Bộ trưởng Đinh La Thăng xin lỗi người dân !?
> Đừng cứ nói đến người dân là... thu tiền
TPO – Tôi thay mặt lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) xin nhận lỗi trước nhân dân về tình trạng tiến độ công trình chậm, chất lượng công trình chưa đảm bảo theo yêu cầu – Bộ trưởng Đinh La Thăng nói.
Nhiều cái khó
Tại phiên giải trình chiều 24-4 trước Ủy ban Pháp luật Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng báo cáo với các đại biểu quốc hội, nhân dân rằng, Bộ đang từng bước khắc phục để đảm bảo chất lượng công trình.
“Đồng tiền phải đi vào công trình, đảm bảo được tiến độ cũng như chất lượng” – Bộ trưởng Thăng khẳng định.
Trước đó, liên quan đến chất lượng cầu Thăng Long, Bộ trưởng Thăng cho rằng, đây là một trong năm công trình lớn Bộ đã kiểm tra tổng thể và phát hiện có vấn đề về chất lượng. Bộ GTVT đã chỉ đạo khẩn trương khắc phục, yêu cầu những đơn vị gây nên tình trạng này phải bồi thường, xử lý.
“Qua kiểm tra, xác định sơ bộ nguyên nhân việc hỏng mặt cầu do dùng công nghệ về bám dính của Anh nhưng công nghệ thi công vật liệu của Singapore. Chúng ta ký hai hợp đồng riêng nên chưa có giải pháp khắc phục lỗi kỹ thuật” – Bộ trưởng Thăng nói.
Ông Thăng cũng thừa nhận việc xử lý vấn đề trên cầu Thăng Long rất khó: “Chuyên gia Đức cho biết, cầu Thăng Long làm từ những năm 80, thiết kế mặt cầu bản thép sau 30 năm đã bị võng xuống. Khi đưa vật liệu mới lên, lại thi công nhanh, vào mùa rét nên nhiệt độ, vật liệu không đảm bảo”.
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương cho biết thêm một vấn đề nữa của việc thiếu năng lực quản lý của Bộ GTVT. Theo ông Cương, hiện nay, nhiều tuyến đường cho phép xe có tải trọng lớn hoạt động, nhưng nhiều cây cầu trên đường đó lại không đủ "năng lực" và ngược lại. Điều đó khiến nhiều lái xe gặp rất nhiều khó khăn.
“Họ sẽ chấp nhận sang tải hay có những hành động tiêu cực” - Ông Cương nêu câu hỏi.
Bộ trưởng Thăng cho biết, việc này là có thật, tuy nhiên, phần lớn do thi công không đồng bộ, cầu và đường làm không cùng thời điểm, dẫn đến có những vị trí thiếu vốn đầu tư, chi phí tăng cao khiến không xây dựng đủ yêu cầu tải trọng. Cũng theo ông Thăng, việc này xử lý rất khó.
Đại biểu Cương cũng cho rằng, việc xe quá tải hiện nay là vấn đề nhức nhối và là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng hỏng đường. Ông Cương đặt câu hỏi với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị đăng kiểm.
“Vì vấn nạn tiêu cực mà hàng ngày những chiếc xe cũ vẫn tham gia giao thông, gây tai nạn chết người. Nhưng khi xử lý thì các trạm đăng kiểm không có trách nhiệm gì cả?” – Ông Cương nói.
Ông Cương cũng nêu rõ thực trạng: “Đa số xe vận tải không đủ điều kiện tham gia, ra đường chỉ cần quan sát bằng mắt thường cũng có thể biết chứ không cần máy móc. Một số cảnh sát giao thông cho rằng, phát hiện rất nhiều trường hợp, nhưng nhưng khi báo với lực lượng đăng kiểm thì họ bảo không phải”.
