[Funland] Có nên từ bỏ thú vui câu cá.

URAL CCCP

Xe ba gác
Biển số
OF-488891
Ngày cấp bằng
15/2/17
Số km
24,988
Động cơ
400,836 Mã lực
Nơi ở
Г.Витебск - БССР - СССР
Mè ta ngon nhất là 3kg nấu mẻ vs dứa xanh, hành cà chua:)) to quá nó thớ to phần lưng bụng nhiều mỡ ăn chán.
Ao nhà em tuyền mè ta tầm 3 - 4 kg ( nuôi tự nhiên, không cám củng gì sất). Thỉnh thoảng cất vó 1 em lên luộc bú diệu, ngon phết lão ợ:))
 

HUNGBDA79

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-94459
Ngày cấp bằng
8/5/11
Số km
30,859
Động cơ
635,269 Mã lực
E hóng cá Mè quảng ninh;));))
Năm ngoái ông a mời vô đầm câu. Cá lão cho ăn no ve. E câu đc 1 chép 3kg vs e trắm cỏ 4kg, lão bảo bắt mè luộc. Cay mũi vút luôn 3 tiêu túm 2 e mỗi e 4kg, vui phết. Riệu xong chắn tí 4h lượn:))
E chỉ thích trắm đen, trắng vs chép:))
 

keomutvuive

Xe điện
Biển số
OF-70842
Ngày cấp bằng
17/8/10
Số km
3,538
Động cơ
456,120 Mã lực
Nơi ở
Tam Đảo núi
Bịa quá thành ra ko hay
 

Mka2017

Xe buýt
Biển số
OF-542991
Ngày cấp bằng
25/11/17
Số km
532
Động cơ
167,679 Mã lực
Tuổi
46
Thả thính là phần không thể thiếu của người đi câu cá, gái giờ toàn thả trên mạng câu giai
 

nomnom

Xe tăng
Biển số
OF-481935
Ngày cấp bằng
4/1/17
Số km
1,282
Động cơ
209,621 Mã lực
Tuổi
79
EM thích ngắm hơn câu:D;))

 

vietran

Xe trâu
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
33,792
Động cơ
723,036 Mã lực
Chủ thớt nghe câu cá lớn nuốt cá bé chửa :))
1 con cá quả 1 đời nó xơi k biết bao cá con, nay các cần thủ câu nó, cho vào rơm đốt thơm lừng vàng rộm da, mút với riệu, cứu được bao mạng cá con k bị nó xơi, đấy gọi là quân tử ra tay cứu vớt nhân loại đới :))
 

onano69

Xe container
Biển số
OF-129793
Ngày cấp bằng
7/2/12
Số km
8,335
Động cơ
112,023 Mã lực
Chủ thớt nghe câu cá lớn nuốt cá bé chửa :))
1 con cá quả 1 đời nó xơi k biết bao cá con, nay các cần thủ câu nó, cho vào rơm đốt thơm lừng vàng rộm da, mút với riệu, cứu được bao mạng cá con k bị nó xơi, đấy gọi là quân tử ra tay cứu vớt nhân loại đới :))
:)) :)) lão này giờ còn đi câu nữa không nhỉ :))
 

dam.hieu

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-328542
Ngày cấp bằng
25/7/14
Số km
1,648
Động cơ
299,072 Mã lực
Haiz, đến đập chết chó đêt ăn thịt vẫn diễn ra thì câu cá ăn thua gì?!
 

lazang-go

Xe buýt
Biển số
OF-146749
Ngày cấp bằng
22/6/12
Số km
500
Động cơ
365,082 Mã lực
Sao cụ lại vang em ? em có điều gì thất kính với cụ ?
con cá dùng mồm để ăn ,nếm thử mọi thứ mà nó nghĩ là ăn được , nên có lúc đớp phải gai, vỏ ốc sắc nhọn , gây thương tích cho mồm là bỉnh thường , hồi e ở Nga mang lưỡi lục đi câu bị nó cấm , chỉ được câu sao cho lưỡi câu móc vào mồm cá , cấm câu kiểu lưỡi câu móc vào chỗ khác của con cá ,theo chuyện của cụ thì bọn thuyền chài , mỗi ngày giết cả nghìn con cá chắc chết non hết
 

LuckyStarUS

Xe đạp
Biển số
OF-791572
Ngày cấp bằng
27/9/21
Số km
25
Động cơ
22,259 Mã lực
Tôi tên là Phạm Quang Bình, pháp danh Hữu Minh. Câu chuyện mà quý vị sẽ đọc dưới đây là một câu chuyện có thật đã xảy đến với tôi và gia đình tôi, trải dài từ thời niên thiếu cho đến lúc tôi trưởng thành đến bây giờ đã hơn ba thập kỷ. Chỉ vì u minh không tin luật nhân quả nên từ bé tôi đã bắt đầu sát sinh nên sau này phải nhận chịu quả báo.

Trong những lần tâm tình vào lúc rảnh rỗi giữa các anh em đồng đạo trong đó có các vị cư sĩ như Viên Trí, Diệu Âm Lệ Hiếu, Tịnh Thái, Thiện Nhân, tôi đã kể các mẩu chuyện về nhân quả của tự thân để cùng nhau học hỏi trên bước đường tu tập. Nghe xong không ngờ các vị ấy đồng khuyên tôi nên phổ biến rộng khắp câu chuyện này như một bài học về gương nhân quả, hay quả báo hiện tiền. Thú thật tôi có phần lưỡng lự khi nghe anh em nói vậy, bởi văn chương của tôi rất vụng về và chuyện được kể không trau chuốt ngôn từ, chỉ e làm người đọc cười chê. Nhưng nghĩ lại nếu câu chuyện của tôi có thể giúp người ngăn ác làm lành, tôi cũng chẳng ngại văn vẻ thô kệch làm người đọc phải cười, chỉ với ngưỡng mong người khác lấy đó làm gương mà lo sợ quả báo về sau, và cũng để tôi có dịp được xin sám hối cùng đại chúng tội lỗi sâu dày mà tôi đã gây ra cho các loài chúng sanh.
Kính khuyên mọi người hãy dừng sát sanh, tập ăn chay, phóng sinh cứu vật, niệm Phật và hồi hướng công đức lành ấy đến cho mọi loài. Nếu làm được thế không những chúng ta có thể chuyển được nghiệp sát đoản mệnh của mình thành trường thọ khoẻ mạnh ít tật bệnh, mà thế giới sẽ không bao giờ xảy ra chiến tranh giết chóc lẫn nhau và hoà bình sẽ vĩnh viễn tồn tại nơi thế gian này.
A Di Đà Phật.


Câu Chuyện Sát Sanh Và Quả Báo Hiện Tiền

Tôi sinh ra và lớn lên tại Nha Trang, nơi có bãi biển nổi tiếng dài và đẹp. Nhà tôi không cách xa biển là bao nên thuở bé tôi thường hay xuống biển bơi lội vẫy vùng mỗi ngày, vì thế nên tôi bơi lội rất giỏi. Cũng nhờ bơi giỏi nên tôi thường lặn ngụp dưới làn nước sâu để đâm cá hay cua ghẹ thường xuyên. Từ thói quen giết vật như thế đã huân tập cho tôi tập khí sát sanh từ thời niên thiếu mà chính tôi chẳng hay vì xung quanh tôi bạn bè hay người lớn ai cũng đều như thế. Mỗi lần theo gia đình về quê tôi thấy các trẻ chăn trâu câu cá vui quá nên rất ham thích và cũng vào nhập hội câu chung. Ở nhà mỗi khi thấy bầy kiến lửa ở góc sân là tôi đốt đèn cầy, kế đó nhỏ xuống khiến đàn kiến chết quăn chân cẳng. Nếu không đốt đèn cầy thì cũng lấy thau hứng nước cho đầy, rồi đổ cho ngập tổ kiến. Nhìn thấy đàn kiến lửa bị ngập nước mà vẫn bò qua lại dưới nước được tôi lại càng thấy thích thú. Có lẽ đó là cái nhân khiến giờ đây tôi phải trả quả báo về tim mạch, hơi thở của tôi hệt như người chết đuối hụt hơi, đang lặn ngụp vùng vẫy dưới nước.

