- Biển số
- OF-188666
- Ngày cấp bằng
- 7/4/13
- Số km
- 753
- Động cơ
- 338,090 Mã lực
- Website
- www.shopkorea.net.vn
Như tiêu đề đã nêu e hỏi các cụ,mợ là có thằng đàn ông nào như thế này ko?Mời các cụ đọc và cho e xin cao kiến ạ!
Khi nào sinh con gái thì báo tin anh về luôn, sinh con trai thì không cần báo!
Người ta vẫn nói sinh con gái đầu lòng, con trai thứ hai là mười điểm… Nó xoa nhẹ lên trán và đôi tay bé tí xíu của con rồi lấy lý do bận việc cơ quan và dắt xe ra về với sự ngạc nhiên của vợ và bố mẹ vợ…
Nó sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo, nơi quanh năm chứng kiến những trận đại hồng thủy từ thượng nguồn trên miền ngược đổ về. Tuổi thơ của nó gắn liền với những hình ảnh lưng trâu, gánh cỏ, với những giỏ cá nắng, với những ngụm nước đồng, với những trò chơi trận giả trốn tìm, với những đám ma chuồn chuồn, với những tiếng nổ giòn tan của pháo đất, hay mớm nước bọt cho những chú chim sâu chưa mở mắt… Cũng giống như những đứa bạn cùng trang lứa, nó cũng không nề hà bất cứ việc gì, nhất là việc đồng áng nhà nông.
Tuổi thơ của nó nhìn thì có thể nói là vất vả, nhưng bạn bè và những người xung quanh nó đều thế cả, nên hai chữ vất vả đối với nó không hề tồn tại, mà nó chỉ coi đó là sự khác biệt giữa thành phố và nông thôn. Cũng may, tuy bố mẹ nó đều là những người nông dân chân chất, một nắng hai sương, quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời nhưng nó lại được ăn học tử tế, bằng bạn bằng bè. Nó đi học, đi làm, rồi lại đi học, nó sống ở nông thôn rồi ra thành phố, như cái quy luật của những người ở nông thôn mong vận may đổi đời. Nói chung nó trải qua nhiều môi trường sống, nhưng cũng rất dễ thích nghi. Học xong, nó đi làm, rồi như có quý nhân phù trợ, nó đã may mắn được đi học ở Nhật theo diện tu nghiệp sinh từ một sự giúp đỡ mà chỉ có nó biết đó không phải bằng năng lực của chính mình.
Năm nó tốt nghiệp về nước, qua một người bạn thời cùng học ở Tokyo nó quen vợ nó bây giờ trong một lần bưng tráp, đội lễ đám cưới. Đó là một cô văn thư ở ủy ban phường trẻ trung, sinh ra trong gia đình bố mẹ đều là viên chức nhà nước trong ngành văn hóa trước đây, gia đình cũng thuộc lọai có điều kiện. Vợ nó có nước da trắng, mái tóc dài nhuộm vàng và ép thẳng, khuôn mặt trái xoan, dáng người gầy, mảnh dẻ.
Quen nhau được gần một năm thì cả hai quyết định tổ chức hôn lễ, dọn về ở với nhau trên mảnh đất bố mẹ vợ nó mua trước đó vài năm dành cho con gái, còn tiền xây nhà là toàn bộ vốn liếng mà nó dành dụm trong mấy năm học và làm ở xứ mặt trời mọc.
Cuộc sống sau hôn nhân của nó có thể nói là hạnh phúc, lãng mạn bởi nó biết cách sống, hiểu cách sống, hiểu xã hội, hiểu tính cách vợ nó và nữa là vợ chồng nó chưa có kế hoạch sinh con trong năm đầu mới cưới nên có thời gian son rỗi cho nhau.
Gần hai năm sau ngày cưới, vợ nó sinh một bé gái thật kháu khỉnh, cái mũi, cái miệng giống nó như đúc. Hai bên bố mẹ đều rất vui mừng khi đón thành viên bé nhỏ, đứa cháu đầu tiên của cả hai bên sau thời gian đằng đẵng giục giã, mong đợi từ vợ chồng nó.