Bộ trưởng Đinh La Thăng thừa nhận có vấn đề như đại biểu Cương nêu: “Công tác đăng kiểm hiện nay có nhiều vấn đề, nhiều trường hợp xe vừa đăng kiểm xong, nhưng không đảm bảo yêu cầu. Nhiều chủ xe mượn thùng xe, lốp xe bình thường vào đăng kiểm, xong rồi lại thay đồ cũ vào chạy” – Ông Thăng thẳng thắn.
Bộ trưởng Bộ GTVT cũng nêu thực tế, một số cán bộ nhân viên đăng kiểm thiếu ý thức, có trường hợp phát hiện và xử lý nghiêm minh, buộc thôi việc, cảnh cáo, phạt..
“Trong năm năm tới, chúng tôi sẽ triển khai khoảng 34 trạm cân công nghệ hiện đại. Khi đó, tác động của con người rất ít, sẽ hạn chế được tiêu cực”.
Bộ trưởng vẫn nhầm lẫn?
Chiều nay, nhiều ý kiến đại biểu vẫn yêu cầu Bộ trưởng Thăng nói rõ về các loại phí như bảo trì đường bộ, hạn chế phương tiện cá nhân, phí hạn chế phương tiện vào nội đô giờ cao điểm.
Ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội cho biết, có cử tri nhắn tin cho ông với nội dung rằng: "Đề nghị chất vấn bộ trưởng tại sao chủ đầu tư dự án giao thông tham nhũng lãng phí hàng ngàn tỷ đồng, các dự án cầu đường mới làm xong đã hỏng, tại sao không bắt họ bỏ tiền ra sửa mà lại bắt người dân đóng đủ loại phí?”.
"Tất cả các giải pháp này, Chính phủ báo cáo Quốc hội, và Quốc hội đã thống nhất về mặt chủ trương chứ không phải là sáng kiến và đề xuất riêng của Bộ GTVT, cho nên cũng mong các đại biểu và nhân dân cả nước thông cảm cho Bộ GTVT" - Bộ trưởng Đinh La Thăng.
Đại biểu Phùng Văn Hùng, Ủy viên thường trực Ủy ban kinh tế Quốc hội phân tích, hai loại phí hạn chế phương tiện cá nhân và hạn chế phương tiện vào nội đô giờ cao điểm, dù chưa thực hiện, nhưng thời gian qua trở thành đề tài hết sức nóng trong dư luận xã hội.
Ông Hùng cũng cho rằng, dù chưa thực hiện chính sách này nhưng đã ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách. Những doanh nghiệp liên quan đến vấn đề phương tiện giao thông, đóng góp ngân sách giảm.
“Từ cái xe mèng nhất đến cái xe cực kỳ sang trọng, có khi cả tháng mới đi một lần cũng phải đóng phí 20 – 50 triệu thì có công bằng không?” – Ông Hùng đặt câu hỏi.
Ông Hùng cũng thắc mắc, tại sao việc mua ô tô ở nước ta đã chịu quá nhiều thuế, bây giờ lại chịu thêm phí nữa.
“Tại sao xu thế bây giờ phát triển như vậy chúng ta lại hạn chế bà con đi ô tô. Có phải là đi ngược lại sự phát triển?” – Ông Hùng nói.
Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, sẽ tiếp thu ý kiến của các đại biểu về vấn đề thu phí.
Bộ trưởng khẳng định hai lần rằng: Tất cả các giải pháp Bộ GTVT đang triển khai là nhằm thực hiện các nghị quyết của ****, cũng như của Chính phủ…; thực hiện nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn, trong đó có đồng tình với các giải pháp mà Chính phủ đã báo cáo Quốc hội tại văn bản số 256, trong đó nêu đồng bộ các giải pháp để giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông.
Đại biểu Dương Trung Quốc: Tôi nghĩ con đường phát triển đất nước là phải tăng thêm ô tô nữa chứ. 1,9 triệu ô tô là cái gì trong một đất nước gần trăm triệu dân rồi? Vì chúng ta chưa quy hoạch, chưa điều khiển tốt, chưa có hạ tầng tốt. Nhà nước phải đầu tư cho hạ tầng.