Có một thời gian khoảng hơn năm tôi ở Phi Luật Tân ( Philippin), nhà ở gần mép biển nên tôi hay theo đám bạn cùng lứa xuống biển bắt hải sản về cải thiện bữa ăn. Lần sát sanh nhiều nhất là đi săn chình. Loài cá chình con chưa lớn nên không sống ở vùng nước sâu mà chỉ hay đào lỗ sống ở vùng nước cạn và đương nhiên đã trở thành món mồi ngon cho đám “sát thủ” tụi tôi lúc bấy giờ. Buổi trưa là lúc thủy triều hạ nên cả đám xách xô đi săn chình. Chúng tôi mỗi đứa xách 1 cái xô, cầm theo 1 cây xiên, trên đầu gắn cây sắt đã được mài nhọn dùng để đâm chình. Vì nước cạn chỉ cao đến đầu gối nên rất dễ thấy các lỗ cát nơi chình con ở. Thế là chúng tôi chỉ việc đâm xiên xuống lỗ là hầu như trúng con mồi. Chỉ một buổi trưa là xô đầy ắp chình, đem về nấu cháo chình ăn mấy ngày mới hết. Lúc ấy tôi đơn giản nghĩ đó chỉ là một bữa ăn ngon, chẳng ngờ sau này tôi phải bị quả báo.

Rời Phi Luật Tân tôi đến Mỹ định cư tại tiểu bang Washington khi tôi khoảng 14 – 15 tuổi không người thân và gia đình. Vì còn nhỏ ở lứa tuổi vị thành niên nên tôi được ở chung nhà với gia đình bảo trợ. Nhà ông bảo trợ có một chiếc tàu lớn gồm 3 phòng ngủ. Mùa hè ông hay kéo tàu ra hồ lớn để câu cá và mọi người cũng theo ông đi câu. Thế là sát cá từ bên nhà, sang Mỹ tôi lại tiếp tục sát cá. Có một hôm đi câu cá trê, loài cá này có sở thích là ban đêm mới bơi ra đi tìm thức ăn, ban ngày thì đi đâu mất. Đêm ấy đang chờ câu tự dưng tôi buồn ngủ quá nên ngủ quên trên tàu đến sáng. Buổi sáng hôm sau lúc tôi thức dậy nhìn quanh sàn tàu thấy la liệt thùng nhựa đựng cá cỡ lớn, bên trong chứa rất nhiều cá trê. Nghe mọi người kể lại đêm hôm trước trúng lớn vì cá đi ăn đêm rất nhiều. Ai cũng được cá cắn câu nên giựt cần liên hồi. Nghe vậy tôi cứ chậc lưỡi hít hà vì tiếc rẻ không chịu ráng thức để câu. Bây giờ nghĩ lại mới thấy mình vô cùng may mắn, nhờ bị ngủ quên chứ nếu không nghiệp sát của tôi cứ thế lại chồng chất nhiều thêm.

Vào trung học, những lúc rảnh rỗi chúng bạn rủ tôi đi mua súng hơi bắn chim. Vậy là tôi cũng đi mua cây súng mạnh nhất hồi ấy để vào rừng bắn chim. Vì súng mạnh nên chim đậu cao và xa cách mấy cũng bị tôi bắn trúng. Vài tháng sau đứa bạn thiếu tiền lén cầm cây súng đi bán khiến tôi cứ hậm hực vì tiếc cây súng tốt. Sau này tôi mới thấy đó lại là một điều may mắn, nếu không tôi đã tiếp tục sát sanh không biết đến bao giờ mới dừng lại.

Khi học hết phổ thông, muốn học tiếp lên đại học nhưng tôi không có tiền nên khi ấy nghe nói đi đánh bắt hải sản ở tiểu bang Alaska kiếm rất nhiều tiền, ước mộng muốn kiếm tiền nhanh để được học đại học đã thôi thúc tôi lên đường. Tôi được đưa lên một chiếc thuyền để làm và đóng gói cua nước mặn. Chiếc thuyền tôi làm rất lớn, họ chuyên đi vòng vòng trên biển Bearing Sea (giữa Liên Xô và tiểu bang Alaska của Mỹ) để mua lại cua từ những thuyền nhỏ hơn chuyên đánh bắt cua ngay trên biển. Loài cua sống ở vùng nước mặn và lạnh này rất to, thịt rất ngon nên bán rất nhiều tiền. Mỗi con cua trung bình ước lượng khoảng 1,5 kg trở lên. Con nào nhỏ không đủ cỡ là phải quăng lại xuống biển, và chỉ được bắt cua đực, không được bắt cua cái để còn sinh đẻ. Nếu làm trái luật sẽ bị phạt nặng. Người Nhật rất thích ăn loại cua này nên họ cử người từ bên Nhật sang để trông coi và mua ngay sau khi những nhân viên làm việc trên tàu như tôi đã thịt cua và sắp xếp ngăn nắp vào thùng. Mọi công việc từ mua cua, giết cua, sắp xếp vào thùng cho đến lúc bán đều xảy ra ngay trên biển. Sau 1 năm làm việc tôi cầm hơn 20 nghìn đô trở về, mua 1 chiếc xe và đi học lại. Năm đó tôi tròn 20 tuổi. Khi ấy tôi nào có biết đến Phật pháp là gì, Phật A Di Đà là ai, chùa chiền cũng không biết ở đâu để tìm đến nên cứ vô tư mà tạo nghiệp. Giờ nghĩ lại tôi mới thấy vô cùng hổ thẹn và tội lỗi ngập tràn. Đó là lần sát sanh nhiều nhất trong đời tôi và cũng là điều tôi ân hận nhất trong cuộc đời. Nếu ước tính có lẽ đã có cả nghìn chú cua không may bị tôi làm thịt để xuất khẩu sang Nhật.

Sau 1 năm làm việc tại tiểu bang Alaska, tôi về lại tiểu bang cũ Washington. Ban ngày đi học, buổi tối tôi đi làm thêm bán thời gian tại một nhà hàng ăn uống hải sản để trang trải chi phí ăn học và thuê nhà. Nơi tôi làm việc là một nhà hàng sang trọng nằm bán phần trên biển. Phần lớn thực khách là giới thượng lưu. Tàu thuyền chạy trên biển có thể ghé sát nhà hàng rồi neo lại để vào ăn uống bên trong. Nhìn bãi đậu xe của nhà hàng là người ta có thể đoán ra những người ngồi bên trong nhà hàng thuộc tầng lớp nào. Xe nào cũng đẹp và đắt tiền từ những hãng chế tạo ô tô nổi tiếng như Mercedes, BMW, Lexus, Porche… Nhân viên bên trong nhà hàng là những người được tuyển chọn kỹ càng, có học vấn và kỹ năng giao tiếp khá, vô cùng lịch sự. Phần lớn họ là giáo viên đi làm thêm ngoài giờ để tăng thu nhập vì tiền tip (boa) mỗi đêm khá nhiều.

