[Funland] Có nên đi du học bậc THPT

httinh

Xe hơi
Biển số
OF-619780
Ngày cấp bằng
2/3/19
Số km
173
Động cơ
119,113 Mã lực
Em thì lại thấy giáo dục nước ngoài rất khác với giáo dục của ta ạ.
Các bạn nước ngoài ko giỏi toán lý hoá. Thi SAT điểm thấp hơn dân ta nhưng đó chỉ là những kiến thức rất sơ khai của phát triển con người và hoàn toàn có thể nhờ vào máy tính hay AI trợ giúp. Giáo dục Tây họ tập trung vào khả năng Team work, leader ship và khả năng research ạ! Những cái này làm phát triển con người toàn diện và tạo khả năng dễ thích nghi.
Các bạn team work tốt, leader ship tốt ( sức ảnh hưởng) và khả năn research tốt ( khả năng tự học ) thì sẽ thành công ở bất kỳ môi trường nào.
Toán lý hoá ko có ý nghĩa gì đâu ah.
Sự thành công mình nghĩ do kinh tế nữa. Kinh tế phát triển, đất nước giàu mạnh thì tự nhiên sẽ có nhiều người tài, nhiều người thành công. Mình cũng học nước ngoài rồi, nói chung có cơ hội đi cho biết cũng tốt còn không thì học trong nước cũng tốt, không còn quá quan trọng như những người trong nước chưa từng du học hay chưa từng sống ở nước ngoài nghĩ. Bây giờ TQ phát triển rồi, họ cũng bớt trọng vọng vào việc du học nên bây giờ du học sinh TQ giảm so với trước. Muốn tự tin, tự tôn không còn cách nào khác là đất nước phải giàu mạnh. Mình thấy nhiều người giàu trong nước kiểu như nô lệ vào giáo dục nước ngoài, họ cố tìm cách cho con du học bằng mọi cách chứ họ cũng chưa biết tốt như thế nào. Sự thành công của phương Tây có thể xuất phát từ văn hóa, chế độ chính trị xã hội, hoặc phẩm chất nội tại của người phương tây... rất khó nói. Ví dụ như VN duy trì chế độ bao cấp như những năm 80 mà không đổi mới thì cũng không biết hiện nay như thế nào.
 

Rô-Ron

Xe điện
Biển số
OF-50460
Ngày cấp bằng
8/11/09
Số km
2,417
Động cơ
477,069 Mã lực
Sự thành công mình nghĩ do kinh tế nữa. Kinh tế phát triển, đất nước giàu mạnh thì tự nhiên sẽ có nhiều người tài, nhiều người thành công. Mình cũng học nước ngoài rồi, nói chung có cơ hội đi cho biết cũng tốt còn không thì học trong nước cũng tốt, không còn quá quan trọng như những người trong nước chưa từng du học hay chưa từng sống ở nước ngoài nghĩ. Bây giờ TQ phát triển rồi, họ cũng bớt trọng vọng vào việc du học nên bây giờ du học sinh TQ giảm so với trước. Muốn tự tin, tự tôn không còn cách nào khác là đất nước phải giàu mạnh. Mình thấy nhiều người giàu trong nước kiểu như nô lệ vào giáo dục nước ngoài, họ cố tìm cách cho con du học bằng mọi cách chứ họ cũng chưa biết tốt như thế nào. Sự thành công của phương Tây có thể xuất phát từ văn hóa, chế độ chính trị xã hội, hoặc phẩm chất nội tại của người phương tây... rất khó nói. Ví dụ như VN duy trì chế độ bao cấp như những năm 80 mà không đổi mới thì cũng không biết hiện nay như thế nào.
Em thì chưa được học tây bao giờ nhưng em cảm nhận là họ kinh tế tốt và phát triển tốt tức là hệ giá trị của họ chọn đúng hơn mình!
Một cái em thấy rõ nhất là :
VN ta chọn hệ giá trị trong phát triển là Manage, thể hiện bằng các mệnh lệnh hành chính trong điều hành. Và khả năng của ta chỉ dừng lại ở chữ manage ( tức là dùng quyền lực, dùng quy định để lãnh đạo con người).
Tây dùng hệ giá trị của Leader ship để lãnh đạo thể hiện trong điều hành bằng cách các mặt của kinh tế tự tác động vào nhau để phát triển. Họ ko thô thiển can thiệp bằng các mệnh lệnh hành chính. Họ lãnh đạo con người bằng chính sức ảnh hưởng của người dẫn đầu. Sức ảnh hưởng này mới giúp sự vận hành coherent trong cả 1 hệ thống làm đất nước phát triển mà ko bị thằng làm thằng phá như ở ta cụ ạ!
 

