Nếu bảo hiểm cho sức khỏe ốm đau, bệnh tật, khám chữa bệnh ngoại trú, nội trú thì mua bảo hiểm sức khỏe -> nhiều gói lắm, tùy loại mà mua. Bảo hiểm sức khỏe thì mua năm nào áp dụng năm đó, đóng phí năm đó, không thích đóng nữa thì thôi chia tay, không có khoản tiết kiệm nào, có điều khoản loại trừ và có thời gian chờ, được bảo hiểm tối đa theo từng hạn mức quy định trong điều khoản bảo hiểm. Tùy khả năng mà chọn, nếu ko đủ khả năng thì mua bảo hiểm y tế của nhà nước cũng được. Khám chữa bệnh trái tuyến được bảo hiểm hình như đâu đó 40% thôi, đúng tuyến thì 100%.
Nếu bảo hiểm cho bệnh hiểm nghèo (ví dụ: ung thư), bảo hiểm tai nạn, tử vong thì mua bảo hiểm nhân thọ -> cũng nhiều gói lắm, tùy loại mà mua, trong điều khoản bảo hiểm có ghi. Bảo hiểm nhân thọ thì đóng phí hàng năm và liên tục, tùy theo gói mình mua (ví dụ: 5 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm...). Sau từng đó năm sẽ tiết kiệm được 1 khoản tiền --> lưu ý là chẳng đáng là bao nhiêu đâu. Nếu lăn tăn về chuyện lời lỗ thì đừng mua. Chủ yếu là phòng khi có tai nạn ập đến thì người thụ hưởng được một khoản để bù đắp rủi ro do tai nạn thôi. Ví dụ bác đóng 22tr/năm, đóng liên tục 10 năm thì sau 10 năm bác có được khoản tiền khoảng 230tr --> coi như gửi tiết kiệm ko lãi đó @@. Nhưng bù lại nếu trong vòng 10 năm đó bị bệnh hiểm nghèo, tai nạn, tử vong...thì được bảo hiểm chi trả tối đa 1 tỷ đồng. Nếu sau 10 năm không đóng tiếp, không rút tiền (230tr) về thì vẫn được bảo hiểm tới năm 6-70 tuổi. Còn rút tiền về thì hết hợp đồng, 2 bên chia tay.
2 bảo hiểm này bản chất nó khác nhau như vậy. Hiểu bản chất của nó thì dễ chọn hơn. Nhiều cty họ có gói kết hợp cả 2, vừa nhân thọ vừa sức khỏe -> hỏi cho kỹ không lại nhầm lẫn.
Mua bảo hiểm thì mua cho người lao động chính trong nhà (--> người được bảo hiểm là máy ATM kiếm tiền của cả nhà), còn chọn người thụ hưởng là người phụ thuộc (--> mục đích để nếu rủi ro ập đến người được bảo hiểm, ví dụ người được bảo hiểm bị a,b,c,x,y,z, thì người thụ hưởng được nhận quyền lợi bảo hiểm --> ví dụ: ba/mẹ mất thì con cái được hưởng 1 tỷ đồng từ bảo hiểm)
Công ty bảo hiểm họ không phải tổ chức từ thiện, cũng như ngân hàng, họ thu tiền từ khách này, lấy tiền đó làm ăn kinh doanh để có lãi, duy trì hoạt động và trả tiền chi trả bồi thường bảo hiểm cho khách khác (-> cho người được thụ hưởng nếu có xảy ra rủi ro với người được bảo hiểm).
Tùy tài chính mà cân đối và xem xét có nên mua hay không. Ở các nước phát triển thì bảo hiểm rất được chú trọng, càng giàu có, càng có nhiều tài sản thì càng phải mua bảo hiểm. Cô Kim còn mua bảo hiểm cho vòng 3 của mình cơ mà
. Ở việt nam thì bảo hiểm chưa phát triển + nhiều case lùm xùm giữa tư vấn và khách nên mọi người không thích.
Tóm lại, tìm hiểu kỹ, đọc kỹ hợp đồng bảo hiểm, chỉ ham khảo tư vấn không tin tuyệt đối. Tất cả mọi thứ, bút sa gà chết là ở cái hợp đồng bảo hiểm mà các bác đặt bút ký, chứ không phải ở mấy câu nói miệng của mấy em tư vấn