Chúng ta thấy hiện nay, nhà nước đầu tư cho hạ tầng theo hướng trực tiếp, theo hướng thu hồi vốn mà quên rằng, cái hiệu quả của giao thông nó không trực tiếp đến giao thông mà hiệu quả ở sản xuất, đời sống, xã hội, trong đó có cả giảm tải tai nạn.
Không lý gì đánh thuế để hạn chế giao thông, lại không đầu tư cho giao thông mà chỉ đi xin ODA, giật gấu vá vai, đi đấu thầu.
Phải sử dụng, không phải tất cả, nhưng dùng một phần tiền hợp lý để tăng cường hạ tầng giao thông. Chỉ vì thế mà có rất nhiều cái bất hợp lý như phí thì rất cao nhưng đường thì rất tồi.
Có những lợi ích chúng ta phải đả phá, lợi ích cục bộ, nhưng cũng có những lợi ích, chúng ta phải chia sẻ với người dân và doanh nghiệp.
Bộ trưởng Đinh La Thăng: Ngành GTVT, ngoài những doanh nghiệp ô tô nước ngoài, cũng có những doanh nghiệp sản xuất ô tô. Cùng với việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ đề xuất những loại phí thì tôi vẫn phải làm việc với Tổng công ty ô tô Việt Nam để làm sao thúc đẩy tăng trưởng sản xuất ô tô.
Năm nay, trong bối cảnh kinh tế như thế này, trong bối cảnh các loại phí như thế, chúng tôi vẫn yêu cầu phải sản xuất vượt hơn và bán được nhiều hơn.
Cũng như chúng ta đưa ra luật về chống tác hại của thuốc lá nhưng báo cáo với anh là vẫn phải thúc đẩy phát triển thuốc lá vì đấy cũng là một nguồn thu. Sản xuất ô tô cũng là một nguồn thu rất lớn.
> Đừng cứ nói đến người dân là... thu tiền
TPO – Tôi thay mặt lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) xin nhận lỗi trước nhân dân về tình trạng tiến độ công trình chậm, chất lượng công trình chưa đảm bảo theo yêu cầu – Bộ trưởng Đinh La Thăng nói.
Nhiều cái khó
Tại phiên giải trình chiều 24-4 trước Ủy ban Pháp luật Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng báo cáo với các đại biểu quốc hội, nhân dân rằng, Bộ đang từng bước khắc phục để đảm bảo chất lượng công trình.
“Đồng tiền phải đi vào công trình, đảm bảo được tiến độ cũng như chất lượng” – Bộ trưởng Thăng khẳng định.
Trước đó, liên quan đến chất lượng cầu Thăng Long, Bộ trưởng Thăng cho rằng, đây là một trong năm công trình lớn Bộ đã kiểm tra tổng thể và phát hiện có vấn đề về chất lượng. Bộ GTVT đã chỉ đạo khẩn trương khắc phục, yêu cầu những đơn vị gây nên tình trạng này phải bồi thường, xử lý.
“Qua kiểm tra, xác định sơ bộ nguyên nhân việc hỏng mặt cầu do dùng công nghệ về bám dính của Anh nhưng công nghệ thi công vật liệu của Singapore. Chúng ta ký hai hợp đồng riêng nên chưa có giải pháp khắc phục lỗi kỹ thuật” – Bộ trưởng Thăng nói.
Ông Thăng cũng thừa nhận việc xử lý vấn đề trên cầu Thăng Long rất khó: “Chuyên gia Đức cho biết, cầu Thăng Long làm từ những năm 80, thiết kế mặt cầu bản thép sau 30 năm đã bị võng xuống. Khi đưa vật liệu mới lên, lại thi công nhanh, vào mùa rét nên nhiệt độ, vật liệu không đảm bảo”.
