất em hay làm là cụ đợi lúc các tầng không có dùng nước thì áp tai vào hộp kỹ thuật nơi dẫn nước xuống. Nghe thấy tí tách róc rách là có hở. Lần lượt nghe ở các tầng để định vị tầng nào bị và tập trung tìm.
3. Khoai nhất là bị hở đoạn nước dẫn ngầm dưới nền,hở không phát hiện được. Nhà em có đoạn dẫn ra rửa tay ở cửa và đoạn dẫn vào bếp. Ống kẽm lâu ngày gỉ và rò. Đợt cải taọ nhà đào lên thấy thủng mấy lỗ nhỏ. Thay xong đỡ tốn nước hẳn.