có cụ mật thư cho nhà cháu hỏi cách phòng tránh, sáng thứ 7 rảnh rỗi cháu đưa lên hầu các cụ, ý tưởng là của riêng nhưng lợi ích là chung, mong rằng có ích đôi chút ợ:
Hai ngày hôm nay rộ lên thông tin tài khoản Vietcombank bị đánh cắp thông tin, gây thất thoát cho khách hàng. Một số người cho rằng do khách hàng đã để lộ thông tin đăng nhập (ID, pass) và hacker đã sử dụng dữ liệu này để đánh cắp tài khoản. Vậy quy trình ra sao:
- Có 2 cách hacker có thể hack được tài khoản, bao gồm qua ATM và qua Internetbanking:
+ Đối với ATM: Chủ thẻ sử dụng thẻ và Pass để rút tiền, thẻ ATM có thể bị copy thông tin (bao gồm tên và số thẻ - bằng thiết bị gắn ngoài khe cắm thẻ) và Pass (bằng cách cài camera hoặc bàn phím dán đè lên bàn phím ATM). Cách này đã được dùng khá lâu (khoảng 5 năm) và bank luôn khuyến cáo che bàn phím khi đánh pass - một cách làm để đẩy hết rủi ro về cho khách hàng
.
+ Đối với Internetbanking: Chủ tài khoản sử dụng ID, Pass và OTP (hoặc pass được cung cấp đến bất kì thiết bị cầm tay nào của khách hàng được đăng kí) để verify transaction. Để hack được tài khoản, hacker cần biết đủ cả 3 yếu tố trên. Để hack được ID và Pass thì tương đối dễ, cách đây 10 năm những hacker VN đã làm đc (khi hack TK yahoo hay Gunbound, audition) băng cách cài phần mềm spy hoặc Kelogger để biết được ID và Pass. Đối với OTP (90% khách hàng sử dụng OTP để verify transaction), sẽ có 2 cách để đánh cắp: 1- Hacker cài Spy lên điện thoại của nạn nhân, biết được các số hay gọi đến, gọi đi, làm fake được CMND của nạn nhân, ra báo mất SIM - làm lại SIM mới và OTP sẽ gửi về SIM mới - là sim của Hacker. 2- Hacker vẫn cài Spy lên điện thoại của nạn nhân, spy có trách nhiệm chuyển tiếp tin nhắn OTP về điện thoại của hacker và trường hợp của nạn nhân Vietcombank nằm ở lý do này.
Công tâm mà nói hệ thống bào mật của Vietcombank không yếu khi vẫn làm yêu cầu các bước đủ các bước để verify transcation. Tuy nhiên cái yêu là các ngân hàng chạy đua phát triển dịch vụ mà quên đi tăng cường tính bảo mật của khách hàng. Bằng giờ này năm ngoái, khi còn làm cho Vietinbank, mình đã viết 1 ý tưởng để tăng cường tính bảo mật của tài khoản ngân hàng, nhưng tiếc là các sếp vô tình hay hữu ý mà ko chú trọng đến. Thôi thì đăng nào cũng là ý tưởng, Vietinbank không dùng, mong rằng nhà băng khác sẽ dùng để cho KH yên tâm:
1- Có 1 điểm yêu trong cách đánh Pass của ATM và Internetbanking truyền thống đó là Pass đều là 1 hàng số (dài từ 4-6 số đối với ATM) và dài đền 10 chữ (đối với Internetbanking), các Pass này sẽ được khách hàng đánh liên tục, không cách và đây là lỗ hổng nặng nề nhất của Pass truyền thống, các phần mềm Spy sẽ sao chép, copy được toàn bộ tài khoản của khách hàng khi đã biết được dãy số và chữ trên. Cách khắc phục hiệu quả là KHÔNG ĐÁNH PASS liên tục và thay vào đó đánh pass rời rạc, thay đổi liên tục mỗi lần đánh pass. Ví dụ pass là VIETINBANK, lần 1 sẽ bắt đánh pass số 2 3 5 7 là: I E I B, lần sau thay đổi là 2 3 5 8 là: I E I A. Tất cả các lần đăng nhập đều thay đổi, do vậy cùng 1 pass nhưng không bao giờ giống nhau tại các lần đăng nhập.
2 - Có câu hỏi bảo mật khi đăng nhập tại địa chỉ IP mới: Cái này bank nên dùng 3 câu hỏi bảo mật lần 2 (thay vì pass) để tránh trường hợp khách hàng bị đánh cắp ID và Pass ở máy thường xuyên dùng nhưng hacker cũng ko biết Pass lần 2 để đăng nhập.
3 - Tăng tính bảo mật của Token key: Token key có nhiệm vụ thay thế OTP, tuy nhiên ở VN token key là mã trần (tức là dãy số nhảy liên tục trên token), rủi ro có thể xảy đến khi bị đá Pass, để khắc phục thì nên làn Token ẩn, không nên để lộ liên tục.
Với khách hang đang sử dụng Internetbanking và ATM thì có 1 số cách để phòng tránh hacker:
1 - Không đăng nhập bằng máy tính hay thiết bị cầm tay lạ hoặc kick vào các link không an toàn để truy cập Internetbanking.
2 - Nếu có thể nên sử dụng Token trong giao dịch.
3 - Khi đăng nhập nên sử dụng bàn phím ảo, không sử dụng bàn phím vật lý (hên xui
)
https://www.facebook.com/lahung2210/posts/1816027601963859