- Biển số
- OF-594299
- Ngày cấp bằng
- 11/10/18
- Số km
- 346
- Động cơ
- 134,392 Mã lực
- Tuổi
- 39
Gói kinh tế khủng quá cccm nhỉ, chả biết huy động kiểu gì đây
Bộ Tài chính đang tính phương án phát hành trái phiếu Chính phủ và công trái ngoại tệ để huy động 180.000 tỷ tiền trong dân trong hai năm.
Chính phủ đang thảo luận về chương trình hỗ trợ quy mô lớn để phục hồi nền kinh tế trước tác động của Covid-19. Để có nguồn tiền cho chương trình này, giải pháp cơ bản nhất thường đến từ chính sách tài khóa.
Tại phiên chất vấn sáng nay của Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng (12/11), Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc tham gia giải trình về các công cụ tài khóa để thực hiện cho chương trình hỗ trợ nền kinh tế.
Một phần nguồn tiền của gói hỗ trợ kích cầu, theo Bộ trưởng Tài chính, có thể là huy động từ dân chúng, thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu và công trái ngoại tệ. Người đứng đầu Bộ Tài chính tính toán huy động khoảng 180.000 tỷ qua các kênh này trong hai năm, theo đó mỗi năm bội chi ngân sách tăng khoảng 1%.
Bộ trưởng cho biết, nếu tính theo GDP cũ, nợ công năm 2021 là 56,8%, vẫn dưới trần 60% nhưng đã vượt ngưỡng cảnh báo 55%. Theo Bộ trưởng, đây là vấn đề cần cân nhắc. Dư nợ Chính phủ tính theo GDP cũ là 51,5%, còn theo GDP đánh giá lại là 40,5%.
"Chúng tôi ủng hộ các gói kích cầu để phát triển kinh tế, nhưng các gói này phải có hiệu quả để tăng thu ngân sách, giữ được bội chi ngân sách. Năm 2022, 2023 tăng bội chi nhưng các năm tiếp theo phải giảm và giúp nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững", ông Phớc nói.
Khoản tiền khác cho gói hỗ trợ mà không làm tăng nợ công hay bội chi ngân sách, theo Bộ trưởng, là nguồn đầu tư chưa phân bổ giai đoạn 2021-2025.
Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc tham gia trả lời về gói phục hồi kinh tế trong phiên chất vấn của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng sáng 12/11. Ảnh: Media Quốc hội
Về các giải pháp tài khóa hỗ trợ doanh nghiệp, Bộ trưởng Tài chính kiến nghị tiếp tục thực hiện các chính sách giãn, hoãn thuế như năm 2021, giảm 30 loại phí; giảm giá xăng dầu, thuế của hàng không 50% (trước đây giảm 30%), miễn, giảm 30% thuế VAT, 30% thuế thu nhập doanh nghiệp, 50% thuế của hộ sản xuất kinh doanh, miễn phạt tiền chậm nộp...
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Tài chính cũng cho biết đang tham mưu Chính phủ gói kích cầu bằng hỗ trợ lãi suất mỗi năm khoảng 20.000 tỷ, hai năm 2022-2023 khoảng 40.000 tỷ.
"Như vậy, nếu hỗ trợ lãi suất 4% thì chúng ta có một triệu tỷ đưa vào nền kinh tế, thúc đẩy, tạo việc làm, gia tăng sản lượng, giảm bội chi ngân sách vào những thời kỳ sau", Bộ trưởng cho biết.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng băn khoăn khi có tiền rồi, nền kinh tế có hấp thụ được không và vào lĩnh vực nào. Ông cho rằng, tiền phải đổ vào các dự án đầu tư công để dẫn dắt đầu tư, tạo nên đột phá lớn để tăng trưởng. "Phải lập dự án trong điều kiện đặc biệt thì mới tiêu được tiền ở các gói kích cầu", ông nói.
Cùng với đó, chính sách tài khóa và tiền tệ theo Bộ trưởng cần được thực hiện đồng bộ, như vay giải quyết việc làm, làm nhà ở xã hội, các vấn đề mang tính chất hỗ trợ thì tập trung vào ngân hàng chính sách xã hội. Với vay để các doanh nghiệp tập trung phát triển, cần thực hiện thông qua kênh của ngân hàng thương mại, huy động vốn trên thị trường chứng khoán.