Về phần nó, từ ngày cưới nhau, vợ chồng ra ở riêng, rồi công việc, rồi bạn bè…mà nó ít có thời gian về thăm bố mẹ. Thỉnh thoảng bố mẹ nó thường gửi đồ quê cho nó, khi thì yến gạo mới, khi thì vài lạng ruốc bông, đôi khi là con gà ri đang thời kỳ dạo ổ… đều là những thứ nhà làm ra được, chứ đi mua thì chắc không có. Bố mẹ vợ nó tuy cũng không phải là giàu có, nhưng cũng có của ăn, của để, không thua kém gì bà con lối phố, cách sống cũng có phần hiện đại. Còn bố mẹ nó, chắc chỉ ra chơi với cháu, chơi với vợ chồng nó thì mới xa nhà, còn không cũng chỉ quanh quẩn trong xóm với mấy sào ruộng khóan cùng cái ao ươm cá mà chẳng có việc gì phải sang bên kia con đường quốc lộ xuyên qua xã nó.
Một lần, bố nó gọi điện cho nó, nói là đang mùa tháng ba, mùa thả cá giống, bố muốn mua hai yến cá giống để thả vào ao mà bố mẹ mới vét sạch bùn sau tết. Hai yến cá giống cũng phải đến cả triệu bạc. Nó muốn bố nó ra chơi, nên nói bố ra và đưa tiền về mua cá, chứ một triệu thì nó chỉ cần gọi điện nhờ bạn qua nhà đưa luôn là được.
Hôm sau, thứ bảy, con nó vẫn gửi nhà trẻ, còn vợ chồng nó thì được nghỉ cuối tuần. Khoảng gần trưa, bố nó sau khi đến bến xe khách đã đi bộ hơn một cây số để vào đến nhà nó, trên người mồ hôi nhễ nhại, khoác cái áo bộ đội cũ rích, cái khăn mặt trắng lấm tấm đen vắt trên vai để lau mồ hôi, tay xách theo một quả mít mật chín cây bọc trong tờ báo nhân dân, bỏ phía dưới chiếc làn màu xanh có quai xách bằng dây chuối cùng một con gà khoảng cân rưỡi ra cho cháu. Bố nó vừa gỡ trói con gà, vừa đủng đỉnh trần tình: “được ổ gà hơn chục con, nuôi thịt, tưởng được món tiền bắt cá giống, ai dè rù chết gần hết chỉ còn đúng một con này”.
Sau bữa cơm nấu từ những thứ đồ ăn cuối cùng trong tủ lạnh vì thường sáng chủ nhật vợ chồng nó mới đưa theo con đi siêu thị mua đồ ăn cho cả tuần, nó nói với vợ về việc bố cần ít tiền để mua cá giống. Trái với những gì nó nghĩ, vợ nó bảo, để em vào nhà lấy cho bố 100.000, anh xem có đủ không. Nó khẽ cười gật đầu, tay trái với chén, tay phải cầm ấm chè rót thêm cho bố, còn vợ nó vào trong phòng lấy ra tờ 100.000 còn mới cứng đưa cho bố chồng. Bố nó vui vẻ nhận tiền từ tay con dâu.
Nhạt ấm chè, bố nó nói lý do phải về sớm vì mai còn phải đi bừa cho kịp ruộng cấy mà không chờ được đến lúc cháu nội về. Nó cố đưa cho bố túi nho trong tủ gửi về cho mẹ, nhưng bố nó bảo để dành cho cháu nội của bố, bố không về thẳng nhà ngay vì còn qua chỗ bán cá giống xem giá cả thế nào, nên nhất quyết không cầm. Nó tiễn bố ra bến xe, dúi vào túi bố mấy tờ tiền… Mua vé xong cho bố thì xe cũng rời bến. Từ bên trong cửa kính, bố nó vẫy tay tạm biệt nó và nở nụ cười để lộ rõ hàm răng rụng quá nửa. Nó cũng cười và vẫy tay chào bố cho đến khi chiếc xe đò xa tít, khuất vào dòng người đông nghịt. Nó đứng lặng một hồi, rồi lê từng bước chân cố quay đầu xe máy, nổ máy phóng vun vút trên con đường tấp nập, trong lòng đầy xáo trộn, lao về hướng trường mầm non nơi con nó sắp đến giờ tan lớp.