Mytv

Xe điện
Biển số
OF-825578
Ngày cấp bằng
29/1/23
Số km
3,935
Động cơ
353,040 Mã lực
Trước khi cho thằng thứ 2 đi học em lo y như cụ. Em phải bảo với nó là cứ đi đi, nếu sang đó học thấy chán quá, áp lực quá thì ko cần phải cố. Bỏ học về VN làm lại từ đầu mẹ vẫn happy. May quá mọi sự lo lắng của em là thừa.
Đúng là m lo nhiều quá đâm thừa chị ạ.
Bé thứ 2 nhà chị tuyệt quá. A nó giỏi rồi nhưng e oánh giá cu e này còn hơn nhiều. Ở vị trí bậc làm cha mẹ thấy con chọn con đường vất vả vậy cũng lo lắng. Nhưng học y lại dễ ở lại hơn. E có cô e họ. Lấy ck đang là bsi bên đó. Ck nó sang học từ phổ thông. Công việc, thu nhập nghe kể mà thích mê chị ạ.
Cụ k phải lo đâu, mình nói chuyện với con và cảm nhận sẽ biết con có hợp hay k. Còn về thì có như xưa chỉ có trường công đâu mà dở dang. Trước khi đi em cũng tính tình huống con k hợp thì sao rồi. E đã liên hệ với mấy trường có hệ QT, họ nói có nhận con quay về và k phải học lùi 1 năm. Ngoài ra nếu con thích học ĐH luôn thì e định cho vào học Foundation của RMit và họ nói cũng có nhận đấy ah. Quan điểm của e là k đứng nhìn rồi sợ, cứ phải hành động, sai chỗ nào sửa chỗ đó, và có nhiều tình huống đặt ra để nếu có rơi vào tình huống xấu nhất mình cũng có phương án tốt nhất cho con. Cụ cứ mạnh mẽ lên, e thật e chỉ thấy tốn kém chút thôi, nếu kinh tế k phải là vấn đề thì đúng là quá tuyệt vời. Bảo sao mà kiếm dc bao tiền tiết kiệm đổ hêt vào giáo dục, mang tiền làm giàu cho nước khác, nhưng đúng là cách giáo dục ở VN k thể có được. Họ khuyến khích trẻ phát huy tối đa năng lực của chúng, đấy là điều e nhận thấy khi con du học, ở VN thì tiềm năng của con k được khai phá hết. Con e ở nhà toàn k làm hết bài tập về nhà cô giao, mà sang đây tự học, tự tìm tòi, tự xin bài thầy cô làm thêm, và nói với mẹ là k cần phải đi học thêm ở đâu cả, con tự học là được (khi e ngỏ ý có cần luyện thêm SAT k)
Hehe. Sao đôi m suy nghĩ giống nhau đến thế cơ chứ. Không sai lấy 1 li. :">:x
Tớ chuẩn bị hết mọi phương án rồi. Học được, theo được thì tiếp tục. Ko học đc về nước lúc nào cũng có học bổng (bomechi). Tớ cũng chả giàu có nhiều xèng j nhưng nếu con thích tớ sẵn sàng bán nhà cho con học hành. Với tớ học trong nc cũng tốt, thậm chí tớ thấy học trong nc còn có những lợi thế nhất định cho công việc sau này. Nhưng đi du học thì con sẽ có những trải nghiệm mà học trong nc ko bao h có. :D
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
23,225
Động cơ
644,118 Mã lực
Quan trọng nhất vẫn là năng lực của trẻ. Ở chỗ em có nhà cho 2 đứa con du học Mỹ từ THPT nhưng 1 đứa thành công, 1 đứa thất bại.
 

