Nên,rất nên lắp. Để hạn chế việc vô tình khi đổ sẽ ảnh hưởng đến những vị trí bị va chạm với mặt đường. Tuy nhiên lưu ý, khi chọn mua nên chọn loại có thành phần sản xuất để giảm thiểu sự cộng hưởng lực va chạm. Vd mặc định chống đổ sẽ là phi kim,nhựa tổng hợp để có sự giảm chấn cho vị trí lắp. Vì cũng có những bạn chọn chống đổ bằng kim loại ( nhôm ...) Khi có va chạm thay vì sẽ hấp thụ chấn động của va chạm thì lại có sự cộng hưởng lực làm vị trí lắp chống đổ bị chịu lực lớn hơn. Đồng thời cũng tính toán vị trí lắp để tránh lắp vào những vị trí không có độ chắc chắn. Luôn bám sát khung sườn là nơi chịu lực cho xe nếu muốn lắp
Phân biệt rõ ràng bảo vệ dạng khung với gù giảm chấn. Vì tác dụng của 2 loại là khác nhau vì 1 đằng đặt hiệu quả bảo vệ cho những vị trí quan trọng của xe ( lốc máy...) Tác dụng bảo vệ gần như tốt nhất,tuy nhiên do đó sẽ cồng kềnh với xương kim loại,chỉ có những vị trí tiếp xúc với mặt đường sẽ có đồ giảm chấn
Còn gù chống đổ ,gọn gàng chỉ có tác dụng khi xe bị đổ sẽ nhận nhiệm vụ " đỡ " không để xe tiếp xúc trực tiếp với mặt đường. Tuy nhiên khi lắp phải chú ý đến vị trí,tránh lắp ở những khu vực gây ra ảnh hưởng. Chỉ được phép lắp trên khung sườn ko được lắp lên động cơ hay tiện gắn lên past treo máy. Sẽ làm vỡ vỏ đ.cơ khi có va chạm
Luôn chú ý đến độ cao của gù chống đổ, không nên vì đẹp lắp loại ngắn. Như vậy thì vô ích. Do gù chống đổ này gọn gàng vừa có tính thẩm mỹ nên đc nhiều người lựa chọn. Thay vì sử dụng hệ thống liền khối của giằng bảo vệ kia