Mấy đồng chí du học sinh hoặc công tác xa nhà, chỉ có về nhà lúc tết nghỉ ngơi, quây quần thì sẽ nhớ tết, nhớ gia đình.
Còn như mình về chuẩn bị, lo cúng bái, dọn dẹp, quà cáp cả ở nhà ông bà và nhà mình, đủ các thể loại thì mệt và nản là phải.
Chưa kể đồ ăn trong tết nấu nhiều nhưng để thừa, đâm ra trong mấy ngày tết, cứ toàn phải ăn lại đồ thừa, chẳng ngon, bỏ thì uổng, phải tội. Lễ cúng, mâm cơm tất niên thì bắt buộc phải có gà, bánh chưng, giò, món xào, canh măng. Ko được bỏ cái gì, kẻo phạm đến tâm linh. Ăn phát ớn, làm thêm món mới đổi vị thì lại càng thừa.
Nhiều thứ dồn vào, nên đâm ra ai cũng nản.
Con dâu phải bị buộc về nhà chồng ăn tết, người thì muốn về nhà cha mẹ, người thì muốn ở lại chính nhà mình ăn tết. Tất cả tìm cách điều khiển và dè bỉu nhau = thể diện.
Mừng tuổi, chúc tụng, nhà nào ở quê cũng mua/ nấu bánh chưng đem về để tặng, ko mua thì kém miếng, mua thì ai cũng bảo " nhà em nhiều lắm rồi", nhưng ai cũng vác bánh chưng + quà đi tặng.
Mời nhau ăn bánh chưng, bảo ngon lắm ngon lắm, lộc cúng, kỳ thực thì " mày ăn hộ tao với, nhà tao nhiều quá ", kết quả cái thằng được mời cũng thừa mứa bánh chưng như vậy, đúng là dở khóc dở cười.
Nhưng đấy là do cách mọi người tương tác với nhau, và các quy tắc ràng buộc gây ra việc đó chứ em ko nghĩ nó do tết.