[Funland] Có phải dấu hiệu tâm thần

HUNGSMUN

Xe container
Biển số
OF-25242
Ngày cấp bằng
5/12/08
Số km
9,173
Động cơ
584,890 Mã lực
Qua lời mô tả của cụ chủ thì em thấy bản thân chị này cũng có vấn đề vì ko thể xây dựng một mối quan hệ tốt với người thân (bố, mẹ, các em...). Khi tâm lý chị bất ổn, tính cách của chị có sự khác biệt lớn với xã hội thì con chị bị ảnh hưởng là điều tất nhiên.
Về góc độ của con, em thấy rằng sự chiều chuộng quá mức sẽ gây ra sự vô ơn của con trẻ.
Về giới tính thì có thể đó là một sự đua đòi trong cái tuổi dở ông dở thằng thôi (trường hợp này em gặp nhiều rồi). Năm sau nó sẽ trở về đúng bản chất của nó.
Tóm lại: chị cần đi BS tâm lý, con chị cũng cần được đưa đi khám (kể cả vay tiền đi chữa bệnh thì vẫn phải làm) có như vậy mọi chuyện mới về đúng quỹ đạo được.
Cầu chúc chị và cháu luôn mạnh khỏe, sớm tìm được sự cân bằng và hài hòa trong cuộc sống.
 

Nino88

Xe container
Biển số
OF-318476
Ngày cấp bằng
5/5/14
Số km
5,135
Động cơ
-697 Mã lực
Đứa bé con chị SGM kia em nghĩ do ích kỷ,vô tâm và bất hiếu với người đã sinh ra nó
Còn về giới tính thì nó đã quá rõ,muốn từ gái chuyển sang trai
Câu chuyện chủ thớt kể rất giống với 1 chị Tên Quỳnh trước đây dạy Đại Học Điện Lực,có hoàn cảnh y chang,ko rõ có phải Chị Quỳnh ko?
 

Hoangvan22

Xe tải
Biển số
OF-812529
Ngày cấp bằng
15/5/22
Số km
412
Động cơ
4,043 Mã lực
Bạn em hỏi tư vấn giúp một ng bạn, em cũng thấy bối rối, nhờ các cụ đánh giá và cho ý kiến. Chuyện hơi dài cc thông cảm:

Bạn của bạn em là single mom, có cô con gái năm nay lên lớp 10 mới thi đợt vừa rồi. Từ trc khi thi con đã nói đến vấn đề tự tử, có hôm con bảo mẹ: "trưa nay con định tìm chỗ nhảy". Người mẹ thì chỉ phản ứng nhẹ nhàng "sao lại nghĩ thế" hoặc đánh lạc hướng. Con đã ám chỉ or nói đến cái chết nhiều lần trc đó.
Mấy hôm nay con lại bảo: "con sẽ k g... mẹ đâu". Người mẹ hỏi: "con định gi.. mẹ à"
Con: "con có ý nghĩ thế nhưng k gi.. mẹ đâu".
Người mẹ đang trong tâm trạng hoảng hốt và lo sợ.
Không biết là bạn ý bị trầm cảm do xem phim bạo lực hay do áp lực thi cử vừa qua, hay dấu hiệu bệnh lý.
Bạn e đã khuyên người mẹ đi khám bác sĩ tâm thần nhưng k biết chị ý có thực hiện k vì theo chị ý kinh tế rất khó khăn khám tốn tiền k đc gì.
Kết quả thi 10 thì hiện nay chưa có, nhưng đợt thi trường chuyên thì con thiếu điểm k đỗ. Tuy nhiên, suốt thời gian năm lớp 9 vừa rồi, hai mẹ con mâu thuẫn căng thẳng về việc ôn thi và chon trg. Người mẹ là gia sư tự do một số môn học tự nhiên, chị chuyên dạy phụ đạo các bạn hs kém chút mà nhà có đk thi cấp 3, thi đại học, mỗi buổi tầm 4-500k. Cũng k rõ thu nhập thật sự của chị là bn nhưng c thường kể với bạn em về cuộc sống thiếu thốn, vất vả tằn tiện. Tuy nhiên, chị hi sinh và lo cho con "đầy đủ" theo lời của chị. Cấp 2 con học 1 trg cũng nổi tiếng, CLC học phí tháng tầm 7t. Con thg đòi mua quần áo đẹp, giày dép hàng hiệu (vài triệu một cái), patin, scooter mà c vẫn đáp ứng đc. Đồ ăn vặt bánh trái, thức uống như trà sữa, càphe chị cũng cung ứng đầy đủ theo nguyện vọng nhưng chỉ cho con thôi, chị xót tiền k dám ăn, k dám chi. Thường con chỉ ăn một mình, chị ngồi nhìn "chẳng đc miếng nào, or chưa từng đc thử". Điều hòa nóng nực thế này con cũng nằm một mình, kệ mẹ nằm k. Cũng có lúc con biết nói lời hay ý đẹp kiểu thương mẹ, "tặng quà cho mẹ" nhưng thg hai mẹ con sẽ có những mâu thuẫn, bất đồng về học hành, thói quen sinh hoạt nên việc đó lại k đc thực hiện mà kết thúc bằng việc con đổ lỗi mẹ nghèo khó, k lo đc cho con học trg tư hay trường quốc tế như Olympia, Sentia. K hiểu cơ sở nào mà con có những suy nghĩ như vậy.
Con thg xuyên mắng chửi ng mẹ về sự nghèo hèn, thất bại trong cv dù ngày xưa cũng học chuyên chọn, đại học top 1 nhưng lại k tìm đc cv phù hợp mà đi dạy gia sư. Nên thời gian qua con k hề cố gắng học tập, ôn thi lớp 10. Có thể con bất mãn về việc ban đầu ng mẹ k cho con tham gia các lớp học thêm mà bảo tự học, chị tự dạy. Nhưng cũng k hiểu lí do từ đâu mà con đòi học mấy trg tư cao cấp hay quốc tế. Vì theo ng mẹ thì kinh tế cực kì eo hẹp như vậy, cuộc sống hai mẹ con hết sức thiếu thốn. Chị sống cực kì tằn tiện, chi li, luôn luôn tính toán từng tí một như đi xe hay đi bộ, đi thế nào chỉ để tiết kiệm vài đồng gửi xe, hay mua sắm hay săn sale để tiết kiệm nhất. Đồ đạc chị hay đc phụ huynh hs, bạn bè cho tặng. Chị từng chịu khó nhặt nhạnh đồ cũ đô hỏng tận dụng sách vở bán đồng nát để kiếm thêm ít tiền lẻ. Con cũng đc mẹ yêu cầu làm việc nhặt nhạnh này từ nhỏ để kiếm thêm tiền. Chị từng hỏi bạn e k muốn cho con học bán trú vì ăn ở trg đắt, tiền thu cao k đáng or quỹ phụ huynh thu nhiều, chị k thích tham gia. Ngày lễ tết, chị thg thăm hỏi thày cô bằng cách nào đó mà k phải mất tiền, or kể hoàn cảnh khó khăn của hai mẹ con để các thầy cô thương cảm. Có lần hội phụ huynh còn đề nghị lớp trợ cấp cho con vì những hoàn cảnh như vậy. Chị cũng hỏi bạn em xem có nên nhận k vì con thì bảo k đồng ý nhận, k muốn ng ta khinh rẻ. Cuối cùng thấy c bảo là k nhận. Tuy nhiên có vẻ sau này quan hệ với cô giáo cn k đc tốt nên những bất ổn của con, bạn em khuyên chị hỏi thêm cô giáo CN xem cô hay các bạn nhận xét con trên lớp ra sao, có hỗn hào hay nổi loạn k thì chị bảo cô chẳng quan tâm và k hỏi gì. Con bảo là ghét cô giáo, chửi cô giáo nên c k tìm đc tư vấn, giúp đỡ từ hướng đó.
Ngoài ra, con còn mong muốn đi du học, ra nước ngoài "cắt ngực". Từ đợt covid, con tự cắt tóc và mặc quần áo như con trai. Bây giờ con vào tiệm tóc nam để cắt tóc. Con trông như con trai đến nỗi ra đg hay đi xe bus mọi ng tưởng là con trai. Bạn em khuyên chị đi khám nhưng chị bảo có khám chắc tốn tiền cũng k giải quyết vấn đề gì. Có vẻ chị quan tâm đến việc con học hành thôi, còn việc xu hg giới tính gây ra những bất ổn tâm lí giai đoạn này k phải là ưu tiên. Đến giờ khi con nói ra những lời cay độc và suy nghĩ bạo lực với mẹ như ở trên thì c thấy hoang mang quá.
Con cũng từng chơi với các bạn nhà giàu, có bạn từng tự tử mà k thành, con có vào viện thăm bạn đó. Nhiều khi con cũng đắm chìm trong games, dt mà k chịu khó học hành. Hoàn cảnh vậy nhưng con vẫn mặc quần áo hàng hiệu, dùng dt iphone đời mới. Hôm trc còn đòi mẹ mua đt iphone màu hồng, nên theo chị con là con gái, k phải có xu hg thứ 3.
Em và bạn cũng muốn phân tích tìm hiểu ng nhân thực sự để giúp c nhưng thông tin c cung cấp chỉ hạn chế ở những biểu hiện của con.

