- Biển số
- OF-191532
- Ngày cấp bằng
- 26/4/13
- Số km
- 15,069
- Động cơ
- 479,093 Mã lực
Cảnh sát nặng trĩu lòng khi bắt cụ bà trốn truy nã.
Bà cụ tạt xăng đốt nhà
Trước đây bà Võ Thị Ánh Nga (SN 1940) chỉ ở một mình trong căn nhà tại đường liên khu 1/6 (phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, TP.HCM). Phần lớn ngôi nhà, bà cụ cho thuê lấy tiền sinh sống.
Năm 2010, chị Võ Thị Ánh Hà (SN 1959, con gái lớn bà Nga) mang cả đại gia đình gồm chồng và 10 con về tá túc nhờ nhà mẹ. Sống chung một thời gian, mẹ con liên tục xảy ra va chạm. Bà Nga gợi ý con gái nên đưa chồng và đàn con dọn ra khỏi nhà.
Bị mẹ đuổi, cô con gái bất hiếu gằn giọng: “Ngôi nhà tôi đứng tên, nếu phải ra khỏi đây, người đó chính là bà”.
Không tin lời con, bà Nga lên UBND quận Bình Tân tìm hiểu, ngã ngửa được biết căn nhà quả là đã sang cho con gái từ bao giờ. Trong hồ sơ thể hiện rõ bà Nga đã làm hợp đồng tặng ngôi nhà cho con.
Bà lão phản đối quyết liệt, cho rằng mình bị lừa. Theo lời khai của bà, trước đó con gái có nhờ bà thế chấp căn nhà để vay ngân hàng. Ngày 26/4/2010 hai mẹ con ra phòng công chứng làm giấy ủy quyền cho con gái thế chấp căn nhà để vay 50 triệu đồng.
“Tuy nhiên, do tôi già cả, lại không biết chữ nên con gái đã lừa tôi ký vào hợp đồng tặng nhà chứ không phải hợp đồng vay tiền như đã nói”, bà lão tố cáo.
Hồ sơ lưu ở phòng công chứng Gia Định thể hiện, ngày 26/4/2010 bà Nga đến làm hợp đồng tặng cho con gái Võ Thị Ánh Hà quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Từ hợp đồng này, chị Hà đã làm thủ tục sang tên chị. Ngày 4/6/2010, UBND quận đã cấp sổ đỏ cho “chủ mới”.
Mâu thuẫn này không được làm rõ, đã đẩy xung khắc giữa hai mẹ con lên mức dữ dội. Mỗi khi không vừa ý điều gì, người con gái lại ra mặt khó chịu, mắng chửi, ngược đãi, nhiều lần thẳng thừng đuổi mẹ ra khỏi nhà.
Trưa 4/3/2013, khi cả gia đình con gái đang ngủ trên gác xép, bà lão 73 tuổi nảy sinh ý định đốt nhà cho bõ tức. Bà Nga xách can nhựa đi mua 50 ngàn tiền xăng về đổ lên yên 2 xe máy dựng trong nhà.
Tiếp đến bà ngắt cầu dao điện, lấy một tờ báo châm lửa ném vào 2 chiếc xe máy. Ngọn lửa bùng lên nhanh chóng lan ra.
Thời điểm đó trong căn nhà có khoảng 10 người gồm vợ chồng chị Hà và các con đang ngủ trên gác xép. Ngửi thấy mùi khét, các nạn nhân thất thanh tri hô.
Vụ cháy đã thiêu hủy 2 chiếc xe máy và nhiều tài sản trong nhà, tổng thiệt hại khoảng 200 triệu đồng. Đứa con bé nhất của gia đình nạn nhân bị bỏng nặng, để lại hậu quả nặng nề sau đám cháy.
Về phía bà Nga, sau khi châm lửa đốt nhà, âm thầm bỏ đi đâu không ai biết.
Giữa năm 2013, lệnh truy nã bà lão được chuyển về phòng Cảnh sát truy nã tội phạm (PC52) Công an TP.HCM, giao cho trinh sát Nguyễn Thành Công. Xác minh nhân thân, được biết bà Nga có đến 4 – 5 người con, nhưng sau sự việc xảy ra bà không ở với người nào mà đi bán vé số rồi sống lang thang khắp nơi, hành tung khó xác định.
Mất nhiều ngày lần theo dấu, cuối cùng trinh sát cũng xác định chỗ ở của đối tượng. Sau một thời gian lang thang khắp nơi, bà Nga xin được một gia đình ở phường Bình Trị Đông A cho căng tấm bạt trước vỉa hè nhà họ.
Hình ảnh mà trinh sát truy nã nhìn thấy không phải là tên tội phạm bặm trợn, lì lợm mà chỉ là một cụ bà gầy yếu, tóc bạc trắng, nằm co ro trên chiếc võng cũ. “Mái nhà” của bà chỉ là một tấm bạt rộng bằng chiếc chiếu, một túi nilon treo vài bộ quần áo, một túi khác treo một chiếc xoong, vài cái chén…
Hôm trinh sát tìm đến, có lẽ bị mệt nên bà Nga không đi bán vé số buổi chiều, mà nằm thiêm thiếp ngủ. Mỗi giờ trôi qua, nhìn dáng ngủ khổ sở của bà cụ, trong lòng trinh sát càng cảm thấy nặng nề.
