- Biển số
- OF-682842
- Ngày cấp bằng
- 5/7/19
- Số km
- 131
- Động cơ
- 104,920 Mã lực
- Tuổi
- 38
Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho biết, năm 2019 tổng doanh thu phí bảo hiểm xe máy bắt buộc là 765 tỷ đồng, số tiền đã bồi thường là 45 tỷ đồng. Như vậy, tỷ lệ bồi thường trên tổng doanh thu là 6%.
Nếu chia bình quân cho 29 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đang bán bảo hiểm bắt buộc xe máy, thì doanh thu mảng này của mỗi công ty bảo hiểm vào khoảng 26,3 tỷ đồng/năm.
Một cán bộ của doanh nghiệp bảo hiểm đang có thị phần dẫn đầu là Bảo Việt cho hay, năm 2019 vừa qua doanh nghiệp này bồi thường khoảng trên 500 vụ tai nạn người đi xe máy.
Số liệu do cơ quan quản lý bảo hiểm cung cấp cho thấy tỷ lệ tham gia bảo hiểm của xe máy vẫn thấp, đạt khoảng 30% (trong tổng số gần 60 triệu xe máy) so với tỷ lệ tham gia lên đến 90% đối với xe ô tô (trong tổng số trên 3 triệu xe ô tô).
Hơn 10 năm qua, ngành bảo hiểm đã giải quyết bồi thường cho 101.214 vụ tai nạn xe máy, mức chi trả trung bình 5 triệu đồng/vụ.
Tỷ lệ bồi thường thấp, biên độ lợi nhuận cao nên thực tế một số công ty bảo hiểm đang chi trả mức hoa hồng cho tổng đại lý lên tới 50% - 60%, vượt quá mức tối đa cho phép theo quy định của Bộ Tài chính là 20%.
Tuy nhiên theo Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm Phùng Ngọc Khánh, một số quy định hiện hành về mẫu giấy chứng nhận bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm, hồ sơ bồi thường không còn phù hợp, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm và chủ xe, lái xe trong việc triển khai thực hiện.
Bên cạnh đó, mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định hiện hành chưa theo kịp với biến động ngày càng tăng về giá dịch vụ khám, điều trị, chăm sóc y tế và chi phí sửa chữa, thay thế tài sản bị thiệt hại trong các vụ tai nạn do xe cơ giới gây ra.
“Phí bảo hiểm mặc dù đã được quy định trên cơ sở rủi ro liên quan đến phương tiện (loại xe, mục đích sử dụng xe) nhưng chưa căn cứ vào rủi ro liên quan chủ xe, lái xe (lịch sử tai nạn, vi phạm giao thông). Do đó, chưa phát huy tối đa vai trò công cụ kinh tế trong đảm bảo trật tự an toàn giao thông", ông Khánh cho biết.
Bởi thế, Bộ Tài chính đang phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 103/2008/NĐ-CP nhằm hoàn thiện chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo định hướng mới, phù hợp với thực tiễn.
Nếu chia bình quân cho 29 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đang bán bảo hiểm bắt buộc xe máy, thì doanh thu mảng này của mỗi công ty bảo hiểm vào khoảng 26,3 tỷ đồng/năm.
Một cán bộ của doanh nghiệp bảo hiểm đang có thị phần dẫn đầu là Bảo Việt cho hay, năm 2019 vừa qua doanh nghiệp này bồi thường khoảng trên 500 vụ tai nạn người đi xe máy.
Số liệu do cơ quan quản lý bảo hiểm cung cấp cho thấy tỷ lệ tham gia bảo hiểm của xe máy vẫn thấp, đạt khoảng 30% (trong tổng số gần 60 triệu xe máy) so với tỷ lệ tham gia lên đến 90% đối với xe ô tô (trong tổng số trên 3 triệu xe ô tô).
Hơn 10 năm qua, ngành bảo hiểm đã giải quyết bồi thường cho 101.214 vụ tai nạn xe máy, mức chi trả trung bình 5 triệu đồng/vụ.
Tỷ lệ bồi thường thấp, biên độ lợi nhuận cao nên thực tế một số công ty bảo hiểm đang chi trả mức hoa hồng cho tổng đại lý lên tới 50% - 60%, vượt quá mức tối đa cho phép theo quy định của Bộ Tài chính là 20%.
Tuy nhiên theo Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm Phùng Ngọc Khánh, một số quy định hiện hành về mẫu giấy chứng nhận bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm, hồ sơ bồi thường không còn phù hợp, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm và chủ xe, lái xe trong việc triển khai thực hiện.
Bên cạnh đó, mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định hiện hành chưa theo kịp với biến động ngày càng tăng về giá dịch vụ khám, điều trị, chăm sóc y tế và chi phí sửa chữa, thay thế tài sản bị thiệt hại trong các vụ tai nạn do xe cơ giới gây ra.
“Phí bảo hiểm mặc dù đã được quy định trên cơ sở rủi ro liên quan đến phương tiện (loại xe, mục đích sử dụng xe) nhưng chưa căn cứ vào rủi ro liên quan chủ xe, lái xe (lịch sử tai nạn, vi phạm giao thông). Do đó, chưa phát huy tối đa vai trò công cụ kinh tế trong đảm bảo trật tự an toàn giao thông", ông Khánh cho biết.
Bởi thế, Bộ Tài chính đang phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 103/2008/NĐ-CP nhằm hoàn thiện chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo định hướng mới, phù hợp với thực tiễn.