Tôi làm ở khâu hậu cần, tức nấu bếp nên có thêm nhiều cơ hội để tiếp tục… sát sanh. Thực đơn nhà hàng đa số là hải sản trong đó có tôm hùm và cua vua Alaska (king crab). Ai muốn ăn thịt bò cũng có vì đã được nhà hàng nhập từ nơi khác về. Loại hảo hạng được cắt, cân từng miếng rất đẹp và hấp dẫn. Là dân nấu bếp nên một trong các quyền lợi là được ăn miễn phí. Thích món nào là tôi lôi ra “chén”. Có khi muốn ăn những thứ không có trên menu thì cả đám thợ nấu chúng tôi tự chế, rồi lôi soong chảo ra tự biên tự diễn. Một trong các món ăn của thực khách ở đây đòi hỏi sự tươi sống là món hào. Món này chỉ khi có khách gọi mới lấy hào ra làm chứ không được làm trước. Mỗi đĩa gồm có 7 con hào lớn, tôi phải dùng dao chuyên dụng nạy nửa vỏ hào ra bỏ đi, nửa còn lại dính vào con hào. Sau đó dùng dao mỏng cắt đi phần nối liền giữa thịt hào và vỏ hào để không bị dính. Giai đoạn cuối là vắt chanh vào phần thịt hào và khách cứ thế mà húp hào sống. Mỗi lần vắt chanh vào là tôi thấy con hào co rúm lại vì đau rát sau khi bị cắt lìa. Giờ đây nghĩ lại và tưởng tượng chính tôi là những chú hào đáng thương kia mà tôi cảm thấy xót xa tận cõi lòng. Tội nghiệp này không biết tôi phải chịu đầu thai làm thân súc sanh để bị bắt, bị giết không biết đến bao kiếp mới trả hết được món nợ sinh mạng? Trong đời tôi tất cả loài vật sống ở trên trời, dưới nước, hay trên cạn tôi đều đã giết cả. Giả như lúc trước đưa số mạng của tôi cho nhà tướng số học, chắc chắn tôi sẽ được biết tôi là người yểu mệnh, mạng chẳng thể trường thọ. May nhờ chút phước thừa từ tiền kiếp sót lại nên bây giờ tôi biết được Phật pháp, biết pháp môn Tịnh Độ để tu. Cũng nhờ biết Phật pháp mà tôi mới biết thương các loài vật, không ăn thịt và giữ giới sát. Có lẽ nhờ đó nên mạng sống của tôi mới kéo dài đến bây giờ, bằng không tôi đã phải ra đi từ lâu. Từ nhỏ đến lớn tôi sát sanh quá nhiều, từ muỗi mòng, kiến, chuồn chuồn, thằn lằn, chim, cua, cá… tôi đều không từ nên bây giờ trong người đủ thứ bệnh. Tôi ra vào bệnh viện để mổ hết 2 lần vì căn bệnh hernia. Hernia là chứng bệnh tạm gọi là bị rách cơ thịt. Các nơi trên cơ thể có cơ mỏng như vùng bụng, rốn, háng có nguy cơ bị bệnh này nhiều hơn các nơi khác. Khi bị rách cơ thịt, ruột trong cơ thể bị đẩy ra ngoài, chạm vào da rất đau. Ngày nay nhờ ngành y khoa tiến bộ nên có thể điều trị căn bệnh đó một cách dễ dàng. Khi vào bệnh viện, bác sĩ sẽ mổ nơi bị hernia ra, sau đó bỏ một miếng vá đặc biệt bên dưới da và khâu lại tựa như chiếc áo rách phải dùng một miếng vải khác vá chồng lên để áo không bị rách thêm vậy.


Phóng sanh có thể Giải trừ oán hận, các đều ác tiêu diệt, không có lo buồn sầu não (10 Công đức phóng sanh)

Có 1 chứng bệnh này rất lạ, tôi bị từ năm lên 15 tuổi cho đến khi ngoài 40 mà bác sĩ mãi không tìm ra. Mỗi lần vào nhà vệ sinh đại tiện là máu tươi đỏ ối cứ tuôn ra ngoài rất nhiều, mỗi tuần ít nhất một lần. Ở lứa tuổi thiếu niên nên khi bị như thế tôi hoang mang vô cùng. Đi bác sĩ cho uống thuốc hay thoa thuốc gì cũng không hết. Cứ thế từ ngày này qua ngày khác, năm này sang năm khác bệnh lạ cứ kéo dài. Tôi thăm hết bác sĩ Ta đến bác sĩ Tây, dùng thuốc Tây sang thuốc Bắc mà không thấy “xi nhê” gì cả. Có bác sĩ bảo là mạch máu bị vỡ, có bác sĩ bảo do rách màng da, đọc báo thì nói rằng đó là triệu chứng đầu tiên của ung thư ruột… Thời gian đầu tôi lo lắng nhiều lắm, nhưng sau nhiều năm như thế tôi cũng quen dần và tập “sống chung với lũ”. Cho đến thời gian gần đây tôi mới chợt nhận ra các triệu chứng ấy bỗng dưng không chữa lại lành một cách thần kỳ. Tôi nghĩ có lẽ một phần là nhờ công đức giữ giới sát, ăn chay, sám hối, niệm Phật, hồi hướng công đức cho hết thảy chúng sinh. Phần khác có thể liên quan đến chuyện mẫu thân của tôi bị bệnh nặng mà căn bệnh trầm kha của tôi tự nhiên khỏi hẳn.

Đầu năm 2009 được tin thân mẫu bên nhà bệnh nặng có thể không qua khỏi tôi vội vàng quay về để thăm hỏi bệnh tình. Mẫu thân tôi bị ung thư bướu cổ, bác sĩ phát hiện ra từ năm 1997 và phải mổ hết đôi lần. Nhưng không may là mổ xong bướu này thì bướu khác mọc lên. Uống thuốc mỗi ngày chỉ làm cho bớt đau và khối u mọc chậm lại chứ không bao giờ hết.
Từ Mỹ về đến nhà, nhìn mẫu thân mà tôi xém chút nhìn không ra đó chính là mẹ ruột của mình. Ngày trước cụ có da có thịt lắm, nhưng lần cuối nhìn lại mẫu thân thì như chỉ còn da bọc xương giống người lâu ngày bị bỏ đói. Trước khi bay về Việt Nam một ngày, tôi đã tìm địa chỉ các Ban Hộ Niệm (BHN) tại địa phương và liên lạc trước để nhờ họ đến hộ niệm cho mẫu thân. May mắn thay tôi tìm được BHN Thanh Liên tại Nha Trang và chị trưởng ban cũng nhiệt tình nhận lời đến hộ niệm.

Từ ngày biết đến Phật pháp và pháp môn Tịnh Độ tôi thường hay gọi điện thoại và gửi thư về cho mẫu thân, nhắc nhở cụ niệm Phật cầu vãng sanh, nhưng tiếc rằng thiện căn, phước đức của cụ còn ít quá nên cụ niệm Phật có lẽ không được là bao. Tôi nhớ ngày còn nhỏ tôi thường hay quấn quít bên mẫu thân và thấy cụ cắt cổ gà, làm thịt tại nhà đôi lần. Có lần cụ cắt tiết con gà xong, bỏ vào nồi đậy lại. Vậy mà một tiếng sau, khi đổ nước sôi vào để làm lông thì bỗng dưng nắp nồi bật tung lên, kế đó con gà vùng dậy, đầu ngật ngưỡng tung chạy ra ngoài làm mọi người phải rượt theo bắt và giết lần nữa. Có thể vì mang nghiệp như thế nên giờ cụ đã bị ung thư bướu cổ. Cục bướu của cụ rất to, cỡ bằng trái bưởi nhìn rất kinh sợ. Máu rỉ ra từ nơi bướu đóng cứng thành cục. Những tháng cuối cùng của đời cụ máu cứ rỉ ra từng giọt từ bướu khiến người trong nhà phải may một cái bao vải đặc biệt để thấm máu, đeo vào cổ mẫu thân. Vài tiếng là phải thay bao vải một lần. Cảnh vật ấy khiến tôi liên tưởng đến con gà năm xưa bị mẫu thân cắt tiết, máu chảy ra từng giọt rớt xuống chiếc tô hứng bên dưới để làm tiết canh.