Trinh sát Công kể: “Có lúc tôi nghĩ, hay quay về, không bắt nữa. Nhưng một phần đó là nhiệm vụ, phần nữa đã có lệnh truy nã, tôi không bắt thì người khác cũng bắt. Tôi cố gắng làm cách nào để bà lão cảm thấy nhẹ nhàng nhất”.
Một lúc sau, trinh sát mới tiếp cận, mở lời: “Cô có phải cô Ánh Nga không? Con nghe nói cô mâu thuẫn với con gái, con là công an, mời cô về phường nói chuyện được không?”. Nghe thấy có người nói đến nỗi ấm ức bấy lâu, bà cụ lên xe về công an phường.
Bà lão tâm sự, sau khi đốt nhà xong, bà bỏ đi, do thiếu hiểu biết pháp luật nên không biết rằng đó là hành động vi phạm pháp luật. Bà càng không biết mình bị truy nã.
Khi nhìn thấy lệnh truy nã có dán ảnh mình, bà cụ gào khóc thảm thiết: “Con tôi nó cướp nhà tôi, mấy chú không bắt nó, lại đi bắt tôi”. Rồi bà chửi mắng, định xông vào đánh cả trinh sát.
Nhớ lại lúc đó, trinh sát cười buồn: “Những lần khác lần tìm được đối tượng trốn nã, bắt họ về quy án là tôi thấy nhẹ cả người, sao lần này thấy nặng trĩu trong lòng. Chỉ vì lòng tham mà tình mẹ con, bà cháu tan nát hết cả”.
Tòa án nhân dân TP.HCM sau đó đã đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án bà Nga phạm tội “hủy hoại tài sản”.
HĐXX nhận định bị cáo già yếu, hành vi cũng xuất phát một phần từ lỗi của bị hại, và bị hại cũng đã bãi nại; nên cần giảm nhẹ một phần hình phạt. Tòa tuyên xử bà Nga hai năm tù, cho hưởng án treo.
Hơn hai năm sau khi vụ án xảy ra, ngôi nhà cũ đã được người con gái xây lên hai lầu khang trang, còn người mẹ 75 tuổi gầy gò già yếu hiện vẫn bán vé số lang thang khắp nơi. Bản án HĐXX tuyên đã thể hiện tính nhân văn của pháp luật, nhưng bản án lương tâm có lẽ sẽ còn những người trong cuộc day dứt./.
Theo: Pháp luật Việt Nam
Bà cụ tạt xăng đốt nhà
Trước đây bà Võ Thị Ánh Nga (SN 1940) chỉ ở một mình trong căn nhà tại đường liên khu 1/6 (phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, TP.HCM). Phần lớn ngôi nhà, bà cụ cho thuê lấy tiền sinh sống.
Năm 2010, chị Võ Thị Ánh Hà (SN 1959, con gái lớn bà Nga) mang cả đại gia đình gồm chồng và 10 con về tá túc nhờ nhà mẹ. Sống chung một thời gian, mẹ con liên tục xảy ra va chạm. Bà Nga gợi ý con gái nên đưa chồng và đàn con dọn ra khỏi nhà.
Bị mẹ đuổi, cô con gái bất hiếu gằn giọng: “Ngôi nhà tôi đứng tên, nếu phải ra khỏi đây, người đó chính là bà”.
Không tin lời con, bà Nga lên UBND quận Bình Tân tìm hiểu, ngã ngửa được biết căn nhà quả là đã sang cho con gái từ bao giờ. Trong hồ sơ thể hiện rõ bà Nga đã làm hợp đồng tặng ngôi nhà cho con.
Bà lão phản đối quyết liệt, cho rằng mình bị lừa. Theo lời khai của bà, trước đó con gái có nhờ bà thế chấp căn nhà để vay ngân hàng. Ngày 26/4/2010 hai mẹ con ra phòng công chứng làm giấy ủy quyền cho con gái thế chấp căn nhà để vay 50 triệu đồng.
“Tuy nhiên, do tôi già cả, lại không biết chữ nên con gái đã lừa tôi ký vào hợp đồng tặng nhà chứ không phải hợp đồng vay tiền như đã nói”, bà lão tố cáo.
Hồ sơ lưu ở phòng công chứng Gia Định thể hiện, ngày 26/4/2010 bà Nga đến làm hợp đồng tặng cho con gái Võ Thị Ánh Hà quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Từ hợp đồng này, chị Hà đã làm thủ tục sang tên chị. Ngày 4/6/2010, UBND quận đã cấp sổ đỏ cho “chủ mới”.
Mâu thuẫn này không được làm rõ, đã đẩy xung khắc giữa hai mẹ con lên mức dữ dội. Mỗi khi không vừa ý điều gì, người con gái lại ra mặt khó chịu, mắng chửi, ngược đãi, nhiều lần thẳng thừng đuổi mẹ ra khỏi nhà.