caisua

Xe lăn
Biển số
OF-13244
Ngày cấp bằng
17/2/08
Số km
12,886
Động cơ
502,435 Mã lực
Em cũng chỉ mong như này cụ ạ, nhưng lại không biết mình có hạn chế ước mơ của con, không cho chúng bay nhảy trước bầu trời tự do không
Cứ học RMIT xong rồi thích thì cho đi cao học là thỏa ước mơ rồi, muộn hơn chút mà yên tâm, nó cũng đỡ khổ khi còn đang quá nhỏ
 

xetaudoidau

Xe tăng
Biển số
OF-107576
Ngày cấp bằng
3/8/11
Số km
1,821
Động cơ
389,238 Mã lực
Kính chào các cụ mợ. Như tiêu đề thớt, em khá là băn khoăn về việc có nên cho con đi du học THPT. Sơ qua về bạn nhà e như sau: Cháu trai sinh năm 2008, hiện đang học 1 trường top 10 của HN, học lực khá, đang dự định đi du học THPT ở 1 nước Bắc Âu. Con sẽ học bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Anh. Em khá lo lắng vì con còn khá nhỏ và sang 1 nước với môi trường sống, khí hậu hoàn toàn khác liệu có thể thích nghi. Em xin lắng nghe ý kiến của các cụ mợ chia sẻ. Em xin cảm ơn nhiều ạ
Thực ra phân tích kĩ thì có cái lợi và cái chưa ổn Cụ ạ. Lợi là cháu nó tiếp xúc sớm được với mt nước bạn, từ văn hóa, phong tục, đến thói quen học tập, làm việc. Ngược lại, vì tuổi còn hơi nhỏ, nếu bản thân không tự lập được thì sẽ shock một thời gian đầu, cũng như chưa đủ "chín" và xa vòng tay bố mẹ nên có thể có những hướng phát triển lệch so với mong muốn ban đầu của cha mẹ. Cá nhân em cũng có cơ hội đi học nc ngoài, em thấy để mà nói thì độ "chín" để du học thì phải là đã tốt nghiệp ĐH ở VN (tuy nhiên thì lúc đó sẽ hơi muộn để bắt kịp với trình độ nghiên cứu, kiến thức ở bên nước bạn).
 

PhongFood

Xe điện
Biển số
OF-809410
Ngày cấp bằng
25/3/22
Số km
3,690
Động cơ
139,840 Mã lực
Nơi ở
Lầu Năm Góc
Con e ở nhà tắm bà còn lấy sẵn quần áo cho. Cơm bà lấy theo phần . Đi học bố đưa đón. Thiếu j bảo bố mua hộ. Tiền ko biết tiêu... Nói chung ko khác gà công nghiệp. 3 tháng sau khi đi học đã tự lập thích nghi được hoàn toàn cuộc sống xa gia đình. Con e đi từ đầu lớp 9 ạ.

E từng lo lắng con ko thích nghi dc phải quay về. Nhưng đến h điều đó là thừa. Trẻ con thích nghi rất nhanh với môi trường mới cụ ạ.
E nghĩ tuỳ con, với con nhà e thì là một quyết đinh đúng đắn, con trưởng thành và thay đổi ngoạn mục so với ở VN. Đọc những nhận xét của thây cô e ngạc nhiên k tin đó là con mình. Từ đứa trẻ k chăm học và ý thức chưa cao con trở nên chăm chỉ, quyết tâm và trở thành một trong những hs xuất sắc của trường. Từ đó con rất tự tin vào bản thân và trưởng thành hơn rất nhiều. E k biết họ giáo dục kiểu gì hay xa nhà nên con thay đổi. Nếu có điều kiện kinh tế e sẽ tiếp tục cho bạn bé đi theo con đường của a, con e hơn con cụ 1 tuổi, mới đi năm ngoái.
E nghĩ cụ cứ cho con đi và nghe ngóng, nếu k ổn thì lại về k sao cả.
Ở nhà với mẹ thì đến 5-60 tuổi các cụ vẫn coi là con. K bao giờ lớn! :D
 