Một buổi chiều, mẹ vợ nó đến nhà nó chơi với cháu, nó vừa loay hoay sửa lại mấy cái ổ điện vừa tiếp chuyện mẹ, còn vợ nó thì sang bên đường phố đối diện mua mấy món đồ ăn sẵn về chuẩn bị thêm cho bữa tối. Ăn xong, mẹ vợ nó nói với hai vợ chồng nó: “Mẹ muốn đi vào Sài Gòn một chuyến vì cũng đến hơn hai chục năm rồi chưa có dịp trở lại, tiện thể thăm mấy bác anh em bên nhà ông ngoại di cư vào nam từ trước giải phóng. Chuyến đi chắc cũng phải tốn hơn 20 triệu…”. Mẹ nó nói đến đây thì hơi ngập ngừng, dừng lại. Nó lấp luôn vào khoảng trống đó bằng một câu: “Em xem đưa cho mẹ…”. Nó cũng chưa kịp nói hết câu thì vợ nó chen ngang vào: “Anh xem đưa mẹ 15 triệu được không nhỉ?”. Nó cười và gật đầu nói: “Ok, ok, ok, ok, min là 15″. Vợ nó rất vui vẻ lấy trong vali của nó 15 triệu mà nó vừa thông báo với vợ hôm trước về món tiền tăng ca và tiền thưởng của nó trong qúy do vượt chỉ tiêu bán hàng cho công ty.
Nó rất yêu thương vợ con, luôn vui vẻ tươi cười và chăm sóc vợ con thật chu đáo. Nó nấu ăn rất ngon và giỏi cả công việc của phụ nữ như khâu vá mà mẹ nó đã dạy nó từ bé. Nhưng vợ nó không thể nhận ra từ trong sâu thẳm ánh mắt của nó có một nỗi khổ tâm mà đáng ra vợ nó phải chia sẻ, nghe nó tâm sự. Đó là cuộc sống của bố mẹ nó rất vất vả, không bằng một phần nhỏ cuộc sống của bố mẹ vợ. Có phải nó sống đúng với bản chất của một người người đại lượng, hiểu cuộc sống hay là vợ nó bên cạnh nó mà chưa một lần hiểu nó?
Kỷ niệm 6 năm ngày cưới, cũng là lúc con gái nó hơn bốn tuổi. Vợ chồng nó tính đến chuyện sinh thêm cho con gái một đứa em, để có chị có em. Sau kỳ nghỉ mát một tuần kỷ niệm ngày cưới thì vợ nó có tin vui. Biết tin, mẹ nó gửi lên cho con dâu hơn chục quả trứng gà so, định để cho ấp lấy gà nuôi và một làn toàn ổi, khế, me vì người có bầu thường hay thèm những thứ quả chua. Gối đầu trên cánh tay, ôm chồng, vợ nó hỏi nó thích đứa thứ hai là con trai hay con gái, nó bảo thích con gái. Vợ nó vẫn nghĩ rằng trong bụng nó đầy mong ước con trai, nhưng không thể hiện ra, để chứng tỏ mình hiện đại, không còn nặng quan niệm nam nữ nữa.