Có thể hoàn cảnh gia đình chị ảnh hưởng đến con?
Nói về gia đình, qh của chị và gia đình k tốt, ngày còn nhỏ cũng thg xuyên đụng độ cãi vã với bố, bị bố mắng chửi mẹ thì nhu nhược. Mặc dù theo bạn em khi tiếp xúc thì bác hết sức vồn vã, cởi mở khi bạn em đến nhà chơi. Theo chị, ông với chị như "con quỷ ác", con ng ta chỉ thể hiện bản chất xấu xa trong nội bộ gia đình, còn với bên ngoài thì phô trg sự tốt đẹp. Tuy nhiên, ông lại rất tốt hay thiên vị 2 ng em. Trc bạn em từng nghĩ hay do chị ý là con riêng nhưng chưa bao giờ dám hỏi. Sau này ng bố mất, chị cũng mâu thuẫn với 2 ng em, nên k đc ở ngôi nhà của gia đình mà phải ra ngoài thuê (lúc này chị đã có con). Bà mẹ thì sau này chỉ lo chùa chiền nên chắc mối qh cũng lỏng lẻo, k thân thiết.
C cũng k kể như nào thì có con. Chỉ khi nào khó khăn, bế tắc thì chị thở than với bạn e nhưng đến chỗ lq đến ng này là chị lảng tránh. Chỉ biết có thời gian chị có đưa con ra mắt gia đình đó, chắc cũng gia đình gia giáo trong ngành y.
Thời cô con gái 4,5 tuổi vì mẹ làm gv nghiệp dư, c dành nhiều thời gian giáo dục dạy dỗ nên con rất lễ phép, biết nói những câu từ làm hài lòng ng lớn (vd khi nhận tiền mừng tuổi thì cảm ơn bằng những câu chúc hoa mỹ), con tỏ ra thông tỏ mọi kiến thức, là một đứa trẻ rất khác biệt vượt trội so với trẻ cùng tuổi vì đc học trc. Con biết đọc, biết viết, học toán từ rất sớm. Nhiều khi đi dạy chị đưa con đi cùng nên thời gian tiểu học và đầu c2 con có thành tích rất xuất sắc. Nhiều khi lớp 6 con có thể làm toán, hóa của kiến thức lớp 7,8 thế nên chị chỉ cho con học TA còn các môn tự nhiên chị tự dạy. Không biết có phải những thứ này gây áp lực khiến con trầm cảm, thù ghét mẹ hay k.
Nói như vậy để thấy lối sống, tính cách của ng mẹ cũng k như hoàn cảnh bình thg, có thể tạo ra những thói quen tiêu cực cho cs hai mẹ con.
Trg các câu chuyện với bạn e, chị thg tâm sự những khó khăn, thiếu thốn của mình mà ít khi để tâm xem bạn có khó khăn hay khổ sở gì k. Chị luôn cho rằng bạn e là sung sướng, hoàn cảnh công việc thuận lợi, hoàn hảo chẳng có gi phải lo lắng nên nội dung chỉ xoay quanh vđ của chị. Hồi trc chị còn hỏi vay tiền bạn e để mua nhà cc vì tính cứ đi thuê tốn tiền quá. Bạn e lúc đó cũng chẳng có đồng nào nên tất nhiên k thể cho vay. Nói vậy để thấy cũng k biết chắc c có nghèo hay thiếu thốn khiến mn thương cảm như vẫn thể hiện k.
Rồi bẵng đi 7,8 năm k gặp lại, bạn e cũng k biết hai mẹ con ở đâu cho đến cách đây 3 năm. Chị chủ động ll với bạn, nhưng dấu k cho biết 2 mẹ con thuê nhà hay chính xác ở đâu. K biết cách sống k thật đó có ảnh hg với ng con k.
Mỗi lần bạn e đề nghị c trao đổi với bố hay ông bà bên đó thì chị k trả lời và lảng tránh. Đến gần đây c gọi điện (có vẻ khóc) bảo là thực ra k nhờ đc bên đó vì ông bà đã già, bố nó bị bệnh đã mất mấy năm trc. Cũng k hiểu mọi chuyện con chị nó đánh giá và nhận thức như nào mà lại có thái độ hỗn láo, vô ơn với c như thế. Tất cả bạn e đều nghe qua chị kể lại như vậy.
Việc con có xu hướng giới tính thấy rất rõ theo như chị kể hay xem ảnh của con. Nhưng về tâm lí cứ dọa tự tử, rồi gi.. mẹ như trên thì đáng lo ngại quá. Bạn e cũng khuyên c đi khám bsi tâm thần cho con. Mà k biết c có chịu làm theo k hay sợ tốn kém mà k đi.