Tôi có người em trai đã có gia đình và 3 đứa con trai. Nhà tôi có truyền thống thờ Phật từ hồi thân phụ tôi còn sống. Ông cụ tạo dựng một bàn thờ Quan Thế Âm Bồ-tát rất lớn và trang nghiêm nhất nhì trong thành phố thời bấy giờ. Thân phụ tôi bỏ công đi sưu tầm các lư đồng chạm trổ rất đẹp và công phu từ các bàn tay nghệ nhân khéo léo về để trang nghiêm nơi thờ phượng. Thỉnh thoảng tôi thấy ông cụ tụng kinh vào những ngày rằm lớn. Còn mẫu thân của tôi cũng là một Phật tử thuần thành và rất thích đi chùa làm công quả.

Bàn thờ trong nhà tôi rất lớn và nghiêm trang đến độ sau này khi anh rể tôi trong lần về thăm nhà, anh em ngồi nói chuyện vui với nhau thì được nghe anh kể lại, hồi ấy anh “kết” chị tôi nhưng khi đến nhà không dám vào, vì anh là người công giáo. Anh nói hồi đó vừa mới bước vào cửa là thấy ngay bàn thờ Phật lớn quá làm anh “khiếp” nên không dám bước tiếp. Dưới nơi thờ phượng có một tủ gỗ đựng nhiều kinh sách Phật. Thời ấy trong nhà tôi sách thiếu nhi không có nên không có gì để đọc, thế là tôi cứ lôi mấy cuốn sách mỏng nói về nhân quả, đời là bể khổ ra xem. Không ngờ những điều đã đọc ngày xưa ấy lại gieo vào tâm tôi những hạt giống tốt cho dù tôi đi đến tận phương trời nào.

Tuy gia đình tôi thờ phượng sớm hôm nhang đèn như thế, nhưng em trai của tôi lại không tin Tam Bảo. Chỉ được một điều là mỗi năm vào dịp Tết em trai tôi cũng chịu khó đem hết đồ đồng, lư hương trên bàn thờ xuống đánh bóng lại cho mới để đón Xuân. Ngoài ra hễ nói chuyện Phật pháp hay bảo tu hành thì tuyệt nhiên không chịu. Mỗi lần gọi điện thoại về tôi gắng khuyên mẫu thân niệm Phật để sau này được về với Phật, em trai tôi có vẻ không bằng lòng. Em trai tôi bảo gọi điện về nói chuyện gì quan trọng hay hữu ích thì nói, chứ nói làm gì ba thứ chuyện Phật pháp. C òn em dâu của tôi vốn sanh ra trong một gia đình công giáo, lớn lên trong nhà dòng dưới sự nuôi nấng và dạy dỗ của các sơ. Ấy vậy mà sau này không hiểu sao về làm dâu nhà tôi cô ấy chuyển tâm quay sang quy y Phật. Hài hước thay khi trong gia đình tôi có sự đổi ngôi như thế. Ngày trước lúc mẫu thân tôi còn khỏe, cụ lén lên chùa nhờ các thầy đặt pháp danh và quy y Tam Bảo vắng mặt cho cậu em trai của tôi. Mãi đến sau này em trai tôi lục lọi trong tủ, tìm thấy tấm giấy quy y có ghi tên của nó trên ấy, thế là em trai tôi có vẻ không hài lòng và gặng hỏi mọi người ai đã làm điều ấy.

Trong trong những lần tôi về thăm nhà trước kia, những câu chuyện tán gẫu giữa hai anh em với nhau giúp cho tôi thấy dường như tâm ý của em trai tôi chỉ thích hai thứ đó là: xe mô tô và tiền bạc. Biết được điều này nên khi hay tin bệnh tình mẫu thân đã đến lúc nguy kịch phải thở ôxy, tôi xin phép sở làm nghỉ 3 tuần và đem theo $2800 USD làm lộ phí. Biết tính cậu em nên từ Mỹ về đến nhà, sau khi thăm hỏi bệnh tình thân mẫu xong tôi biết nếu cho mời BHN đến nhà để niệm Phật cho mẫu thân thế nào cũng bị làm khó dễ, tôi đã tương kế tựu kế bằng cách bỏ ra $400 USD “hối lộ” cho em trai để mua một chiếc TV màn hình mỏng treo lên tường và thêm $400 USD nữa đưa cho cô em dâu để mua thêm hàng hóa buôn bán, vì lúc ấy cô em dâu mới mở shop bán quần áo và đồ dùng trẻ con. Sau đó chị trưởng BHN đến nhà, khai thị hộ niệm cho mẫu thân. Em trai tôi có vẻ không vui vì ngày nào cũng phải canh dắt xe cộ của các chị trong BHN đến nhà trợ niệm cho mẫu thân, nhưng nhờ có “thủ tục đầu tiên” nên chỉ nghe em trai càm ràm đôi câu chứ không phản đối. Nhìn bệnh tình của mẫu thân tôi biết do nghiệp sát trong quá khứ nay quả đã đến lúc chín mùi. Tôi đề nghị với chị trưởng BHN mua vật phóng sanh, hồi hướng công đức ấy cho tất cả oán thân trái chủ của mẫu thân để giảm bớt sát nghiệp.

Có một điều tôi nhận thấy lạ là tuy mẫu thân rất ốm chỉ còn da bọc xương, nhưng sức ăn của cụ gấp ba lần người bình thường. Cứ hai tiếng đồng hồ lại ăn một lần. Nếu không ăn thì người nhà phải pha sữa uống. Mỗi ngày mẫu thân phải uống thuốc giảm đau và các cơn đau dường như kéo đến vào ban đêm làm cụ đau đớn rên la, có khi vừa ôm cổ vừa đi vừa rên la lúc giữa đêm. Sau mấy hôm nằm cạnh mẫu thân và chứng kiến các hiện tượng như thế tôi biết mẫu thân đang bị oan gia trái chủ hành hạ. Sức ăn của mẫu thân không phải của một người già đã 76 tuổi ăn, mà chỉ có thể là oan gia ăn để có sức đêm đến hành hạ mẫu thân như thế.

Một đêm thấy mẫu thân đang nằm rên la vì đau, tôi đến sát bên giường cụ, một tay chạm nhẹ vào khối u nơi cổ mẫu thân, tay kia chắp lại, mắt nhắm nghiền và không hiểu sao trong đầu tôi bắt đầu “nói chuyện” với khối u, nói bằng tâm thức chứ không phải bằng lời. Tôi nói rằng: “Thưa quý vị oan gia trái chủ trên thân mẹ tôi, xin quý vị hãy khoan dung tha thứ cho lỗi lầm của mẹ tôi. Vì vô minh nên trước kia mẹ tôi đã làm tổn hại đến quý vị. Nay tôi xin thành tâm sám hối thay thế cho mẹ tôi. Tất cả công đức lành tôi xin hồi hướng đến cho quý vị để quý vị vãng sanh về Thế Giới Cực Lạc của Phật A Di Đà. Giờ đây tôi xin niệm Chú Vãng Sanh để tất cả quý vị có thể về với Phật.” Và lúc ấy tôi đã nhiếp tâm vào từng câu thần chú phát ra từ trong tâm tưởng, cùng lúc quán tưởng từng con vi trùng từ nơi cổ mẫu thân đang ngự trên hoa sen bay về phía Phật A Di Đà. Sau này nghĩ lại tôi thấy hơi lạ, vì bình thường tôi chỉ niệm Phật trong các thời công phu, không niệm thêm bất cứ chú gì cả. Ấy vậy mà không hiểu vì sao lúc ấy tôi không niệm Phật, mà lại niệm chú. Tôi đã niệm một lúc lâu như thế, rồi tôi thấy mẫu thân nằm im, không rên la nữa nên tôi bèn mở mắt ra và hỏi mẫu thân có còn thấy đau nữa không? Mẫu thân trả lời rằng không. Thì ra khối u cũng có tánh linh và có Phật tánh giống như chúng ta vậy.