Vợ nó nghĩ như thế và chờ mong từng ngày để sinh cho nó một đứa con trai. Khi còn cách ngày sinh khoảng một tuần thì mẹ vợ nó lên đón con gái về nhà để tiện chăm sóc, còn bố mẹ nó thì bận rộn với việc nhà nông trong mùa gặt. Nó vẫn miệt mài với công việc kiếm tiền và chăm con gái đang học lớp mầm non. Lúc sắp xếp đồ cho vợ, nó dặn: “Em về nhà mẹ, cố gắng giữ gìn, khi nào sinh con gái thì báo tin anh về luôn, sinh con trai thì không cần báo”. Vợ nó gật đầu nhưng trong lòng thì vẫn nghĩ đó là cách nói của chồng để động viên vợ, mà chắc chắn chồng đang mong mình sinh con trai. Còn nó, tuy nói thế nhưng vì sắp được đề bạt, nay công ty lại có đối tác nước ngòai mà nó đảm trọn vai trò phiên dịch, vả lại yên tâm mẹ vợ chăm sóc con gái nên định chờ khi bà gọi điện thông báo vợ nó trở dạ, nó sẽ về luôn.
Tám ngày sau, nhận được tin nhắn của vợ với nội dung: “Em đã sinh con gái”, tin nhắn chỉ vẻn vẹn mấy chữ đó. Nó rất vui, hộc tốc phi xe về, lao vào buồng để được nhìn thấy con, rồi ôm hôn vợ. Trời…, vợ nó đã sinh con trai.
Người ta vẫn nói sinh con gái đầu lòng, con trai thứ hai là mười điểm…còn nó, không biết nó tự chấm cho mình mấy điểm. Nó cúi người xoa nhẹ lên trán và đôi tay bé tí xíu của con rồi lấy lý do bận việc cơ quan và dắt xe ra về với sự ngạc nhiên của vợ và bố mẹ vợ. Với kinh nghiệm sống của một cán bộ về hưu đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt, bom rơi đạn nổ, lên rừng xuống biển, vào nam ra bắc, bố vợ nó đã hiểu chuyện gì đang xảy ra, ông nắm lấy chìa khóa và xin nó ở lại ăn cơm với con nó. Nó vẫn xin phép ra về bằng giọng nhẹ nhàng với lý do cơ quan có việc gấp. Đến nước này, bố vợ nó đã hiểu mức độ nghiêm trọng cuả vấn đề, liền nói với nó bằng giọng khẩn khoản: Bố có lỗi với con, bố mẹ đã không biết dạy con gái mà lại gả cho con, một người đức độ. Con gái bố mẹ chưa học cách làm dâu, làm vợ. Đọan ông quay sang lên giọng, to tiếng sai bà chuẩn bị đồ, đuổi con gái và cháu ngoại mới 1 ngày tuổi ra khỏi nhà, bằng một câu: “Lấy đồ ra khỏi đây, nhà này không có loại con gái như vậy.”.
Lúc này, vợ nó mới hiểu ngọn ngằn về nỗi khổ trong lòng nó và lý do tại sao nó nói muốn vợ sinh con gái. Nó coi mình chính là đồ vô dụng, người ta cứ tự hào về việc đẻ con trai, như nó, là con trai, cũng chả có chút gì báo đáp được cho bố mẹ đã hy sinh cả cuộc đời nghèo khó để nuôi nó ăn học thành người. Khi bố cần hai yến cá giống cũng chỉ đưa được số tiền không đủ tiền xe. Là con gái, như vợ nó, ít nhất mẹ đến cũng ra chợ mua đồ ăn ngon, mẹ muốn đi du lịch sẵn sàng đưa tiền cho mẹ… Đó là nỗi khổ riêng của nó mà vợ nó chưa từng để ý hoặc không hiểu được.
Vợ nó ôm chầm lấy nó, khóc nức nở, nước mắt ròng ròng chảy trên áo trước ngực chồng. Bên cạnh, bố vợ nó cũng dụi dụi ngón tay trỏ sần sùi trên khoé mắt rưng rưng… Còn nó, với đôi mắt thâm quầng, sâu hoẳm đã ngấn lệ, những hạt lệ của hạnh phúc ùa về, nhìn về phía bố mẹ vợ, tay ôm chặt vợ vào lòng, vuốt lên đuôi tóc dài óng ả…
Mọi thứ đã vỡ lẽ, nó luôn là chính nó, bố mẹ vợ nó là người tốt, hiểu đời và cư xử đúng với cách cư xử của những người làm cha làm mẹ. Còn vợ nó giờ đây không chỉ yêu nó hơn mà đã hiểu được nó, hiểu được những giá trị nhân văn cuả cuộc sống đời thường vốn dĩ rất giản đơn.