minhtallica

Xe buýt
Biển số
OF-67015
Ngày cấp bằng
23/6/10
Số km
910
Động cơ
972,769 Mã lực
......
Sơ qua về bạn nhà e như sau: Cháu trai sinh năm 2008, hiện đang học 1 trường top 10 của HN, học lực khá, đang dự định đi du học THPT ở 1 nước Bắc Âu. Con sẽ học bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Anh.
.....
Thông thường các nước Bắc Âu không kinh doanh giáo dục nên nếu du học ở đó - nhất là học phổ thông - thì chắc chắn phải hòa nhập tốt với cuộc sống/xã hội mới có thể đạt kết quả tốt được.

Như cụ/mợ đã trình bày, theo em hiểu cháu nhà cụ đã có sự chuẩn bị về ngoại ngữ nước bản địa ở một mức độ nhất định và chắc gia đình cũng có một số quan hệ trợ giúp nhất định cho cháu khi sang du học từ cấp độ THPT. Chứ nếu không, du học ở Bắc Âu từ THPT là rất vất vả nếu "đơn thương độc mã" tự lập hết.

Kinh nghiệm cá nhân của em (cũng vốn là du học sinh tại 1 nước cận Bắc Âu 😜 ) cho thấy, nếu sang đó, cháu trải qua được mùa đông đầu tiên mà thấy OK thì chắc sẽ ổn! 😊 Mùa đông ở đó sẽ khắc nghiệt, băng tuyết phủ trắng, rất lạnh và đơn điệu vô cùng khi mới 4h chiều đã tối mịt mù...

Vậy nên nếu cháu nhà cụ/mợ muốn du học ngay từ THPT tại Bắc Âu, theo thiển ý của em, ngoài yếu tố mối quan hệ, ngôn ngữ như đã nói trên, cháu nên có những điểm mạnh sau:
1. Sức khỏe, độ lỳ/dẻo dai để thích nghi.
2. Khả năng tương tác xã hội, bạn bè tốt (cái này bọn gen Z yếu bởi chúng suốt ngày cắm mặt vào mạng... 😊 ).
3. Độ gắn bó với gia đình tốt ( để bố mẹ còn có cơ hội trao đổi, theo dõi tư vấn giúp đỡ, nhiều đứa xuất khỏi gia đình vài tháng là ngại chat với bố mẹ và dần dần xa cách!)
Đại loại là vậy ạ! 😊
(P/S: trong số các nước Bắc Âu thì du học ở Phần Lan đ/v người Việt có vẻ hot nhất! 😊 )
 

Aminakie

Xe hơi
Biển số
OF-629267
Ngày cấp bằng
5/4/19
Số km
132
Động cơ
115,634 Mã lực
Em không biết bao cụ trong thớt này đã từng đi du học, hay liệu có hiểu rõ về chương trình giáo dục của nước ngoài trước khi đẩy con đi du học càng sớm, càng tốt.

Về vấn để tình cảm, con đi du học sớm giống như mình mất đi đứa con vậy. Thời gian con trưởng thành nó không ở bên mình, nó sẽ sống ở thế giới khác, các cụ sẽ sống ở thế giới khác, có đứa vài tuần nó hỏi thăm một lần, có đứa vài tháng hỏi thăm một lần. Với những trẻ định cư ở nước ngoài, đa phần là cha mẹ ở Việt Nam, con ở nước ngoài, vài năm nó lại về thăm một lần.

Về giáo dục, trẻ cảm thấy nó được bay nhảy sớm thì nó vui, chương trình học thì nhẹ nhàng hơn ở Việt Nam và không áp lực thi cử nên được chơi nhiều. Ở nước ngoài tư duy nó ko giống người Việt, cấp 3 nó không áp đặt phải học nhiều mà nó chỉ mang tính chất phổ cập, sau khi hết cấp 3, nhiều đứa trẻ không thích học sẽ chuyển sang học nghề, đứa nào thích học mới chuyển lên ĐH. Những đứa nào giỏi hẳn thì nó sẽ nộp hồ sơ vào trường điểm, nơi mà sự cạnh tranh khốc liệt hơn và chỉ những học sinh xuất sắc hơn mới được vào học.