Theo các cụ, trg hợp này là thế nào?
Em đã đọc hết và đọc cẩn thận, bé này cũng tầm tuổi con em, nhưng em đang thấy cách mà người mẹ nuôi dưỡng con đang có gì đó sai sai.
1. Cách nói chuyện giữa 2 mẹ con. Ví dụ đơn giản: khi có nói là con k muốn g... mẹ đâu. Thì người mẹ lại hỏi là con muốn gi... mẹ à? Em thấy cách nói đấy tự bản thân người mẹ chưa tạo được tình cảm trong lòng con.
Nếu làm em, em sẽ hành xử khác, để con thấy em yêu con chừng nào, và em quan trọng trong những bước đường đi sắp tới của con đến chừng nào, răng không yên tâm nếu chỉ có một mình con cô đơn trên con đường đời, Em sẽ vẽ ra những viễn cảnh đẹp đẽ tương lai để con không bi quan mà dại dột. Em sẽ kể với con những kỷ niệm cũ để con nhớ tới những hạnh phúc của thời thơ ấu, được nhận sự yêu thương, chăm sóc, lo lắng từ mẹ. Tóm lại là phải khơi gợi được tình cảm yêu thương trong lòng con, để nó thấy yêu mẹ, yêu cuộc sống.
Thứ 2 là về sự nghèo khó, em sẽ không bao giờ để con bị mặc cảm nghèo khó với các bạn, với thầy cô, như bạn trên có nói hội phụ huynh định hỗ trợ con do hoàn cảnh khó khăn - đó là một sai lầm của người mẹ, bởi vì rất có thể đứa bé sẽ bị các bạn nhìn với ánh mắt khác. Vụ việc một đứa bé không được ăn liên hoan do lỗi của người mẹ không đóng tiền em coi là một điển hình sai của người mẹ (tất nhiên hội phụ huynh trong trường hợp đó xử lý như vậy cũng sai, nhưng cái sai bắt nguồn từ người mẹ). Bé còn nhỏ thì có thể nó sẽ quên ngay, nhưng các bé cấp 2 là đã biết rồi và nó sẽ khổ sở đấy.
Thứ 3 là kỳ vọng học hành, khi mà thấy con đang căng thẳng như thế thì thôi đừng kỳ vọng nữa, ở đoạn trên Em thấy có nhắc đến cả một năm lớp 9 hai mẹ con cứ tranh cãi nhau nảy lửa về việc học hành là không được rồi.
Tóm lại tất cả những kết quả mà bây giờ người mẹ đang nhận lại là do người mẹ đã xa rời con, không thấu hiểu con. Hãy gần gũi với con hơn và không cho con xem linh tinh kiểu top top, YouTube , Facebook, báo mạng nữa. Cố gắng gợi lại tình cảm mẹ con trước, em nghĩ chưa cần phải đi bác sĩ nếu như chưa thử những cách trên.
Thật sự đọc xong em thấy rất bực mình với bà mẹ này nên phải vào viết comment ạ.
 

