Nơi này đường 32 chuyển hướng từ tây-tây bắc sang hướng tây chạy về đông, thiết kế có bán kính cong ~150m, đảm bảo xe con chạy ổn định ~80km/h. Trước đây vài năm, khi mới hoàn thành đoạn đường này chưa hạn chế tốc độ 50km/h. Song vì ngay vị trí đường cong này là ngã tư giao cắt với đường liên thôn/xã, nên hay xảy ra va chạm với xe máy, xe đạp của dân đi ra từ đường giao cắt. GTCC đã giảm tốc độ còn 50km/h.
Nếu vào cua ở đây (từ hướng Sơn tây về) với vận tốc cao và gặp sự cố bất ngờ, xe rất dễ lao theo quán tính-> theo đường tiếp tuyến với đoạn cong tại vị trí giao cắt đường dân sinh, và lao vào phía các ngôi nhà có mái xanh nhạt cách khoảng 100m phía bên kia đường. Đấy chính là khu vực gần hiện trường vụ tai nạn vừa rồi.
Việc vào cua ở tốc độ 80km/h an toàn đến mức nào còn phụ thuộc vào loại xe. Hiện nay, các lái xe ở Việt Nam khá chủ quan với điều này. Thường thì họ thấy xe ngon, máy bốc là họ "rít" mà không để ý rằng con xe mà họ đang ngồi trên giữ được an toàn khi vận hành đến mức độ nào.
Giả sử, ta so sánh trên cùng khúc cua với cùng 1 tốc độ và rủi ro là mất lái, lật xe:
- Xe gầm thấp có mức độ an toàn cao hơn xe gầm cao. Cụ thể như xe sedan và xe SUV, CUV, MPV. Chính vì thế, ở Mỹ, những loại SUV và CUV không có hệ thống hỗ trợ (ý thứ 3 dưới đây) sẽ không được phép lưu hành.
- Xe có tự trọng lớn an toàn hơn xe có tự trọng nhỏ.
- Xe có hệ thống hỗ trợ (Chống trượt, chống lật, cân bằng điện tử..) an toàn hơn xe không có hệ thống này
Chiếc xe gây tai nạn ở trường hợp này có tới 2 nguy cơ trong tổng số 03 nguy cơ trên: Gầm cao 22cm (Sedan ~ 15cm, MPV như Innova ~ 16cm, Crossover ~ 18cm), không có hệ thống hỗ trợ như chống trượt, chống lật hoặc cân bằng điện tử. Với khúc cua ở Phụng Thượng, chiếc xe này chỉ cần giữ nguyên tốc độ 70-80km/h khi vào cua là đã có thể mất lái.