Kính bác, theo em tìm hiểu thì ở Đức và một vài nước châu Âu như UK có quy định cụ thể trong luật đường bộ là cấm đèn sương mù khi điều kiện nhìn không bị ảnh hưởng. Lý do họ đưa ra là khi bật đèn sương mù thì tăng lượng tia sáng về phía đối diện gây cản trở tầm nhìn (chưa đến mức chiếu thẳng vào mặt gây chói đâu nhé, chỉ là tăng thêm ánh sáng thôi đấy). Ở châu Âu họ tính toán dựa trên tiêu trí lượng ánh sáng mắt người có thể chịu được mà không gây mất an toàn giao thông cho nên mới có quy định trên. Tuy nhiên có nhiều tranh cãi ở điểm họ cho phép bật khi trời mưa. Khi trời mưa ánh sáng đèn sương mù bị phản chiếu qua mặt đường ướt hất ngược lên người đối diện một lượng ánh sáng còn lớn hơn cả lượng sáng đèn cos + đèn sương mù trong điều kiện bình thường. Cho nên không phải nước nào cũng cấm bật đèn sương mù (ánh sáng trắng) trong điều kiện bình thường, điển hình như Mỹ, có bang cấm có bang không. Buồn cười cái là tìm trong Wikipedia thì Mỹ lại là nước có tỷ lệ sử dụng đèn sương mù trong điều kiện bình thường nhiều nhất.Em nghĩ có VN gọi là đèn gầm thôi ạ tiếng Đức nó là Nebelscheinwerfer dịch ra là đèn sương mù( đèn mầu trắng nhé), trong thời tiết khô ráo tầm nhìn không bị cản trở mà bật đèn này thằng bạn em bị phạt 20 Euro, nếu nó không chói thì người ta đâu cần phải phạt.(b)
Nếu như không nhầm thì trên một số xe công nghệ mới (Mercedes) họ tích hợp đèn liếc vào đèn sương mù (sử dụng phụ trợ đèn cos) để đảm bảo ánh sáng ở góc cua hẹp. Không khéo mấy năm nữa nước Đức của bác cũng sẽ có quy định mới thôi . Ở mình trong luật không cấm, mà không cấm tức là bác được phép sử dụng. Cụ nào ở bển về không quen thì phải nghĩ rằng Việt Nam mình đang theo công nghệ Mỹ chứ không phải châu Âu nhá. Luật không cấm thì cứ vô tư đi các bác, miễn sao chỉnh cho nó lịch sự đối với người đối diện