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,233
Động cơ
514,300 Mã lực
Lại GPT chút các cụ nhé, cũng dễ hiểu đấy:

Hoàn cảnh gia đình:
  • Người mẹ: Là bà mẹ đơn thân, làm gia sư tự do với thu nhập không cao nhưng cố gắng lo cho con đầy đủ về vật chất. Cách sống của bà rất tiết kiệm, tính toán chi li từng xu. Bà thường kêu nghèo kể khổ, ít quan tâm đến người khác và che giấu thông tin về bản thân cũng như hoàn cảnh gia đình.
  • Người con: Là học sinh giỏi nhưng chịu nhiều áp lực từ mẹ về việc học hành và chọn trường. Gần đây, con có những biểu hiện trầm cảm và suy nghĩ bạo lực, thậm chí có ý định tự tử và giết mẹ.
Biểu hiện của người con:
  • Học tập và áp lực: Từng có thành tích học tập xuất sắc nhưng bị áp lực nặng nề từ mẹ. Gần đây, không còn cố gắng học tập và có mâu thuẫn với mẹ về việc học.
  • Xu hướng giới tính: Muốn đi du học và "cắt ngực", cắt tóc và ăn mặc như con trai. Xu hướng này không được mẹ quan tâm đúng mức, chỉ tập trung vào việc học của con.
  • Thái độ và hành vi: Thường xuyên mắng chửi mẹ, chỉ trích mẹ nghèo và thất bại, có biểu hiện trầm cảm và bạo lực.
Ảnh hưởng của người mẹ:
  • Cách sống dị biệt: Tiết kiệm tối đa, kêu nghèo kể khổ, ít quan tâm đến người khác, che giấu thông tin về bản thân. Những thói quen và cách sống này có thể đã ảnh hưởng tiêu cực đến tính cách và tâm lý của con.
  • Mối quan hệ gia đình: Mâu thuẫn với gia đình từ nhỏ, thường xuyên bị bố mắng chửi, mẹ nhu nhược. Sau khi bố mất, mâu thuẫn với các em nên phải ra ngoài thuê nhà.
Kết luận:
  • Nguyên nhân và tác động: Sự căng thẳng và áp lực từ mẹ, cùng với cách sống và quan hệ gia đình không lành mạnh, có thể là nguyên nhân chính dẫn đến những vấn đề tâm lý nghiêm trọng của con gái.
  • Đề xuất: Người mẹ cần đưa con đi khám bác sĩ tâm thần để được tư vấn và điều trị kịp thời. Đồng thời, người mẹ cũng nên xem xét lại cách sống và quan hệ với con, tìm cách cải thiện mối quan hệ gia đình và hỗ trợ con vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Đề xuất này rất hợp lý. Nhưng khó nhất là đối với người mẹ.
 

Diep1979

Xe container
Biển số
OF-809344
Ngày cấp bằng
24/3/22
Số km
5,567
Động cơ
180,812 Mã lực
Cháu đọc mỗi đoạn single mom và con gái lớp 10 😂
Khéo lại béo cụ chủ 😁
 

vingraux

Xe tăng
Biển số
OF-118779
Ngày cấp bằng
31/10/11
Số km
1,723
Động cơ
400,223 Mã lực
Cụ cho em xin cái lời cụ hỏi con chatgpt được không, mà sao nó trả lời ngắn gọn, trúng, chuẩn thế ạ. Với cả cụ có phải hướng dẫn nó mấy chỗ viết tắt, kiểu như c = chị không ạ?
Cứ yêu cầu: tóm tắt cho tôi bài viết sau đây thôi bác, không có ngữ pháp gì đặc biệt. Mấy cái c với đc nó thừa hiểu, AI mà lị.
 

Haiprozzz

Xe buýt
Biển số
OF-749435
Ngày cấp bằng
9/11/20
Số km
747
Động cơ
84,466 Mã lực
Tuổi
34
Cháu ấy có biểu hiện tâm thần phân liệt thôi cụ. Người ttpl sẽ có ý nghĩ kì quặc như mình là vĩ nhân, hoặc có ý nghĩ mọi người đang ám hại mình. Em quen 2 người bị ttpl nên cũng biết. Vấn đề khó khăn là ng bệnh sẽ ko chấp nhận mình bệnh. Với người bệnh mới khỏi phát nên tìm đến các phương pháp tâm lí, thay đổi lối sống chứ khi đã bệnh nặng thì phải uống thuốc cả đời
 

vieteuro

Xe container
Biển số
OF-63079
Ngày cấp bằng
30/4/10
Số km
8,364
Động cơ
26,561 Mã lực
E ko đủ kiên nhẫn đọc hết vì cách hành văn này
Tóm lại là lủng củng quá
Mà mẹ nó cũng có vấn đề .đứa con thì hơi nặng rồi
 