Sau khi “hối lộ” cho em trai, còn lại $2000 USD trong túi tôi dùng hết vào việc phóng sanh và được chia làm 2 đợt. Buổi sáng hôm ấy tôi cùng các chị trong BHN ra chợ mua các loài thủy tộc để phóng sanh. Nào cá to, cá nhỏ, ốc lớn, ốc bé, cua… mua rất nhiều. Chị trưởng BHN đã quen thuộc với việc làm này nên các thân chủ bán cá đều quen mặt biết tên. Sau khi mua vật phóng sanh xong, cả nhóm đem hết các túi, thùng đựng cá ra để tràn lan phía ngoài chợ. Không biết từ đâu có 2 chiếc xe jeep của ban trật tự đô thị lù lù xuất hiện và dừng lại ngay trước cả nhóm. Tôi nghĩ thầm chắc là rắc rối to rồi, vì chúng tôi để đồ nhiều quá, chiếm ra gần hết ngoài đường vào chợ, xe cộ không đi được và sẽ bị ban đô thị “hốt” hết. Nhìn vẻ mặt hầm hầm của anh trật tự viên tôi cũng hơi ngán. Anh ta hỏi lớn rằng: “Tất cả đồ để dưới đất này của ai, tại sao lại để ra hết ngoài đường?” Sau khi nghe nhóm giải thích là mua vật về phóng sanh và đang chờ xe đến để chở đi thì anh ta tỏ ra dễ dãi rồi bỏ đi mà không nói thêm một lời nào. Tôi mừng hết chỗ nói vì đã không có điều gì đáng tiếc xảy ra. Trong khi chúng tôi còn đang loay hoay chưa biết gọi xe đến có được không thì trong chợ bỗng dưng có một anh mon men lại gần và tự giới thiệu anh ta là tài xế xe tải, chuyên chở các loại thủy sản để bán cho các chủ sạp trong chợ. Thấy mọi người mua nhiều để phóng sanh, anh tình nguyện chở hết các loài vật đi phóng sanh mà không lấy tiền. Không chỉ lần này mà bất cứ lúc nào mua nhiều như thế anh cũng sẽ tình nguyện giúp. Đúng là chuyện lạ có thật. Thế là cả hai lần phóng sanh anh ấy đều tận tình đem xe tải đến giúp thật.

Đường đến nơi phóng sanh cũng hơi xa và phải đi ngang một đoạn đường tư nhân. Đoạn đường này có một cây sắt chắn ngang giống như hàng rảo bảo vệ mỗi khi có xe lửa đi qua để không cho người lạ vào khu vực ấy. Khi đến đây cả nhóm đều phải dừng lại và dáo dác tìm xem có ai có thể ra giúp được không. Hỏi ra thì được biết người chủ khu vực (người duy nhất có chìa khóa để mở khóa cây sắt chắn ngang) đang đi vắng không có nhà. Thế là cả bọn nhìn nhau không biết tính sao vì đường đi xa, địa điểm phóng sanh cũng không còn lâu nữa. Lúc ấy dường như có phép lạ khi từ đằng xa có bóng một chiếc xe Honda đang rẽ vào con đường cả nhóm đang chờ. Hóa ra đó chính là người chủ khu vực đã về, tựa như có “người” bảo ông phải về đúng vào lúc này vậy. Sau khi người chủ khu vực biết rõ nguyện vọng của nhóm, chú liền hoan hỉ mở cổng cho cả bọn đi qua và cười rất tươi. Phải mất khoảng gần tiếng đồng hồ cả nhóm mới khiêng hết các loài vật từ xe xuống để phóng sanh xuống con sông như đã định trước. Mọi người ai cũng mệt vì trưa nắng nhưng lòng lại vui vì biết rằng đã cứu được rất nhiều sanh mạng thoát khỏi cảnh bị dao thớt chặt chém. Có một chi tiết nhỏ nhưng có lẽ cũng là nhân duyên là bữa đó trong lúc cả nhóm vào chợ mua vật phóng sanh, tự dưng gặp được một nhóm đồng tu khác từ Sài Gòn ra Nha Trang chơi. Thế là chiều hôm ấy sau khi phóng sanh xong cả 2 nhóm đều đến nhà hộ niệm cho mẫu thân tôi. Kể ra cụ cũng có phước, nhưng tiếc rằng không nhiều.

Suốt thời gian tôi ở Việt Nam gần 3 tuần ngày nào BHN cũng đến để trợ duyên cho mẫu thân niệm Phật. Ngoài thời niệm Phật chung với BHN ra, tôi cũng cố gắng khai thị thêm và niệm Phật chung với mẫu thân được thêm đôi tiếng đồng hồ mỗi ngày. Trong phòng nghỉ của mẫu thân tôi dọn hết đồ đạc ra ngoài chỉ chừa lại cái giường nằm. Trên bốn bức tường đều có hình Phật A Di Đà đang đưa tay tiếp dẫn để mẫu thân có thể nhìn thấy Phật khắp nơi. Cẩn thận hơn mỗi ngày tôi đều dặn dò mẫu thân nếu thấy cha, mẹ, hay phụ thân đã mất của tôi đến để dẫn đi thì đừng đi theo họ vì đó là oan gia trái chủ trá hình. Chỉ được đi theo Phật A Di Đà mà thôi. Tôi thường hỏi mẫu thân duy nhất một câu mỗi ngày là: “Phật A Di Đà màu gì, tướng mạo ra sao?” Mẫu thân cũng chịu khó trả lời rằng: “Phật A Di Đà mặc áo đỏ, nền vàng, tay trái cầm hoa sen, tay phải duỗi xuống.” Đó chính là tấm hình Phật được treo trong phòng mẫu thân trên 4 vách tường. Chị trưởng BHN khuyên tôi nên đem hình Tây Phương Tam Thánh tiếp dẫn vào trong phòng để mẫu thân được nhìn thấy, tôi nghĩ cũng hợp lý, nhưng lại sợ mẫu thân bị phân tâm khi nhìn thấy nhiều hình Phật khác nhau nên tôi đã không làm theo ý chị. Hy vọng chị trưởng BHN sẽ hiểu được nỗi lòng của tôi lúc ấy.

Niệm Phật nhiều như thế được vài hôm bỗng dưng mẫu thân sanh ra giải đãi không muốn niệm Phật nhiều như trước nữa. Cụ bắt đầu niệm Phật với tâm trạng uể oải, gượng gạo và vì để tôi vui lòng, chứ không phải là tự bản thân mẫu thân thích niệm Phật. Thủa còn chưa thành thân với phụ thân tôi, mẫu thân thường đến chùa và thích nghe pháp của các thầy giảng. Chính mẫu thân là người đã tập cho tôi có sở thích nghe pháp trong những lần về thăm nhà và thường đưa các đĩa cassette (khi ấy chưa có đĩa CD như bây giờ) bên trong là các bài giảng của nhiều vị pháp sư để tôi đem về Mỹ nghe. Nhưng tiếc rằng mẫu thân chỉ biết tu phước hữu lậu chứ chưa biết tu phước vô lậu. Bởi tâm mong muốn lành bệnh của mẫu thân dường như lớn hơn tâm vãng sanh. Mặc dù tôi đã hết lời giảng giải, và BHN cũng giải thích cho mẫu thân biết rằng khi một chiếc áo đã quá cũ và rách nát, dù có vá lại nhiều lần để mặc nhưng cuối cùng cũng đến lúc phải bỏ đi chứ không thể lành mãi được. Thân người cũng thế mà thôi. Ở tuổi ngoài thất thập cổ lai hy, đời người như ngọn đèn treo trước gió, làm sao đèn cháy mãi cháy lâu được? Suốt thời gian ở gần mẫu thân, tôi cố gắng làm hết mọi việc thiện và hồi hướng tất cả công đức cho mẫu thân. Mỗi đêm trước bàn thờ Phật tôi thành tâm nguyện cầu cho mẫu thân được vãng sanh trong khoảng thời gian tôi còn ở Việt Nam, càng sớm càng tốt. Hết tiền phóng sanh tôi xem lại bản thân mình có thể làm gì được hơn nữa để tạo thêm công đức cho mẫu thân sớm được về với Phật trong thời gian này. Tôi đã không ngại ngần lên chùa thỉnh thầy cho tôi được xuống tóc và xin nguyện đem công đức ấy hồi hướng cho mẫu thân. Sau khi tôi xin thầy cho xuống tóc, suốt mấy ngày liền sau đó tôi cảm nhận phía trên đỉnh đầu rất nóng. Một cảm giác nóng từ bên trong tỏa ra chứ không phải do cái nóng bên ngoài của tiết trời tháng Ba tạo thành. Hơi nóng dường như nóng hơn bao giờ hết mỗi khi tôi ngồi tĩnh tọa niệm Phật. Điều này cho đến bây giờ tôi cũng không hiểu tại sao, nhưng tôi đoán có thể do mới cạo tóc, lại đi dưới trời nắng nóng bên nhà nên bị như thế cũng nên?