Khi nào sinh con gái thì báo tin anh về luôn, sinh con trai thì không cần báo!
Người ta vẫn nói sinh con gái đầu lòng, con trai thứ hai là mười điểm… Nó xoa nhẹ lên trán và đôi tay bé tí xíu của con rồi lấy lý do bận việc cơ quan và dắt xe ra về với sự ngạc nhiên của vợ và bố mẹ vợ…
Nó sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo, nơi quanh năm chứng kiến những trận đại hồng thủy từ thượng nguồn trên miền ngược đổ về. Tuổi thơ của nó gắn liền với những hình ảnh lưng trâu, gánh cỏ, với những giỏ cá nắng, với những ngụm nước đồng, với những trò chơi trận giả trốn tìm, với những đám ma chuồn chuồn, với những tiếng nổ giòn tan của pháo đất, hay mớm nước bọt cho những chú chim sâu chưa mở mắt… Cũng giống như những đứa bạn cùng trang lứa, nó cũng không nề hà bất cứ việc gì, nhất là việc đồng áng nhà nông.
Tuổi thơ của nó nhìn thì có thể nói là vất vả, nhưng bạn bè và những người xung quanh nó đều thế cả, nên hai chữ vất vả đối với nó không hề tồn tại, mà nó chỉ coi đó là sự khác biệt giữa thành phố và nông thôn. Cũng may, tuy bố mẹ nó đều là những người nông dân chân chất, một nắng hai sương, quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời nhưng nó lại được ăn học tử tế, bằng bạn bằng bè. Nó đi học, đi làm, rồi lại đi học, nó sống ở nông thôn rồi ra thành phố, như cái quy luật của những người ở nông thôn mong vận may đổi đời. Nói chung nó trải qua nhiều môi trường sống, nhưng cũng rất dễ thích nghi. Học xong, nó đi làm, rồi như có quý nhân phù trợ, nó đã may mắn được đi học ở Nhật theo diện tu nghiệp sinh từ một sự giúp đỡ mà chỉ có nó biết đó không phải bằng năng lực của chính mình.
Năm nó tốt nghiệp về nước, qua một người bạn thời cùng học ở Tokyo nó quen vợ nó bây giờ trong một lần bưng tráp, đội lễ đám cưới. Đó là một cô văn thư ở ủy ban phường trẻ trung, sinh ra trong gia đình bố mẹ đều là viên chức nhà nước trong ngành văn hóa trước đây, gia đình cũng thuộc lọai có điều kiện. Vợ nó có nước da trắng, mái tóc dài nhuộm vàng và ép thẳng, khuôn mặt trái xoan, dáng người gầy, mảnh dẻ.
Quen nhau được gần một năm thì cả hai quyết định tổ chức hôn lễ, dọn về ở với nhau trên mảnh đất bố mẹ vợ nó mua trước đó vài năm dành cho con gái, còn tiền xây nhà là toàn bộ vốn liếng mà nó dành dụm trong mấy năm học và làm ở xứ mặt trời mọc.
Cuộc sống sau hôn nhân của nó có thể nói là hạnh phúc, lãng mạn bởi nó biết cách sống, hiểu cách sống, hiểu xã hội, hiểu tính cách vợ nó và nữa là vợ chồng nó chưa có kế hoạch sinh con trong năm đầu mới cưới nên có thời gian son rỗi cho nhau.
Gần hai năm sau ngày cưới, vợ nó sinh một bé gái thật kháu khỉnh, cái mũi, cái miệng giống nó như đúc. Hai bên bố mẹ đều rất vui mừng khi đón thành viên bé nhỏ, đứa cháu đầu tiên của cả hai bên sau thời gian đằng đẵng giục giã, mong đợi từ vợ chồng nó.