Gionam72

Xe lăn
Biển số
OF-814644
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
10,241
Động cơ
109,299 Mã lực
Tuổi
40
Toàn chuyện nhà hàng xóm mang kên cho Offer tư vấn thế này thì chết.
Số điện thoại của bạn single đâu thì chả nói đến
Chỗ đó thì không? Nhưng quả lớp 10 kia thì nguy hiểm.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,867
Động cơ
339,688 Mã lực
Tuổi
44
Tôi có cảm giác người mẹ đang cố ép con học nhiều quá. Bỏ qua cảm xúc, mong muốn của con. Ngay khi kinh tế khó khăn mà cố gắng cho con vào trường nhà giàu là 1 sai lầm vì con rơi vào tình cảnh mặc cảm tự ti. Kết quả thi ko tốt dẫn đến nhiều suy nghĩ tiêu cực.
Lứa tuổi này là tuổi dậy thì, vị thành niên có những suy nghĩ tiêu cực cungz bth. Tôi còn nhớ ngày xưa tầm tuổi này tôi bị bà chị gái chèn ép, quản chặt quá nhiêud khi muốn tự tử, muốn kill bà chị gái ầy…. Nhưng sau mọi chuyện cũng qua. Giờ tốt nhất bà chị ấy nên chuyển con về trường thường, ko đặt nặng thành tích dân con sẽ hoà nhập tốt hơn.
Việc con đòi mua toàn đồ hiệu giá vài triệu vì xung quanh bạn bè nó toàn thế, rồi bạn bè tụ tập với nhau lại khoe… khiến con lạc lõng. Cần lưu ý là các trường CLC thường được các bố mẹ gia đình đầu tư cho nhiều, con nhà giàu quan hệ rộng mới vào được. Nên con vào đó nó bị nhiễm cái suy nghĩ con nhà lính tính nhà quan. Bả mẹ lại muốn con gánh ước mơ của mẹ (một phần vì sự tự hào ngày xưa mình học trưởng top, hoặc cố chứng minh cho chồng cũ hay nhà ck hay xã hội thấy rằng thiếu bố tôi vẫn dạy còn tốt, đạt thành tích cao..) đề bù lại sự chưa thành công của mẹ.
 

Mít tố nữ

Xe tăng
Biển số
OF-707131
Ngày cấp bằng
10/11/19
Số km
1,342
Động cơ
125,708 Mã lực
Tôi có cảm giác người mẹ đang cố ép con học nhiều quá. Bỏ qua cảm xúc, mong muốn của con. Ngay khi kinh tế khó khăn mà cố gắng cho con vào trường nhà giàu là 1 sai lầm vì con rơi vào tình cảnh mặc cảm tự ti. Kết quả thi ko tốt dẫn đến nhiều suy nghĩ tiêu cực.
Lứa tuổi này là tuổi dậy thì, vị thành niên có những suy nghĩ tiêu cực cungz bth. Tôi còn nhớ ngày xưa tầm tuổi này tôi bị bà chị gái chèn ép, quản chặt quá nhiêud khi muốn tự tử, muốn kill bà chị gái ầy…. Nhưng sau mọi chuyện cũng qua. Giờ tốt nhất bà chị ấy nên chuyển con về trường thường, ko đặt nặng thành tích dân con sẽ hoà nhập tốt hơn.
Việc con đòi mua toàn đồ hiệu giá vài triệu vì xung quanh bạn bè nó toàn thế, rồi bạn bè tụ tập với nhau lại khoe… khiến con lạc lõng. Cần lưu ý là các trường CLC thường được các bố mẹ gia đình đầu tư cho nhiều, con nhà giàu quan hệ rộng mới vào được. Nên con vào đó nó bị nhiễm cái suy nghĩ con nhà lính tính nhà quan. Bả mẹ lại muốn con gánh ước mơ của mẹ (một phần vì sự tự hào ngày xưa mình học trưởng top, hoặc cố chứng minh cho chồng cũ hay nhà ck hay xã hội thấy rằng thiếu bố tôi vẫn dạy còn tốt, đạt thành tích cao..) đề bù lại sự chưa thành công của mẹ.
Mẹ này cũng hơi khó hiểu. Cấp 2 học công cũng được mà ôn thi tốt thì con vẫn vào cấp 3 công tốt hay chuyên mà sao phải gồng cho nó học trường mắc tiền chi rồi than, rồi chắt bóp chi cho khổ trong khi có một mình gồng gánh, nội ngoại không dựa được.
 