Khi tóc không còn tôi lại tiếp tục nhìn xem trên thân mình còn có gì để có thể bố thí hay cho đi để mong mẫu thân tôi được vãng sanh. Thế là khi nhìn thấy con dao Thái Lan nhỏ để trên bàn tôi nghĩ ngay đến chuyện trích máu của mình để viết hồng danh A Di Đà Phật rồi đốt để cúng dường chư Phật. Nghĩ là làm nhưng do dao xài lâu ngày không còn được bén nên tôi đã phải cứa đi cứa lại nhiều lần trên đầu ngón tay cho đến lúc tướm máu. Trước khi làm điều này tôi đã quỳ trước bàn thờ Phật để nguyện một lời nguyện không thay đổi, rằng tôi chỉ xin hồi hướng công đức này để mẫu thân được vãng sanh trong thời gian tôi còn ở VN, để tôi có thể lo cho mẫu thân một cách vẹn toàn. Nhưng tiếc thay, có lẽ lời cầu nguyện của tôi chưa đủ thành tâm để cảm đến đức Phật.

Có một lần tôi đang ngồi niệm Phật cùng BHN Thanh Liên trong phòng mẫu thân, mắt tôi hướng lên nhìn hình Phật A Di Đà thì bỗng thấy có điều gì đó khiến tôi phải chú ý. Kế đó tôi thấy vầng hào quang màu vàng xung quanh Phật cứ lớn dần và tỏa sáng rực rỡ. Trong lúc ấy mọi người xung quanh còn đang niệm Phật và không thấy ai khác có cử chỉ gì lạ. Vì vậy tôi cũng tiếp tục niệm Phật và không nói gì. Cuối buổi hộ niệm không ngờ chị trưởng BHN tự động tiết lộ rằng chị thấy hào quang của Phật tỏa ra rất sáng trong lúc niệm hồng danh Phật. Như vậy là chỉ có tôi và chị trưởng BHN nhìn thấy được điềm lành ấy, ngoài ra không còn ai khác nhận ra điều đó. Nghe chị nói tôi cũng chỉ mỉm cười nhưng không nói thêm điều gì và im lặng cho đến tận bây giờ. Qua đó chúng ta biết rằng chư Phật đã phóng quang hộ trì suốt buổi hộ niệm mà mắt phàm chúng ta không nhìn thấy được.

Sau thời gian ba tuần ở bên cạnh thân mẫu, ngày ngày cùng BHN niệm Phật, dường như sức khỏe của mẫu thân có phần tốt hơn chứ không thấy có triệu chứng vãng sanh, tôi lên đường trở về lại Mỹ và cẩn thận ghi lại tên và số điện thoại của các chị trong BHN cho cô em dâu, dặn dò khi có chuyện xảy ra với mẫu thân mà không có BHN ở cạnh bên thì hãy gọi cho BHN, không nên đưa vào bệnh viện. Tôi cũng dặn em trai như thế vì bình thường em trai tôi hay nghĩ rằng còn nước còn tát. Tôi bảo em trai rằng đúng vậy, nếu trong ao còn cá thì mới còn tát, chứ nếu trong ao đã không còn cá thì có tát nhiều cũng chẳng thu được lợi ích gì. Mẫu thân đã lớn tuổi, nếu đã đến lúc ra đi thì hãy để mẫu thân đi chứ đừng nên đưa mẫu thân vào bệnh viện làm gì nữa.

Khoảng một tháng sau đó nghe người nhà nói lại mẫu thân không còn ham thích niệm Phật cùng BHN nữa nên các chị trong BHN cũng không còn đến nhà để trợ niệm cho mẫu thân. Nghe đến đây tôi chỉ biết thở dài. Âu cũng là phước phần của mẫu thân như thế, dẫu cho tôi đã cố gắng tận lực. Nhưng hàng tháng tôi vẫn gửi tịnh tài về cho chị trưởng BHN làm lễ phóng sanh hồi hướng công đức cho cụ hầu giảm bớt được tội nghiệp của mẫu thân được phần nào hay phần nấy.

Trước khi về lại Mỹ, tôi có ghé thăm một người bà (chị của ông nội tôi) đã quá già yếu. Bà đã nằm một chỗ trên giường và rơi vào tình trạng nửa mê nửa tỉnh. Mọi chuyện vệ sinh cá nhân đều phải có người giúp chứ bà không còn làm chủ được bản thân nữa. Đến nhà thăm bà , tôi cũng cảm thương bà nên dù biết rằng khó có thể nói gì cho bà hiểu được vào lúc này, nhưng tôi nghĩ dù chỉ còn một tia hy vọng cũng phải cố gắng.

Sau khi treo tấm hình Phật A Di Đà lớn bằng người thật nơi cuối giường để khi bà tỉnh có thể nhìn thấy, tôi còn để gần bên chỗ bà nằm một máy niệm Phật với hy vọng trước lúc lâm chung nếu bà nghe được danh hiệu Phật thì không phải rơi vào ba đường dữ như lời ngài Địa Tạng đã dạy. Sau đó tôi thử khai thị cho bà , nhưng phải nói thật lớn tiếng vì bà bị thêm chứng nặng tai. Trong thời gian khai thị có lúc bà có thể mở mắt ra nhìn và nói được vài câu, mắt hướng về phía hình Phật A Di Đà như có vẻ hiểu. Được vài phút như thế bà lại rơi vào hôn mê, nhưng tôi vẫn cứ đứng kề bên tiếp tục khai thị cho bà về nguyện lực thứ 18 trong Kinh Vô Lượng Thọ, sau đó mới ra về.

Vài tháng sau tôi nghe nói bà ra đi, nhưng trước khi bà ra đi may mắn thay cô em dâu của tôi thuyết phục được con cháu trong gia đình bà cho mời BHN Thanh Liên đến để trợ niệm cho bà. Không ngờ cô em dâu còn nhớ lời tôi dặn khi hữu sự hãy gọi điện cho BHN đến để hộ niệm. Thật không uổng công tôi cẩn thận ghi lại số điện thoại của các chị trong BHN vào sổ tay của cô ấy. Qua điện thoại, cô em dâu líu lo kể về sự lạ kỳ trong ngày bà tôi ra đi. Đúng ra là khi nhận một ca hộ niệm nếu BHN thấy người lâm chung đã rơi vào hôn mê không còn tỉnh táo là họ sẽ không nhận lời hộ niệm. Nhưng có lẽ do trước khi rời Việt Nam tôi có kể cho chị trưởng BHN về trường hợp của bà, nên chị có vẻ thông cảm và sau này vì nể tình mà đến nhà hộ niệm cho bà.