Cấp 3 do nó chỉ là phổ cập nên thượng vàng hạ cám, đủ kiểu học sinh trong đó. Con các cụ tất nhiên sẽ có tỉ lệ nhất định bị bắt nạt, phân biệt chủng tộc. Lúc e còn học ĐH ở Pháp, có thằng e học cấp 3 bên đó, thằng này cũng cao to, khoảng 1m8, nghe nó khoe chiến tích đấm nhau với mấy thằng khinh thường, bắt nạt nó. Nghe nó nói chuyện thì thấy bọn cấp 3 thấy láo nháo mà ĐH thì đa phần dễ chịu. Về sau e nghiệm ra bọn không thích học thì sau cấp 3 nó đi làm cái khác hết rồi.

E cho con em tiếp xúc tiếng Anh sớm, giờ cháu 6 tuổi nhưng tiếng Anh đã như gió rồi. Nhiều người biết e cứ hỏi e định cho con đi du học à. Em trả lời là không, cái gì đến nó sẽ đến, nếu con e có cơ hội và cháu muốn đi thì cháu cứ đi, chứ e không định hướng du học gì cả.

Với nhiều trẻ, nhà tù lớn nhất chính là gia đình cháu. Bao năm sống dưới sự áp đặt của cha mẹ, khi được thả ra sống thoải mái theo ý mình, lại có trợ cấp thì đứa nào chả vui, tuy nhiên có trẻ trầm mê chơi bời, có trẻ chịu học chịu làm những điều này phần nhiều là do tính cách đã định hình sẵn bên trong trẻ rồi. Nếu cha mẹ cởi mở thì ngày nay thế giới phẳng rồi, không nhất thiết phải đi học xa để học tập tri thức mới. Rèn luyện con tính kiên trì và kĩ năng học hỏi thì ắt sẽ thành công thôi.
 

zonet

Xe tăng
Biển số
OF-586
Ngày cấp bằng
1/7/06
Số km
1,372
Động cơ
589,859 Mã lực
Theo em thì cũng nên có thời gian sống ở nước ngoài, du học hoặc làm việc cũng được. Sống mới trải nghiệm, hiểu được văn hóa, môi trường, những thứ mà phải sống mới hiểu được, còn du lịch chỉ thấy được lớp bề ngoài thôi.
Cá nhân em ko thích Bắc Âu, vì nó buồn lắm, đặc biệt đứa hướng nội nên tránh Bắc Âu. E có đứa bạn sang Phần Lan, giờ tự kỉ, nhưng lại cũng ko về VN, vẫn quanh quẩn bên đấy. Hồi cấp 3, nó thuộc dạng chín chắn nhất lớp, giờ nói chuyện lại, nhiều vấn đề xã hội, tư duy kém hơn lớp nhiều.
Mặt bằng chung thì team bạn em đi du học đang có cuộc sống tốt hơn team ở VN. Nhưng team ở VN lại có những thành phần đột phá như bạn Trung, founder của Axie Infinity https://vietnamnet.vn/ceo-axie-infinity-noi-toi-la-ti-phu-do-la-khong-chinh-xac-759917.html
Nếu đi từ cấp 3 mà thích nghi được thì độ chín chắn, năng động sẽ cao lắm, giống với công dân nước đấy, công dân toàn cầu luôn. Nếu thất bại, hậu quả khá nặng.
Nên quan trọng nhất là đánh giá tính cách của con, kiến thức ko quan trọng lắm, vì dân VN mà kiếm được suất đi thì yên tâm rất dễ nằm trong top của trường hoặc hơn nữa về mặt học hành, hỗ trợ cho con sang chỉ phải học và tham gia các hoạt động xã hội thôi, kèm đường lui, con ko thích thì về, ko sao cả, sang cùng con 1-2 tháng đầu thì tốt, tiện đi chơi luôn, yên tâm hơn.
Em cũng muốn sau con em đi du học, nhưng phải ở cấp đh, sau đh, ko mặn mà gì cấp 3, trừ trường hợp nó rất năng động.
Em thì thấy tha hương chả bao giờ thực sự hạnh phúc, chưa kể thành đạt khi tha hương cực khó vì người local họ có sẵn lợi thế hơn nhiều rồi. Ý này em vừa xem trên Youtube, video của 1 em đang sống ở Anh và có bác nào đó comment như vậy.