mr teppi

Xe buýt
Biển số
OF-405002
Ngày cấp bằng
16/2/16
Số km
871
Động cơ
238,453 Mã lực
Tuổi
43
Vào viện khám thôi, có nhiều thứ mình tưởng đơn giản nhưng thực tế đã khá sâu và nặng đấy… cho dù là thật hay cô bé tỏ ra vậy để gây chú ý hay áp lực lên người mẹ thì đấy cũng là bệnh!
 

GER241123

Xe đạp
Biển số
OF-861160
Ngày cấp bằng
10/6/24
Số km
21
Động cơ
-48 Mã lực
Tuổi
34
Chuyện cụ kể cũng mâu thuẫn ghê. Bỏ vài triệu mua đồ hàng hiệu cho con không tiếc, nhưng lại tiếc tiền đưa nó đi khám bác sĩ tâm thần?
 

berryfun

Xe điện
Biển số
OF-33626
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
2,993
Động cơ
398,951 Mã lực
Nơi ở
The heavens
Đứa bé con chị SGM kia em nghĩ do ích kỷ,vô tâm và bất hiếu với người đã sinh ra nó
Còn về giới tính thì nó đã quá rõ,muốn từ gái chuyển sang trai
Câu chuyện chủ thớt kể rất giống với 1 chị Tên Quỳnh trước đây dạy Đại Học Điện Lực,có hoàn cảnh y chang,ko rõ có phải Chị Quỳnh ko?
Vấn đề gốc là từ chính mẹ đứa bé đã tạo ra vấn đề hiện tại. Vấn đề hiện tại là vấn đề của chính người mẹ và vấn đề cô bé con. Ca này mà tư vấn tâm lý khum rẻ. Khổ cụ chủ tớt quá vớ phải quả sgm này chắc khum kham nổi rồi.
cháu đọc cẩn thận từ chủ tớt đến cả các comments. Thật sự chưa biết phải khuyên như thế nào.
 

Dream Thai

Xe điện
Biển số
OF-70813
Ngày cấp bằng
16/8/10
Số km
4,275
Động cơ
480,832 Mã lực
Em được cái rảnh lại hay hóng hớt, túm cái váy lại cho các cụ như này nhé:
1. Chị này là bạn của bạn của chủ thớt 😅 Hay than nghèo kể khổ với bạn của thớt nhưng ko cần biết hoàn cảnh và tâm tình của bạn thớt như nào.
2. Chị này là mẹ đơn thân, luôn giấu thông tin về bố đứa bé, mâu thuẫn với bố đẻ và các em nên ko ở nhà đẻ được, phải đi thuê nhà mặc dù kinh tế rất khó khăn (làm gia sư tự do).
3. Chị có 1 đứa con gái mới thi vào 10, tâm lý có vấn đề, đã nhiều lần đề cập đến chuyện tutu, gần đây còn nói đến chuyện ko giet mẹ. Ăn mặc, cư xử như con trai. Hay oán trách mẹ vì mẹ nghèo khổ, ko con cho học trường tư, trường quốc tế mặc dù cũng học trường CLC chi phí khoảng 7 củ/tháng. Chị rất chiều con đáp ứng các nhu cầu ăn mặc sành điệu của con mặc dù rất nghèo, chị ko dám ăn dám mặc, căn ke từ mấy đồng gửi xe trở đi.
4. Bạn của thớt khuyên chị đưa con đi khám tâm lý nhưng chị cho rằng đi khám tốn tiền mà cũng ko giải quyết được gì.
Thớt lên of hỏi các cụ nghĩ ntn 🤣
Cho con bé kia đi bưng bê ở các quán ăn, quán cf vài hôm là hết bệnh :)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top