Ngày bà ra đi ngoài thoại tướng mềm mại, cây cối trong nhà bỗng dưng trổ hoa dù cây mua về đã mấy năm rồi nhưng chưa từng ra hoa lần nào. Chim chóc từ đâu bỗng bay về đậu lại rất nhiều trên mái nhà. Sau này tôi có đem điều này hỏi ý kiến cư sĩ Diệu Âm nhân dịp chú đến chùa Phật Quốc tại tiểu bang Washington, Hoa Kỳ để giới thiệu pháp môn Hộ Niệm thì được chú ấy xác nhận rằng, căn cứ vào các điềm lành ấy có khả năng bà đã được vãng sanh.

Trở về Mỹ được 3- 4 tháng tôi được hay tin một ngày nọ cái bướu to trên cổ mẫu thân bỗng dưng vỡ và máu đen hôi thối chảy ra rất nhiều. Nghe đâu nhiều đến cả nửa xô nhỏ dùng để đựng nước lau nhà. Như thế là oan gia trái chủ đã rời khỏi thân thể của mẫu thân và cũng kể từ đó mẫu thân đã ăn ít lại, giống như chế độ ăn của người cao niên chứ không còn ăn nhiều như lúc trước nữa.

Cuối năm ấy, vào lúc giữa đêm mọi người trong gia đình tôi đang ngủ thì nhận được điện thoại từ bên Việt Nam báo tin mẫu thân tôi đã ra đi. Nhưng cũng may là trước đó vài tiếng đồng hồ cô em dâu đã gọi cho BHN đến để trợ niệm cho mẫu thân từ lúc hấp hối và 8 tiếng sau đó. Thoại tướng tương đối tốt khi chân tay mẫu thân đều mềm mại. Tuy rằng mẫu thân không ra đi trong lúc tôi còn ở Việt Nam như lời nguyện, nhưng có một điều ứng nghiệm là tôi còn nguyện thêm cho mẫu thân được ra đi vào ban ngày và có đầy đủ thiện hữu trí thức cạnh bên hộ niệm. Quả thật mẫu thân đã không ra đi vào ban đêm mà đi vào ban ngày nên hầu như BHN đến nhà đầy đủ để trợ duyên cho cụ.

Chuyện mẫu thân của tôi có lẽ đã đến hồi kết thúc, nhưng tôi muốn nói thêm rằng: có lẽ nương nhờ chút công đức phóng sanh ngày ấy cho mẫu thân mà tôi cũng được hưởng phước lây, bởi căn bệnh lạ tôi phải chịu đựng 25 năm qua bỗng dưng ra đi không nói lời từ biệt.
Cư sĩ Hữu Minh
MÔ PHẬt
 

tranmanhha

Xe điện
Biển số
OF-105945
Ngày cấp bằng
16/7/11
Số km
4,150
Động cơ
454,969 Mã lực
Nhưng có ông ăn cá quả Hồ tây, nhá phải cái BCS trong lòng cá là thật.
 

Ha Cong Anh

Xe container
Biển số
OF-206462
Ngày cấp bằng
17/8/13
Số km
6,453
Động cơ
363,494 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em bỏ câu cá, bắn chim, bẫy chim được 12 năm rồi.
 

Mr Morning

Xe điện
Biển số
OF-376240
Ngày cấp bằng
3/8/15
Số km
2,296
Động cơ
262,863 Mã lực
  • Theo các cụ chuyện này có thật không ạ !
cụ có món gì gl đi. Em câu lục

TRANG CHÍNH CHUYỆN NHÂN QUẢ QUẢ BÁO CỦA NGƯỜI ƯA THÍCH CÂU CÁ
Quả Báo Của Người Ưa Thích Câu Cá
ĐĂNG NGÀY 04 07 2014 MỤC CHUYỆN NHÂN QUẢ | 9 PHÚC ĐÁP


Câu cá là một hoạt động cực kỳ tàn nhẫn. Bạn thử nghĩ xem, nếu như đem móc câu sắc bén đó, đâm vào môi, vào lưỡi của mình, thì sẽ thấy đau đớn đến tận tim phổi. Nghĩa là, dù thế nào người ta cũng vô phương chịu nỗi. Nhưng nhiều người lại lấy việc câu cá làm thú vui, câu không biết mệt. Thậm chí còn thành lập Câu Lạc Bộ câu cá nữa. Cái lý luận “câu cá có thể đào luyện tính tình” là hoang đường, đây là lời của kẻ chẳng có chút lòng trắc ẩn.

Lâm Giáp Xuân là công chức của chính phủ Thái, tính rất ưa thích câu cá. Ông là hội viên của Câu Lạc Bộ Câu Cá. Những ngày nghỉ cuối tuần, ông thường dong thuyền ra biển thả câu. Vừa câu vừa ngồi uống rượu nhâm nhi với mồi ngon thiệt là khoái vô kể. Mọi người uống mỹ tửu, ăn cá tươi, cùng hưởng thụ khoái lạc nhân gian cho qua hết ngày giờ.

Mấy năm trước lúc Câu Lạc Bộ mới sáng lập, không khí rất nhộn nhịp sôi nổi, thế nhưng kể từ năm ngoái trở đi, từ con số 30 hội viên, giờ chỉ còn lại 7-8 người mà thôi.

Câu Lạc Bộ bây giờ tử khí khá nặng nề khiến mọi người ủ ê, không còn hứng thú ra biển câu cá nữa. Cho dù Lâm Giáp Xuân là một nam tử cứng đầu không tin Nhân Quả Báo Ứng, ông không có gia đình, không tín ngưỡng, nhưng cũng không thể đem lại sự linh hoạt khiến mọi người phấn chấn hăng hái ra biển câu như hồi xưa. Lý do là vì có hai quái sự liên tục phát sinh.

Việc thứ nhất xảy ra ngay trên thân lão hội viên A Ban. Hôm đó là ngày chủ nhật, A Ban cùng vợ vào đất liền hướng nhạc mẫu chúc thọ. Nhạc mẫu ông vốn là người có máu mặt, có danh vọng ở bản địa. Hôm chúc thọ đó tân khách đến dự chật cửa, yến tiệc hết sức sang trọng, linh đình, đủ các loại thịt bò, heo, cá, gà, vịt, ngỗng…muốn ăn gì đều có nấy. Thực khách hưởng dụng thỏa thích nhưng vẫn không sao ăn hết.

A Ban ưa ăn cá và nội tạng, nhìn thấy trên bàn có một con cá to, ông rất khoái. Do khi ăn không cẩn thận nhai kỹ, lại ngốn nội tạng cá vào miệng quá nhiều nên vừa nuốt qua thì A Ban bị mắc nghẹn. Ông cảm giác như có vật gì cứng mắc kẹt tại yết hầu, nên quýnh quáng dùng tay kéo ra. Nhưng không tài nào móc ra được. Chính trong khoảnh khắc nuốt không trôi, kéo không ra đó, ông hô hấp cực kỳ khó khăn, muốn há miệng la to cầu cứu cũng không thể.

Em trai ông ngồi đối diện là người phát hiện ra tình huống nguy cấp này trước tiên nên vội chạy qua phụ giúp, nhưng hai mắt A Ban đã trợn trắng, đầu gục xuống, hơi thở yếu dần đi. Mọi người lập tức dìu ông lên xe đi cấp cứu, nhưng mới được nửa đường thì ông đã tắt thở.