Có thể huy động 180.000 tỷ trong dân cho gói phục hồi kinh tế
Bộ Tài chính đang tính phương án phát hành trái phiếu Chính phủ và công trái ngoại tệ để huy động 180.000 tỷ tiền trong dân trong hai năm.
vnexpress.net
Bộ Tài chính đang tính phương án phát hành trái phiếu Chính phủ và công trái ngoại tệ để huy động 180.000 tỷ tiền trong dân trong hai năm.
Chính phủ đang thảo luận về chương trình hỗ trợ quy mô lớn để phục hồi nền kinh tế trước tác động của Covid-19. Để có nguồn tiền cho chương trình này, giải pháp cơ bản nhất thường đến từ chính sách tài khóa.
Tại phiên chất vấn sáng nay của Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng (12/11), Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc tham gia giải trình về các công cụ tài khóa để thực hiện cho chương trình hỗ trợ nền kinh tế.
Một phần nguồn tiền của gói hỗ trợ kích cầu, theo Bộ trưởng Tài chính, có thể là huy động từ dân chúng, thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu và công trái ngoại tệ. Người đứng đầu Bộ Tài chính tính toán huy động khoảng 180.000 tỷ qua các kênh này trong hai năm, theo đó mỗi năm bội chi ngân sách tăng khoảng 1%.
Bộ trưởng cho biết, nếu tính theo GDP cũ, nợ công năm 2021 là 56,8%, vẫn dưới trần 60% nhưng đã vượt ngưỡng cảnh báo 55%. Theo Bộ trưởng, đây là vấn đề cần cân nhắc. Dư nợ Chính phủ tính theo GDP cũ là 51,5%, còn theo GDP đánh giá lại là 40,5%.
"Chúng tôi ủng hộ các gói kích cầu để phát triển kinh tế, nhưng các gói này phải có hiệu quả để tăng thu ngân sách, giữ được bội chi ngân sách. Năm 2022, 2023 tăng bội chi nhưng các năm tiếp theo phải giảm và giúp nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững", ông Phớc nói.
Khoản tiền khác cho gói hỗ trợ mà không làm tăng nợ công hay bội chi ngân sách, theo Bộ trưởng, là nguồn đầu tư chưa phân bổ giai đoạn 2021-2025.
Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc tham gia trả lời về gói phục hồi kinh tế trong phiên chất vấn của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng sáng 12/11. Ảnh: Media Quốc hội
Về các giải pháp tài khóa hỗ trợ doanh nghiệp, Bộ trưởng Tài chính kiến nghị tiếp tục thực hiện các chính sách giãn, hoãn thuế như năm 2021, giảm 30 loại phí; giảm giá xăng dầu, thuế của hàng không 50% (trước đây giảm 30%), miễn, giảm 30% thuế VAT, 30% thuế thu nhập doanh nghiệp, 50% thuế của hộ sản xuất kinh doanh, miễn phạt tiền chậm nộp...
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Tài chính cũng cho biết đang tham mưu Chính phủ gói kích cầu bằng hỗ trợ lãi suất mỗi năm khoảng 20.000 tỷ, hai năm 2022-2023 khoảng 40.000 tỷ.
"Như vậy, nếu hỗ trợ lãi suất 4% thì chúng ta có một triệu tỷ đưa vào nền kinh tế, thúc đẩy, tạo việc làm, gia tăng sản lượng, giảm bội chi ngân sách vào những thời kỳ sau", Bộ trưởng cho biết.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng băn khoăn khi có tiền rồi, nền kinh tế có hấp thụ được không và vào lĩnh vực nào. Ông cho rằng, tiền phải đổ vào các dự án đầu tư công để dẫn dắt đầu tư, tạo nên đột phá lớn để tăng trưởng. "Phải lập dự án trong điều kiện đặc biệt thì mới tiêu được tiền ở các gói kích cầu", ông nói.
Cùng với đó, chính sách tài khóa và tiền tệ theo Bộ trưởng cần được thực hiện đồng bộ, như vay giải quyết việc làm, làm nhà ở xã hội, các vấn đề mang tính chất hỗ trợ thì tập trung vào ngân hàng chính sách xã hội. Với vay để các doanh nghiệp tập trung phát triển, cần thực hiện thông qua kênh của ngân hàng thương mại, huy động vốn trên thị trường chứng khoán.