Em có ông chú họ sống ở London, nhiều năm nay ông ấy tự chơi cờ tướng 1 mình quen rồi.

IMG_4787.jpeg
 

danleduc

Xe container
Biển số
OF-727286
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
5,359
Động cơ
756,722 Mã lực
Theo ý kiến cá nhân em thì không nên cho con du học từ bậc THPT.
Vì lứa tuổi này hãy để các con vui chơi, có bạn, có bè, có 1 ngôi trường ở VN để tương lai các con có " 1 thời để nhớ ". :))
 

trungduong2211

Xe điện
Biển số
OF-48358
Ngày cấp bằng
10/10/09
Số km
2,319
Động cơ
32,545 Mã lực
Kính chào các cụ mợ. Như tiêu đề thớt, em khá là băn khoăn về việc có nên cho con đi du học THPT. Sơ qua về bạn nhà e như sau: Cháu trai sinh năm 2008, hiện đang học 1 trường top 10 của HN, học lực khá, đang dự định đi du học THPT ở 1 nước Bắc Âu. Con sẽ học bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Anh. Em khá lo lắng vì con còn khá nhỏ và sang 1 nước với môi trường sống, khí hậu hoàn toàn khác liệu có thể thích nghi. Em xin lắng nghe ý kiến của các cụ mợ chia sẻ. Em xin cảm ơn nhiều ạ
Bắc Âu lạnh lẽo cô quạnh khắc nghiệt lắm, có người thân bên đó sang ở cùng còn đỡ. Chứ một thân một mình cháu nó mới mười mấy tuổi đầu phải nỗ lực chống đỡ thích nghi, kể cả tính cách năng động cũng vất vả. Nếu cháu nó thích du học bay nhảy, cứ đặt điều kiện cho cháu nó ap được học bổng thì du học, cho nó có trách nhiệm với chính mình, tự nỗ lực với mục tiêu của mình.
F1 lớn nhà em cũng du học, cháu nó tự đặt mục tiêu từ cấp 2, chưa tốt nghiệp cấp 3 đã ap được học bổng 100% 4 năm trường top 5 của Hàn, tuy là Hàn nhưng cũng là thỏa mộng của cháu. Sang đó học cả bằng tiếng Anh, tiếng Hàn đều k vấn đề gì, điểm lúc nào cũng A, A+, năm nào cũng được lĩnh thưởng sv xuất sắc của trường, hết năm 2 là học gần hết tín chỉ bằng 1 đúng ra phải trong 4 năm, trường cho tiếp học bổng bằng 2. Ngoài học thì vẫn tham gia các hoạt động ngoại khóa quốc tế, tình nguyện, giao lưu văn hóa cả ở trong và ngoài trường. Thành tích, năng động vậy nhưng đi xin thực tập rất khó, bên họ ưu tiên cho người bản địa hơn. Rồi mới đầu định hướng ra trường đi Tây Âu làm đôi năm lấy kinh nghiệm xong về nước. Nhưng cháu nó thấy Tây Âu giờ cũng rất khó khăn việc làm. Nên năm nay f1 nhỏ vào đh thì nó khuyên thẳng học đại học trong nước rồi du học thạc sĩ sau chứ k đi từ đại học. Giờ F1 nhỏ đang ap Bách Khoa, vui vẻ chờ đi du học sau đôi năm hoặc khi học xong đại học.
Nhà em thì được cái gia đình gắn bó, trò chuyện tương tác thường xuyên từ bé nên con cái luôn cởi mở với bố mẹ. Cháu lớn đi học mấy năm rồi nhưng tuần nào cũng gọi điện nt về trò chuyện chia sẻ. Thèm món ăn Việt, nghỉ hè nghỉ Tết là bay về ngay.
 

lanhchuachaplin

Xe điện
Biển số
OF-98927
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
2,998
Động cơ
422,476 Mã lực
Nơi ở
❤❤❤-----Người giời-----❤❤❤
Em thì thấy tha hương chả bao giờ thực sự hạnh phúc, chưa kể thành đạt khi tha hương cực khó vì người local họ có sẵn lợi thế hơn nhiều rồi. Ý này em vừa xem trên Youtube, video của 1 em đang sống ở Anh và có bác nào đó comment như vậy.