Về phần nó, từ ngày cưới nhau, vợ chồng ra ở riêng, rồi công việc, rồi bạn bè…mà nó ít có thời gian về thăm bố mẹ. Thỉnh thoảng bố mẹ nó thường gửi đồ quê cho nó, khi thì yến gạo mới, khi thì vài lạng ruốc bông, đôi khi là con gà ri đang thời kỳ dạo ổ… đều là những thứ nhà làm ra được, chứ đi mua thì chắc không có. Bố mẹ vợ nó tuy cũng không phải là giàu có, nhưng cũng có của ăn, của để, không thua kém gì bà con lối phố, cách sống cũng có phần hiện đại. Còn bố mẹ nó, chắc chỉ ra chơi với cháu, chơi với vợ chồng nó thì mới xa nhà, còn không cũng chỉ quanh quẩn trong xóm với mấy sào ruộng khóan cùng cái ao ươm cá mà chẳng có việc gì phải sang bên kia con đường quốc lộ xuyên qua xã nó.
Một lần, bố nó gọi điện cho nó, nói là đang mùa tháng ba, mùa thả cá giống, bố muốn mua hai yến cá giống để thả vào ao mà bố mẹ mới vét sạch bùn sau tết. Hai yến cá giống cũng phải đến cả triệu bạc. Nó muốn bố nó ra chơi, nên nói bố ra và đưa tiền về mua cá, chứ một triệu thì nó chỉ cần gọi điện nhờ bạn qua nhà đưa luôn là được.
Hôm sau, thứ bảy, con nó vẫn gửi nhà trẻ, còn vợ chồng nó thì được nghỉ cuối tuần. Khoảng gần trưa, bố nó sau khi đến bến xe khách đã đi bộ hơn một cây số để vào đến nhà nó, trên người mồ hôi nhễ nhại, khoác cái áo bộ đội cũ rích, cái khăn mặt trắng lấm tấm đen vắt trên vai để lau mồ hôi, tay xách theo một quả mít mật chín cây bọc trong tờ báo nhân dân, bỏ phía dưới chiếc làn màu xanh có quai xách bằng dây chuối cùng một con gà khoảng cân rưỡi ra cho cháu. Bố nó vừa gỡ trói con gà, vừa đủng đỉnh trần tình: “được ổ gà hơn chục con, nuôi thịt, tưởng được món tiền bắt cá giống, ai dè rù chết gần hết chỉ còn đúng một con này”.
Sau bữa cơm nấu từ những thứ đồ ăn cuối cùng trong tủ lạnh vì thường sáng chủ nhật vợ chồng nó mới đưa theo con đi siêu thị mua đồ ăn cho cả tuần, nó nói với vợ về việc bố cần ít tiền để mua cá giống. Trái với những gì nó nghĩ, vợ nó bảo, để em vào nhà lấy cho bố 100.000, anh xem có đủ không. Nó khẽ cười gật đầu, tay trái với chén, tay phải cầm ấm chè rót thêm cho bố, còn vợ nó vào trong phòng lấy ra tờ 100.000 còn mới cứng đưa cho bố chồng. Bố nó vui vẻ nhận tiền từ tay con dâu.
Nhạt ấm chè, bố nó nói lý do phải về sớm vì mai còn phải đi bừa cho kịp ruộng cấy mà không chờ được đến lúc cháu nội về. Nó cố đưa cho bố túi nho trong tủ gửi về cho mẹ, nhưng bố nó bảo để dành cho cháu nội của bố, bố không về thẳng nhà ngay vì còn qua chỗ bán cá giống xem giá cả thế nào, nên nhất quyết không cầm. Nó tiễn bố ra bến xe, dúi vào túi bố mấy tờ tiền… Mua vé xong cho bố thì xe cũng rời bến. Từ bên trong cửa kính, bố nó vẫy tay tạm biệt nó và nở nụ cười để lộ rõ hàm răng rụng quá nửa. Nó cũng cười và vẫy tay chào bố cho đến khi chiếc xe đò xa tít, khuất vào dòng người đông nghịt. Nó đứng lặng một hồi, rồi lê từng bước chân cố quay đầu xe máy, nổ máy phóng vun vút trên con đường tấp nập, trong lòng đầy xáo trộn, lao về hướng trường mầm non nơi con nó sắp đến giờ tan lớp.