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương cho biết thêm một vấn đề nữa của việc thiếu năng lực quản lý của Bộ GTVT. Theo ông Cương, hiện nay, nhiều tuyến đường cho phép xe có tải trọng lớn hoạt động, nhưng nhiều cây cầu trên đường đó lại không đủ "năng lực" và ngược lại. Điều đó khiến nhiều lái xe gặp rất nhiều khó khăn.
“Họ sẽ chấp nhận sang tải hay có những hành động tiêu cực” - Ông Cương nêu câu hỏi.
Bộ trưởng Thăng cho biết, việc này là có thật, tuy nhiên, phần lớn do thi công không đồng bộ, cầu và đường làm không cùng thời điểm, dẫn đến có những vị trí thiếu vốn đầu tư, chi phí tăng cao khiến không xây dựng đủ yêu cầu tải trọng. Cũng theo ông Thăng, việc này xử lý rất khó.
Đại biểu Cương cũng cho rằng, việc xe quá tải hiện nay là vấn đề nhức nhối và là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng hỏng đường. Ông Cương đặt câu hỏi với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị đăng kiểm.
“Vì vấn nạn tiêu cực mà hàng ngày những chiếc xe cũ vẫn tham gia giao thông, gây tai nạn chết người. Nhưng khi xử lý thì các trạm đăng kiểm không có trách nhiệm gì cả?” – Ông Cương nói.
Ông Cương cũng nêu rõ thực trạng: “Đa số xe vận tải không đủ điều kiện tham gia, ra đường chỉ cần quan sát bằng mắt thường cũng có thể biết chứ không cần máy móc. Một số cảnh sát giao thông cho rằng, phát hiện rất nhiều trường hợp, nhưng nhưng khi báo với lực lượng đăng kiểm thì họ bảo không phải”.
Bộ trưởng Đinh La Thăng thừa nhận có vấn đề như đại biểu Cương nêu: “Công tác đăng kiểm hiện nay có nhiều vấn đề, nhiều trường hợp xe vừa đăng kiểm xong, nhưng không đảm bảo yêu cầu. Nhiều chủ xe mượn thùng xe, lốp xe bình thường vào đăng kiểm, xong rồi lại thay đồ cũ vào chạy” – Ông Thăng thẳng thắn.
Bộ trưởng Bộ GTVT cũng nêu thực tế, một số cán bộ nhân viên đăng kiểm thiếu ý thức, có trường hợp phát hiện và xử lý nghiêm minh, buộc thôi việc, cảnh cáo, phạt..
“Trong năm năm tới, chúng tôi sẽ triển khai khoảng 34 trạm cân công nghệ hiện đại. Khi đó, tác động của con người rất ít, sẽ hạn chế được tiêu cực”.
Bộ trưởng vẫn nhầm lẫn?
Chiều nay, nhiều ý kiến đại biểu vẫn yêu cầu Bộ trưởng Thăng nói rõ về các loại phí như bảo trì đường bộ, hạn chế phương tiện cá nhân, phí hạn chế phương tiện vào nội đô giờ cao điểm.
Ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội cho biết, có cử tri nhắn tin cho ông với nội dung rằng: "Đề nghị chất vấn bộ trưởng tại sao chủ đầu tư dự án giao thông tham nhũng lãng phí hàng ngàn tỷ đồng, các dự án cầu đường mới làm xong đã hỏng, tại sao không bắt họ bỏ tiền ra sửa mà lại bắt người dân đóng đủ loại phí?”.
"Tất cả các giải pháp này, Chính phủ báo cáo Quốc hội, và Quốc hội đã thống nhất về mặt chủ trương chứ không phải là sáng kiến và đề xuất riêng của Bộ GTVT, cho nên cũng mong các đại biểu và nhân dân cả nước thông cảm cho Bộ GTVT" - Bộ trưởng Đinh La Thăng.