Em có ông chú họ sống ở London, nhiều năm nay ông ấy tự chơi cờ tướng 1 mình quen rồi.

IMG_4787.jpeg
Thực ra cũng vẫn có những người thấy hạnh phúc, nhất là nhóm đi sớm từ cấp 2, 3. Đôi khi nó là cảm giác bị kẹt, ở lại thì thấy thiếu cái gì đó, mà về nước thì đánh đổi nhiều thứ. Đa số bạn em giờ phân vân giữa ở lại, về VN hay sang nước khác, và ko thấy lựa chọn nào là hoàn hảo. Em thuộc nhóm lúc nào cũng muốn về, và em về sớm. Giờ em cũng ko muốn đi đâu, quê e HN, chắc e cũng sẽ ở đây mãi luôn.
 

Hondamuitran

Xe đạp
Biển số
OF-107964
Ngày cấp bằng
6/8/11
Số km
47
Động cơ
390,505 Mã lực
Thông thường các nước Bắc Âu không kinh doanh giáo dục nên nếu du học ở đó - nhất là học phổ thông - thì chắc chắn phải hòa nhập tốt với cuộc sống/xã hội mới có thể đạt kết quả tốt được.

Như cụ/mợ đã trình bày, theo em hiểu cháu nhà cụ đã có sự chuẩn bị về ngoại ngữ nước bản địa ở một mức độ nhất định và chắc gia đình cũng có một số quan hệ trợ giúp nhất định cho cháu khi sang du học từ cấp độ THPT. Chứ nếu không, du học ở Bắc Âu từ THPT là rất vất vả nếu "đơn thương độc mã" tự lập hết.

Kinh nghiệm cá nhân của em (cũng vốn là du học sinh tại 1 nước cận Bắc Âu 😜 ) cho thấy, nếu sang đó, cháu trải qua được mùa đông đầu tiên mà thấy OK thì chắc sẽ ổn! 😊 Mùa đông ở đó sẽ khắc nghiệt, băng tuyết phủ trắng, rất lạnh và đơn điệu vô cùng khi mới 4h chiều đã tối mịt mù...

Vậy nên nếu cháu nhà cụ/mợ muốn du học ngay từ THPT tại Bắc Âu, theo thiển ý của em, ngoài yếu tố mối quan hệ, ngôn ngữ như đã nói trên, cháu nên có những điểm mạnh sau:
1. Sức khỏe, độ lỳ/dẻo dai để thích nghi.
2. Khả năng tương tác xã hội, bạn bè tốt (cái này bọn gen Z yếu bởi chúng suốt ngày cắm mặt vào mạng... 😊 ).
3. Độ gắn bó với gia đình tốt ( để bố mẹ còn có cơ hội trao đổi, theo dõi tư vấn giúp đỡ, nhiều đứa xuất khỏi gia đình vài tháng là ngại chat với bố mẹ và dần dần xa cách!)
Đại loại là vậy ạ! 😊
(P/S: trong số các nước Bắc Âu thì du học ở Phần Lan đ/v người Việt có vẻ hot nhất! 😊 )
Cụ/mợ phân tích rất thấu đáo, cảm ơn cụ/ mợ rất nhiều ạ
 

Hondamuitran

Xe đạp
Biển số
OF-107964
Ngày cấp bằng
6/8/11
Số km
47
Động cơ
390,505 Mã lực
.......................................