Một buổi chiều, mẹ vợ nó đến nhà nó chơi với cháu, nó vừa loay hoay sửa lại mấy cái ổ điện vừa tiếp chuyện mẹ, còn vợ nó thì sang bên đường phố đối diện mua mấy món đồ ăn sẵn về chuẩn bị thêm cho bữa tối. Ăn xong, mẹ vợ nó nói với hai vợ chồng nó: “Mẹ muốn đi vào Sài Gòn một chuyến vì cũng đến hơn hai chục năm rồi chưa có dịp trở lại, tiện thể thăm mấy bác anh em bên nhà ông ngoại di cư vào nam từ trước giải phóng. Chuyến đi chắc cũng phải tốn hơn 20 triệu…”. Mẹ nó nói đến đây thì hơi ngập ngừng, dừng lại. Nó lấp luôn vào khoảng trống đó bằng một câu: “Em xem đưa cho mẹ…”. Nó cũng chưa kịp nói hết câu thì vợ nó chen ngang vào: “Anh xem đưa mẹ 15 triệu được không nhỉ?”. Nó cười và gật đầu nói: “Ok, ok, ok, ok, min là 15″. Vợ nó rất vui vẻ lấy trong vali của nó 15 triệu mà nó vừa thông báo với vợ hôm trước về món tiền tăng ca và tiền thưởng của nó trong qúy do vượt chỉ tiêu bán hàng cho công ty.
Nó rất yêu thương vợ con, luôn vui vẻ tươi cười và chăm sóc vợ con thật chu đáo. Nó nấu ăn rất ngon và giỏi cả công việc của phụ nữ như khâu vá mà mẹ nó đã dạy nó từ bé. Nhưng vợ nó không thể nhận ra từ trong sâu thẳm ánh mắt của nó có một nỗi khổ tâm mà đáng ra vợ nó phải chia sẻ, nghe nó tâm sự. Đó là cuộc sống của bố mẹ nó rất vất vả, không bằng một phần nhỏ cuộc sống của bố mẹ vợ. Có phải nó sống đúng với bản chất của một người người đại lượng, hiểu cuộc sống hay là vợ nó bên cạnh nó mà chưa một lần hiểu nó?
Kỷ niệm 6 năm ngày cưới, cũng là lúc con gái nó hơn bốn tuổi. Vợ chồng nó tính đến chuyện sinh thêm cho con gái một đứa em, để có chị có em. Sau kỳ nghỉ mát một tuần kỷ niệm ngày cưới thì vợ nó có tin vui. Biết tin, mẹ nó gửi lên cho con dâu hơn chục quả trứng gà so, định để cho ấp lấy gà nuôi và một làn toàn ổi, khế, me vì người có bầu thường hay thèm những thứ quả chua. Gối đầu trên cánh tay, ôm chồng, vợ nó hỏi nó thích đứa thứ hai là con trai hay con gái, nó bảo thích con gái. Vợ nó vẫn nghĩ rằng trong bụng nó đầy mong ước con trai, nhưng không thể hiện ra, để chứng tỏ mình hiện đại, không còn nặng quan niệm nam nữ nữa.
Vợ nó nghĩ như thế và chờ mong từng ngày để sinh cho nó một đứa con trai. Khi còn cách ngày sinh khoảng một tuần thì mẹ vợ nó lên đón con gái về nhà để tiện chăm sóc, còn bố mẹ nó thì bận rộn với việc nhà nông trong mùa gặt. Nó vẫn miệt mài với công việc kiếm tiền và chăm con gái đang học lớp mầm non. Lúc sắp xếp đồ cho vợ, nó dặn: “Em về nhà mẹ, cố gắng giữ gìn, khi nào sinh con gái thì báo tin anh về luôn, sinh con trai thì không cần báo”. Vợ nó gật đầu nhưng trong lòng thì vẫn nghĩ đó là cách nói của chồng để động viên vợ, mà chắc chắn chồng đang mong mình sinh con trai. Còn nó, tuy nói thế nhưng vì sắp được đề bạt, nay công ty lại có đối tác nước ngòai mà nó đảm trọn vai trò phiên dịch, vả lại yên tâm mẹ vợ chăm sóc con gái nên định chờ khi bà gọi điện thông báo vợ nó trở dạ, nó sẽ về luôn.