Đại biểu Phùng Văn Hùng, Ủy viên thường trực Ủy ban kinh tế Quốc hội phân tích, hai loại phí hạn chế phương tiện cá nhân và hạn chế phương tiện vào nội đô giờ cao điểm, dù chưa thực hiện, nhưng thời gian qua trở thành đề tài hết sức nóng trong dư luận xã hội.
Ông Hùng cũng cho rằng, dù chưa thực hiện chính sách này nhưng đã ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách. Những doanh nghiệp liên quan đến vấn đề phương tiện giao thông, đóng góp ngân sách giảm.
“Từ cái xe mèng nhất đến cái xe cực kỳ sang trọng, có khi cả tháng mới đi một lần cũng phải đóng phí 20 – 50 triệu thì có công bằng không?” – Ông Hùng đặt câu hỏi.
Ông Hùng cũng thắc mắc, tại sao việc mua ô tô ở nước ta đã chịu quá nhiều thuế, bây giờ lại chịu thêm phí nữa.
“Tại sao xu thế bây giờ phát triển như vậy chúng ta lại hạn chế bà con đi ô tô. Có phải là đi ngược lại sự phát triển?” – Ông Hùng nói.
Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, sẽ tiếp thu ý kiến của các đại biểu về vấn đề thu phí.
Bộ trưởng khẳng định hai lần rằng: Tất cả các giải pháp Bộ GTVT đang triển khai là nhằm thực hiện các nghị quyết của ****, cũng như của Chính phủ…; thực hiện nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn, trong đó có đồng tình với các giải pháp mà Chính phủ đã báo cáo Quốc hội tại văn bản số 256, trong đó nêu đồng bộ các giải pháp để giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông.
Đại biểu Dương Trung Quốc: Tôi nghĩ con đường phát triển đất nước là phải tăng thêm ô tô nữa chứ. 1,9 triệu ô tô là cái gì trong một đất nước gần trăm triệu dân rồi? Vì chúng ta chưa quy hoạch, chưa điều khiển tốt, chưa có hạ tầng tốt. Nhà nước phải đầu tư cho hạ tầng.
Chúng ta thấy hiện nay, nhà nước đầu tư cho hạ tầng theo hướng trực tiếp, theo hướng thu hồi vốn mà quên rằng, cái hiệu quả của giao thông nó không trực tiếp đến giao thông mà hiệu quả ở sản xuất, đời sống, xã hội, trong đó có cả giảm tải tai nạn.
Không lý gì đánh thuế để hạn chế giao thông, lại không đầu tư cho giao thông mà chỉ đi xin ODA, giật gấu vá vai, đi đấu thầu.
Phải sử dụng, không phải tất cả, nhưng dùng một phần tiền hợp lý để tăng cường hạ tầng giao thông. Chỉ vì thế mà có rất nhiều cái bất hợp lý như phí thì rất cao nhưng đường thì rất tồi.
Có những lợi ích chúng ta phải đả phá, lợi ích cục bộ, nhưng cũng có những lợi ích, chúng ta phải chia sẻ với người dân và doanh nghiệp.
Bộ trưởng Đinh La Thăng: Ngành GTVT, ngoài những doanh nghiệp ô tô nước ngoài, cũng có những doanh nghiệp sản xuất ô tô. Cùng với việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ đề xuất những loại phí thì tôi vẫn phải làm việc với Tổng công ty ô tô Việt Nam để làm sao thúc đẩy tăng trưởng sản xuất ô tô.
Năm nay, trong bối cảnh kinh tế như thế này, trong bối cảnh các loại phí như thế, chúng tôi vẫn yêu cầu phải sản xuất vượt hơn và bán được nhiều hơn.
Cũng như chúng ta đưa ra luật về chống tác hại của thuốc lá nhưng báo cáo với anh là vẫn phải thúc đẩy phát triển thuốc lá vì đấy cũng là một nguồn thu. Sản xuất ô tô cũng là một nguồn thu rất lớn.