Về vấn để tình cảm, con đi du học sớm giống như mình mất đi đứa con vậy. Thời gian con trưởng thành nó không ở bên mình, nó sẽ sống ở thế giới khác, các cụ sẽ sống ở thế giới khác, có đứa vài tuần nó hỏi thăm một lần, có đứa vài tháng hỏi thăm một lần. Với những trẻ định cư ở nước ngoài, đa phần là cha mẹ ở Việt Nam, con ở nước ngoài, vài năm nó lại về thăm một lần.
...............................................................
Đoạn này em thấy đúng, bạn em có đứa cho con đi du học Mỹ bậc Đại học mà ngày Tết nó gửi thư về chúc Tết bố mẹ chứ không gọi điện chúc Tết, nên em cũng thấy lo lo là
 

Hoangvan22

Xe tải
Biển số
OF-812529
Ngày cấp bằng
15/5/22
Số km
484
Động cơ
7,526 Mã lực
Không hiểu vì sao nhiều cụ mợ sợ mất con thế nhỉ? Cái tính đòi quyền sở hữu con, đòi có đứa để sai bảo dạ vâng, có đứa để hỏi han thăm nom tinh thần vật chất của mình, lại còn kiểu nối dòng nối dõi lo hương hoả nữa chứ, là cái thuộc tính cố hữu của dân Việt, không khai phóng nổi.
 

Minhnd

Xe container
Biển số
OF-110095
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
5,972
Động cơ
1,057,484 Mã lực
Gia đình là quan trọng nhất. Cho các cháu đi du học sớm quá có sợ làm mất đi mối liên hệ với các thành viên trong gia đình hay không cũng là việc nên cân nhắc.
Cháu muốn F1 học đại học ở VN xong rồi đi học cao học hay NCS ở nước ngoài.
 

Demchinhhang.net

Xe container
Biển số
OF-111
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
8,392
Động cơ
540,125 Mã lực
Về mặt lý rhuyeets rhid
Nếu f1 nhà cụ tính hướng ngoại, năng động thì đi từ cấp 3 cũng được.
Còn nếu hướng nội thì ko nên đi, nhất là Bắc Âu.
Em từng học đh 1 trường top 20-30 thế giới, theo em đánh giá thì năng lực đội đi từ cấp 3 với đội đi từ đh ngang nhau.
Mà nhìn chung thì ko cần thiết đi từ cấp 3, định hướng lên đh đi sau hay hơn.
Về mặt lý thuyết thì đi từ cấp 3 khả năng học xong về làm việc ở VN sẽ ít nhậy hơn sau khi hết cấp 3 mới đi.
 

danleduc

Xe container
Biển số
OF-727286
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
5,359
Động cơ
756,722 Mã lực
Em thì lại thấy giáo dục nước ngoài rất khác với giáo dục của ta ạ.
Các bạn nước ngoài ko giỏi toán lý hoá. Thi SAT điểm thấp hơn dân ta nhưng đó chỉ là những kiến thức rất sơ khai của phát triển con người và hoàn toàn có thể nhờ vào máy tính hay AI trợ giúp. Giáo dục Tây họ tập trung vào khả năng Team work, leader ship và khả năng research ạ! Những cái này làm phát triển con người toàn diện và tạo khả năng dễ thích nghi.
Các bạn team work tốt, leader ship tốt ( sức ảnh hưởng) và khả năn research tốt ( khả năng tự học ) thì sẽ thành công ở bất kỳ môi trường nào.
Toán lý hoá ko có ý nghĩa gì đâu ah.
Bọn Tây nó không giỏi Toán lý thuyết (do không luyện lò để thi thố....), nhưng Toán ứng dụng nó lại giỏi...Đó là các nhân tài lập trình ở các tập đoàn công nghệ như Google, Meta, Microsoft ....đó. :))
Lĩnh vực Lý, Hóa cũng vậy.
Các cụ cứ xem lịch sử giải Nobel Lý, Hóa xem, những người đoạt giải phần lớn là dân Tây Âu, Mỹ. :))

VN cứ vỗ ngực tự hào rằng học sinh VN giỏi Toán, Lý, Hóa....nhưng có mỗi Ngô Bảo Châu đoạt giải Fields Toán ( nhưng học ở Pháp từ bé), và chưa 1 ai đoạt giải Nobel Vật lý hay Nobel Hóa học cả. :))
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top