Trưa 4/3/2013, khi cả gia đình con gái đang ngủ trên gác xép, bà lão 73 tuổi nảy sinh ý định đốt nhà cho bõ tức. Bà Nga xách can nhựa đi mua 50 ngàn tiền xăng về đổ lên yên 2 xe máy dựng trong nhà.
Tiếp đến bà ngắt cầu dao điện, lấy một tờ báo châm lửa ném vào 2 chiếc xe máy. Ngọn lửa bùng lên nhanh chóng lan ra.
Thời điểm đó trong căn nhà có khoảng 10 người gồm vợ chồng chị Hà và các con đang ngủ trên gác xép. Ngửi thấy mùi khét, các nạn nhân thất thanh tri hô.
Vụ cháy đã thiêu hủy 2 chiếc xe máy và nhiều tài sản trong nhà, tổng thiệt hại khoảng 200 triệu đồng. Đứa con bé nhất của gia đình nạn nhân bị bỏng nặng, để lại hậu quả nặng nề sau đám cháy.
Về phía bà Nga, sau khi châm lửa đốt nhà, âm thầm bỏ đi đâu không ai biết.
Giữa năm 2013, lệnh truy nã bà lão được chuyển về phòng Cảnh sát truy nã tội phạm (PC52) Công an TP.HCM, giao cho trinh sát Nguyễn Thành Công. Xác minh nhân thân, được biết bà Nga có đến 4 – 5 người con, nhưng sau sự việc xảy ra bà không ở với người nào mà đi bán vé số rồi sống lang thang khắp nơi, hành tung khó xác định.
Mất nhiều ngày lần theo dấu, cuối cùng trinh sát cũng xác định chỗ ở của đối tượng. Sau một thời gian lang thang khắp nơi, bà Nga xin được một gia đình ở phường Bình Trị Đông A cho căng tấm bạt trước vỉa hè nhà họ.
Hình ảnh mà trinh sát truy nã nhìn thấy không phải là tên tội phạm bặm trợn, lì lợm mà chỉ là một cụ bà gầy yếu, tóc bạc trắng, nằm co ro trên chiếc võng cũ. “Mái nhà” của bà chỉ là một tấm bạt rộng bằng chiếc chiếu, một túi nilon treo vài bộ quần áo, một túi khác treo một chiếc xoong, vài cái chén…
Hôm trinh sát tìm đến, có lẽ bị mệt nên bà Nga không đi bán vé số buổi chiều, mà nằm thiêm thiếp ngủ. Mỗi giờ trôi qua, nhìn dáng ngủ khổ sở của bà cụ, trong lòng trinh sát càng cảm thấy nặng nề.
Trinh sát Công kể: “Có lúc tôi nghĩ, hay quay về, không bắt nữa. Nhưng một phần đó là nhiệm vụ, phần nữa đã có lệnh truy nã, tôi không bắt thì người khác cũng bắt. Tôi cố gắng làm cách nào để bà lão cảm thấy nhẹ nhàng nhất”.
Một lúc sau, trinh sát mới tiếp cận, mở lời: “Cô có phải cô Ánh Nga không? Con nghe nói cô mâu thuẫn với con gái, con là công an, mời cô về phường nói chuyện được không?”. Nghe thấy có người nói đến nỗi ấm ức bấy lâu, bà cụ lên xe về công an phường.
Bà lão tâm sự, sau khi đốt nhà xong, bà bỏ đi, do thiếu hiểu biết pháp luật nên không biết rằng đó là hành động vi phạm pháp luật. Bà càng không biết mình bị truy nã.
Khi nhìn thấy lệnh truy nã có dán ảnh mình, bà cụ gào khóc thảm thiết: “Con tôi nó cướp nhà tôi, mấy chú không bắt nó, lại đi bắt tôi”. Rồi bà chửi mắng, định xông vào đánh cả trinh sát.
Nhớ lại lúc đó, trinh sát cười buồn: “Những lần khác lần tìm được đối tượng trốn nã, bắt họ về quy án là tôi thấy nhẹ cả người, sao lần này thấy nặng trĩu trong lòng. Chỉ vì lòng tham mà tình mẹ con, bà cháu tan nát hết cả”.
Tòa án nhân dân TP.HCM sau đó đã đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án bà Nga phạm tội “hủy hoại tài sản”.
HĐXX nhận định bị cáo già yếu, hành vi cũng xuất phát một phần từ lỗi của bị hại, và bị hại cũng đã bãi nại; nên cần giảm nhẹ một phần hình phạt. Tòa tuyên xử bà Nga hai năm tù, cho hưởng án treo.
Hơn hai năm sau khi vụ án xảy ra, ngôi nhà cũ đã được người con gái xây lên hai lầu khang trang, còn người mẹ 75 tuổi gầy gò già yếu hiện vẫn bán vé số lang thang khắp nơi. Bản án HĐXX tuyên đã thể hiện tính nhân văn của pháp luật, nhưng bản án lương tâm có lẽ sẽ còn những người trong cuộc day dứt./.
Theo: Pháp luật Việt Nam