Tám ngày sau, nhận được tin nhắn của vợ với nội dung: “Em đã sinh con gái”, tin nhắn chỉ vẻn vẹn mấy chữ đó. Nó rất vui, hộc tốc phi xe về, lao vào buồng để được nhìn thấy con, rồi ôm hôn vợ. Trời…, vợ nó đã sinh con trai.
Người ta vẫn nói sinh con gái đầu lòng, con trai thứ hai là mười điểm…còn nó, không biết nó tự chấm cho mình mấy điểm. Nó cúi người xoa nhẹ lên trán và đôi tay bé tí xíu của con rồi lấy lý do bận việc cơ quan và dắt xe ra về với sự ngạc nhiên của vợ và bố mẹ vợ. Với kinh nghiệm sống của một cán bộ về hưu đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt, bom rơi đạn nổ, lên rừng xuống biển, vào nam ra bắc, bố vợ nó đã hiểu chuyện gì đang xảy ra, ông nắm lấy chìa khóa và xin nó ở lại ăn cơm với con nó. Nó vẫn xin phép ra về bằng giọng nhẹ nhàng với lý do cơ quan có việc gấp. Đến nước này, bố vợ nó đã hiểu mức độ nghiêm trọng cuả vấn đề, liền nói với nó bằng giọng khẩn khoản: Bố có lỗi với con, bố mẹ đã không biết dạy con gái mà lại gả cho con, một người đức độ. Con gái bố mẹ chưa học cách làm dâu, làm vợ. Đọan ông quay sang lên giọng, to tiếng sai bà chuẩn bị đồ, đuổi con gái và cháu ngoại mới 1 ngày tuổi ra khỏi nhà, bằng một câu: “Lấy đồ ra khỏi đây, nhà này không có loại con gái như vậy.”.
Lúc này, vợ nó mới hiểu ngọn ngằn về nỗi khổ trong lòng nó và lý do tại sao nó nói muốn vợ sinh con gái. Nó coi mình chính là đồ vô dụng, người ta cứ tự hào về việc đẻ con trai, như nó, là con trai, cũng chả có chút gì báo đáp được cho bố mẹ đã hy sinh cả cuộc đời nghèo khó để nuôi nó ăn học thành người. Khi bố cần hai yến cá giống cũng chỉ đưa được số tiền không đủ tiền xe. Là con gái, như vợ nó, ít nhất mẹ đến cũng ra chợ mua đồ ăn ngon, mẹ muốn đi du lịch sẵn sàng đưa tiền cho mẹ… Đó là nỗi khổ riêng của nó mà vợ nó chưa từng để ý hoặc không hiểu được.
Vợ nó ôm chầm lấy nó, khóc nức nở, nước mắt ròng ròng chảy trên áo trước ngực chồng. Bên cạnh, bố vợ nó cũng dụi dụi ngón tay trỏ sần sùi trên khoé mắt rưng rưng… Còn nó, với đôi mắt thâm quầng, sâu hoẳm đã ngấn lệ, những hạt lệ của hạnh phúc ùa về, nhìn về phía bố mẹ vợ, tay ôm chặt vợ vào lòng, vuốt lên đuôi tóc dài óng ả…
Mọi thứ đã vỡ lẽ, nó luôn là chính nó, bố mẹ vợ nó là người tốt, hiểu đời và cư xử đúng với cách cư xử của những người làm cha làm mẹ. Còn vợ nó giờ đây không chỉ yêu nó hơn mà đã hiểu được nó, hiểu được những giá trị nhân văn cuả cuộc sống đời thường vốn dĩ rất giản đơn.