Màng Tang là cái của nợ gì thế? tiếng Việt em còn không hiểu
Màng tang= thái dương. (Ở 2 bên đầu)
Từ này dùng ở miền trung
Trang 252-253 quyển 1 sách
Flora Cochinchinensis của nhà thực vật học kiêm giáo sĩ Dòng Tên người Bồ Đào Nha João de Loureiro (1717-1791) in năm 1790 mô tả loài
Laurus cubeba bằng tiếng Latinh, kèm tên bản địa tại Đàng Trong là
cây mang tang.
Tại trang 4 sách
Synopsis plantarum in năm 1806 nhà nghiên cứu nấm người Nam Phi là Christiaan Hendrik Persoon (1761-1836) đổi danh pháp của loài cây này từ
Laurus cubeba thành
Litsea cubeba.
Từ điển Nam Việt Dương Hiệp tự vị (南越洋合字彙,
Dictionarium Anamitico-Latinum) của giám mục Jean-Louis Taberd (1794-1840) in năm 1838 cho ta biết cây
mang tang này viết bằng chữ Nôm và diễn giải Latinh như thế nào. Cụ thể:
* Trang 296: 紇
芒桑 Hột
mang tang, cubebae. Mang ở đây viết bằng chữ Nôm 芒 (U+8292).
* Trang 631: 𣒣桑
mang tang,
Laurus cubeba. Corroborans, cephalica, stomachica, carminativa; ejus decoctum prodest in vertigine, affectionibus hystericis, paralysi, memoriae imbecillitate. Đoạn công dụng
Corroborans.... tại trang 631 bằng tiếng Latinh là chép lại một phần từ sách của Loureiro năm 1790. Qua đó ta thấy Taberd chưa được đọc/không biết tới sách
Synopsis plantarum của Persoon.
Chữ 𣒣 (U+234A3) cũng được tác giả dùng trong tên gọi cây
mang cụt (
Garcinia mangostana, tại trang 631 tác giả ghi thành
Garcinia mangoustana, xếp ngay phía trên cây mang tang), nay quen gọi là cây
măng cụt.
Trang 359 quyển 1 sách Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ in năm 1999 ghi:
1437.
Litsea cubeba (Lour.) Pers. Bời lời chanh,
màng tang; Aromatic Litsea.
Như thế, ban đầu tên gọi của nó là
mang tang, với cách ghi chữ Nôm của chữ mang là 芒 (phiên âm Hán-Việt: mang, phiên âm Hán-Nôm hiện nay: man, mang, màng, mưng, mường, vong) hoặc 𣒣 (phiên âm Hán Nôm hiện nay: măng) nhưng sau này đã bị chuyển thành
màng tang.
Chữ màng trong màng tang để chỉ thùy thái dương (temporal lobe) được viết bằng chữ Nôm
𩓜 (U+294DC).