Cụ nào khai sáng cho em cái gọi là "bẫy thu nhập trung bình" theo cách đươn giản dễ hiểu nhất được không ạ?
Cụ lái xe, cụ chạy tốc độ bình quân 60-80km/h rất nhiều thằng vẫn chạy ở tốc độ này với cụ và trong nhóm trung bình, thằng khác cũng chạy xe với tốc độ đó nhưng nó thuộc nhóm trên cách nhóm cụ 100km. Mục tiêu của cụ là phải vào nhóm đó., có nghĩa cụ phải chạy tốc độ 100-120km/h 1 thời gian đủ lâu để bắt kịp. Nhưng không dễ gì bứt tốc khỏi cái tốc độ tối đa 80km/h đó vì đó là tốc độ tối đa của động cơ chiếc xe mà cụ đang chạy. Muốn đuổi theo nhóm trên cụ phải mua xe mới, hoặc cụ phải độ động cơ để tăng công suất lên.
Nghĩ như thế thì đơn giản, nhưng nếu theo nền kinh tế, muốn tăng trưởng GDP từ mức 6-8% lên mức 10-12% 1 thời gian đủ lâu là ko dễ dàng vì cũng con người đó, hệ thống đó, chỉ tăng trưởng đầu vào để tăng đầu ra nó cũng có tới hạn. VIệt nam cũng không thể đi theo mô hình các nền kinh tế trước như Nhật, TQ là cứ tăng đầu vào để mở rộng đầu ra được vì cái tới hạn đó. May thay, đây là thế kỷ của công nghệ và kéo theo sự xuất hiện của rất nhiều ngành mới chưa tính trong GDP trong quá khứ, nên vẫn có cửa cho VIệt nam mặc dù có thể tăng tà tà 6-8% mục tiêu hàng năm nhưng vẫn có cơ hội vượt bẫy thu nhập trung bình.
Tại sao cái cơ cấu kinh tế mới quan trọng? Lưu ý, khi tính toán GDP và tăng trưởng GDP, Tổng cục thống kê (TCTK) cứ định kỳ cập nhật cơ cấu kinh tế trong tầm 10 năm/lần, để có con số khởi đầu T0, và các con số GDP hàng năm để tính tăng trưởng, với giả định hàng năm ko xuất hiện thêm các ngành mới mà chưa có trong thống kê. Theo chu kỳ thì ngành nào cũng có tăng trưởng và thoái trào. Có nghĩa là GDP sẽ có xu hướng giảm dần vì cái yếu tố thoái trào đó của chu kỳ kinh tế nếu ko xuất hiện 1 lĩnh vực mới thay thế và tốt hơn để có thể tăng trưởng vượt bậc. Nếu ko có mô hình mới thay thế, nền kinh tế chính thức rơi vào bẫy thu nhập trung bình vì cái sự thoái trào chu kỳ các ngành diễn ra trên diện rộng mà ko có sự bù đắp bởi những ngành mới, tham vọng và đầy sức sống hơn. Trước mắt, Việt nam đang tập trung vào kinh tế số và tận dụng cuộc cách mạng 4.0 để mở ra các nền kinh tế mới trên khoogn gian mạng để tạo động lực tăng trưởng.