Mặc dù người đã chết, nhưng y viện vẫn tiến hành phẫu thuật để kiểm tra nguyên nhân tử vong. Bác sĩ lôi nội tạng cá bị mắc kẹt tại yết hầu ra…Chính trong ngay giây phút đó, các bác sĩ, y tá, hộ lý tại hiện trường thảy đều kinh sợ há hốc mồm, sợ đến đơ mắt, cứng miệng khi nhìn thấy thủ phạm giết người chính là cái móc câu, đang móc cứng vào yết hầu của A Ban. Lạ lùng là cái móc câu này nằm ở trong nội tạng cá, xuống đến cổ A Ban thì nó bị ép ló ra, cho nên khi A Ban càng dùng sức kéo thì móc câu càng bám chặt. Những thân hữu chứng kiến tình hình kinh khủng này ai nấy đều liên tưởng đến sở thích ưa câu cá của A Ban. Hơn nữa, kinh nghiệm và kỹ thuật câu cá của ông khiến tất cả hội viên đều bái phục. Trong lúc người khác không câu được cá, thì ông thu hoạch vô số.

Bây giờ nhìn cảnh hai mắt A Ban trợn trắng, miệng há to, bên cạnh là cái móc câu dính đầy máu, ai nấy đều sợ đến lông tóc dựng đứng. Không thể không tin Nhân Quả Báo Ứng như Bóng Theo Hình, câu chuyện xảy ra cho A Ban là ngàn muôn chân thật!

Câu chuyện thứ hai còn ly kỳ hơn, hội viên Dương Tỷ Ích là cao thủ câu cá, từng tham gia các hội thi, liên tục hai lần đều giật giải quán quân. Dương tiên sinh ngoài thú ưa câu cá ra, còn ưa đi xe đạp điện. Hàng ngày, cứ chạng vạng tối là ông chở vợ ra ven đô hóng gió.

Tối đó khoảng 11 giờ đêm, ông dự lễ tang người bạn thân xong thì lái xe về nhà. Con đường quen thuộc đến nỗi cho dù nhắm mắt ông cũng có thể lái rành rọt. Nhưng thật là kỳ quái, chiếc xe hơi đang chạy ngon trớn thì bỗng nhiên ông thấy trước mặt xuất hiện một con sông lớn (trước đây chưa nhìn thấy qua). Để tránh rơi xuống sông (vì ông đang lái xe tốc độ 120km/giờ) nên ông vội vàng bẻ lái đạp thắng gấp. Chỉ nghe “Rầm” một tiếng thật to, xe ông tông thẳng vào cột điện ven đường. Đến lúc ông tỉnh dậy thì đã thấy mình nằm trong bệnh viện.

Ai cũng nghĩ Dương tiên sinh lái xe tốc độ cao thành ra bị tai nạn. Tuy điều này xảy ra ngoài ý muốn, nhưng chưa đủ kỳ quái. Kỳ quái nhất là vết thương trên thân thể ông rất mau chóng lành, duy chỉ có môi và vòm miệng là thương tích nghiêm trọng. Cả hàm răng rụng hết, chẳng ăn gì được… Hơn một tháng nay chỉ có thể dùng ống dẫn bơm thức ăn lỏng vào cổ họng. Lạ hơn nữa là vết tét phía trên lẫn dưới của khóe môi, bác sĩ đã khâu 7 lần rồi mà vẫn không khép lại được. Vì hễ khâu xong, đến lúc cắt chỉ thì hai khóe mép ông lại lở loét sung phù. Cuối cùng, bác sĩ phải dùng chỉ tối tân tẩm hóa chất để may cho kín.

Một tuần sau, chỉ tự tan rồi, nhưng môi ông vẫn lở loét, hai khóe cứ ngoác rộng ra như hàm cá. Bác sĩ chủ trị đành thúc thủ bó tay. Ngót mấy tháng ông bị đau đớn giày vò, thống khổ bất tận, mồm cứ lở loét, hả rộng y hệt mồm cá lúc bị móc câu làm tổn thương gây lở vậy.

Hôm nọ, vợ ông như thường lệ đến thăm, vô tình buột miệng nói: “Chao ôi! Mồm ông ngoác to như thế kia, giống hệt mồm con cá bị mắc câu!”. Mấy lời này đánh động đến lương tâm Dương tiên sinh như một lời cảnh tỉnh. Nó khiến ông nhớ lại mỗi lần mình câu cá, đều kéo rách miệng cá, làm nó lở loét cả vòm miệng. Bấy giờ ông mới thật sự đồng cảm sâu sắc với nỗi đau của những con cá.

Thế là ông cùng vợ vội mang đèn hương đi đến chùa, đối trước Phật, ông chí thành lễ bái sám hối và phát thệ nguyện từ nay về sau không bao giờ câu cá nữa. Nói ra cũng lạ, từ hôm sám hối trở đi, môi ông dần dần lành lại, không còn sưng lở nữa. Chỉ một tuần sau thì ông xuất viện.

Sau đó, ông đã kể câu chuyện của mình cho các bạn hội viên nghe những gì ông đã trải qua và khuyên họ từ bỏ, không nên câu cá nữa. Từ đó hội viên Câu Lạc Bộ Câu Cá giải nghệ rất nhiều (giảm sút trọng đại). Không bao lâu Lâm Xuân Giáp (công chức) cũng từ bỏ luôn việc câu cá và Câu Lạc Bộ giải tán.

Chuyện gần đây nhất là ở Đài Loan xảy ra vào tháng 3/2014, có một bà cụ khi ăn món cá đã vô tình nuốt luôn cả lưỡi câu cá và phải đến bệnh viện cấp cứu. Các bác sĩ đã loại bỏ một móc câu cá và đoạn dây câu dài 13cm từ thực quản một bà cụ (giấu tên) ở thành phố Đài Nam, Đài Loan. Được biết, cháu trai bà cụ đã đi câu cá vào ngày hôm trước. Hôm sau, khi bà cụ ăn tối với món cá thì gặp tai nạn hy hữu.

Mới nuốt vài miếng, bà cụ bỗng cảm thấy đau nhói ở cổ họng và được đưa đến bệnh viện. Khi nội soi, các bác sĩ phát hiện có một lưỡi câu cá và đoạn dây câu dài 13cm bị mắc kẹt trong cổ họng của bà cụ. Sau 10 phút phẫu thuật, các bác sĩ đã đưa được dị vật ra ngoài.

(Diệu Âm Lệ Hiếu kính tổng hợp lại từ quyển Báo Ứng Hiện Đời và Tri Thức Trẻ).
 

biển xanh06

Xe điện
Biển số
OF-40825
Ngày cấp bằng
16/7/09
Số km
3,527
Động cơ
495,187 Mã lực
Ôi thế này thì nhiều người có tội lắm, Bông hoa đang đua nở thì ngắt đi bán, ngọn rau xanh mơn mởn thì cũng bị ngắt mang ra chợ, hàng ngày các cụ các mợ nấu cơm ơ nhà có làm cá chặt thịt Ko, nhất là mấy ông đầu bếp làm rất nhiều món, tội nhiều lắm Ko kể hết.
 

Tran Phuong 6

Xe hơi
Biển số
OF-784762
Ngày cấp bằng
17/7/21
Số km
110
Động cơ
30,571 Mã lực
Tuổi
38
Em thì vẫn thích câu cá, nhưng mà thực sự không giám giết con cá khi nó đang sống, bị ghê tay.
 

haituri

Xe hơi
Biển số
OF-403628
Ngày cấp bằng
2/2/16
Số km
122
Động cơ
229,466 Mã lực
Em không biết câu, cơ mà rất thích nghe chuyện câu cá của các cụ, em ngồi hóng.
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
7,402
Động cơ
255,630 Mã lực
Ôi thế này thì nhiều người có tội lắm, Bông hoa đang đua nở thì ngắt đi bán, ngọn rau xanh mơn mởn thì cũng bị ngắt mang ra chợ, hàng ngày các cụ các mợ nấu cơm ơ nhà có làm cá chặt thịt Ko, nhất là mấy ông đầu bếp làm rất nhiều món, tội nhiều lắm Ko kể hết.
Làm vì mưu sinh thì tội nhẹ hơn là làm vì vui thú.
Câu cá vui thú không phải vì đói hay vì mưu sinh, mà để cho vui, cho fun, giải trí, nên tránh.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top