- Biển số
- OF-17649
- Ngày cấp bằng
- 20/6/08
- Số km
- 2,314
- Động cơ
- 525,743 Mã lực
thé mài mới phải học nháLắc mông có khó không và làm thế nào để lắc mông cả ngày mà không mệt như mài
thé mài mới phải học nháLắc mông có khó không và làm thế nào để lắc mông cả ngày mà không mệt như mài
Nếu là chuyện này thì mèo cũng xê ra luôn đichuyện dì hả
Em tham gia một khoá rồi nhưng vẫn chưa làm đúng thế được. Cụ mua ở đâu quyển đó thế, hôm tham gia vì đoạn sau nghe chán quá nên em về trước.Kụ ra mua quyển Kỷ luật không nước mắt, đọc hay phết
Em cũng giống cụ đó.Em còn học cả lớp đào tạo về kỷ luật không nước mắt nhưng vẫn không thể không dùng roi khi bé quá đà giới hạn được, tuy nhiên em cũng cố gắng hạn chế dùng roi. Thường sau mỗi lần roi thì khóc và sau khi hết khóc lại ngoan và đáng yêu, lúc này mình lại thấy thương cơ
Mặc dù ít dùng roi nhưng khi đã dùng thì đau luôn, ko có kiểu roi giả vờ
Cái này thì em làm tốt, nhưng Gấu thì chưa kiềm chế được, vẫn hay đánh linh tinh.À, nguyên tắc oánh con thì các cụ cần nhớ : tốt nhất là oánh con với 1 cái tâm tĩnh một chút nhé.
Nghĩa là, oánh con trong trạng thái nhận thức được đây là để dạy con, chứ không phải để giải tỏa bực bội của phụ huynh nhé. Cụ nào mà cục súc, tính cục cằn hay tức giận thì nhìn chung oánh con chỉ để giải tỏa cơn bực tức. Lúc đó việc oánh con sẽ không có hiệu quả giáo dục đâu.
Nên oánh con có mức độ, tốt nhất oánh vào mông nó, và khi oánh nó phải nhận thức được đây là giáo dục nó, cái đầu phải tĩnh và lạnh. Lúc đó, việc oánh con sẽ góp phần tích cực vào giáo dục kỷ luật cho con. Còn nếu oánh con trong trạng thái stress, tức giận, cốt chỉ để giải tỏa cơn bực bội thì việc oánh con như vậy nhìn chung không có hiệu quả giáo dục cao đâu.
Chúc mừng cụ, nhưng không được dùng mắc áo, phải kiếm cái roi cho đúng gia pháp.Em cũng hướng cho F1 nhà em như cụ chủ, nhưng cũng không tránh khỏi lúc cáu quá nện cho 1 mắc áo vào mông. Nhưng chỉ tuyệt đối 1 cái vào mông thôi. F1 nhà em được 20 tháng nhưng trộm vía ngoan và nghe lời lắm. Biết sợ khi bố cáu, biết tự lập, biết tự đứng dậy khi ngã và không dám khóc khi biết do mình. Tuyệt đối em không cho phép nũng nịu. Nếu ku cậu làm sai gì em chỉ cần nói ra đứng dựa vào tường khoanh tay vào là tuyệt đối không dám cãi lời đứng im bao giờ em cho nghỉ mới thôi. hihi. yêu và thương lắm nhưng sợ sau này nó hư đành phải rèn từ nhỏ.
Gấu nhà em cũng hay máu chó, nhưng đánh nhẹ thôi. Còn em đã đánh là phải ra đánh mặc dù có tuyên bố 3 roi và chỉ đánh tối đa 2 roi là cùng.Gấu nhà em thỉnh thoảng cáu quá, đánh cháu ko đúng quy định, em cũng bực lắm. Tối đến đều thủ thỉ để Gấu hiểu, mình đánh con là để dạy con tốt chứ ko phải để con cứ thấy bố mẹ vung roi là sợ.
Chú lại học theo cách thằng anh chú rồi.nhà em có truyền thống từ thời bố mẹ em và bố mẹ vợ em đều rèn con cái bằng cách Yêu cho roi cho vọt và cá không ăn muối cá ươn.
Lớn lên em tự cho mình là ngoan ngoãn và cả vợ em cũng thế ạ. (tất cả mọi thứ đều ngoan trừ một số thứ ko ngoan ạ)
Khi có con, em học cách dậy của người Nhật: để cho cháu tự chủ trong cuộc sống như việc ăn uống ngủ nghỉ, học hành và tắm rửa. cháu đều tự làm theo lứa tuổi của cháu. Nhưng có điều e ko học được cách dậy của người Nhật là ko đánh con. Khi con làm sai hoặc cố tình làm sai em và vợ đều đánh con và phân tích cho con hiểu, cháu đều tỏ ra biết lỗi và tiến bộ rất nhiều.
Mọi người đến nhà em chơi đều rất sướng vì thấy con nhà em giỏi ăn nói, tự lập. Nhưng khi hỏi đến cách dậy con thì nhiều người lại phản đối.
Em lập thớt này xin thêm ý kiến các cụ mợ, như thế nào là đúng ạ.
Nếu là chuyện này thì mèo cũng xê ra luôn đi
lúc nào cụ đạt cảnh giới vợ ở nhà trông con hoàn toàn thì mới đạt đc như Nhật.nhà em có truyền thống từ thời bố mẹ em và bố mẹ vợ em đều rèn con cái bằng cách Yêu cho roi cho vọt và cá không ăn muối cá ươn.
Lớn lên em tự cho mình là ngoan ngoãn và cả vợ em cũng thế ạ. (tất cả mọi thứ đều ngoan trừ một số thứ ko ngoan ạ)
Khi có con, em học cách dậy của người Nhật: để cho cháu tự chủ trong cuộc sống như việc ăn uống ngủ nghỉ, học hành và tắm rửa. cháu đều tự làm theo lứa tuổi của cháu. Nhưng có điều e ko học được cách dậy của người Nhật là ko đánh con. Khi con làm sai hoặc cố tình làm sai em và vợ đều đánh con và phân tích cho con hiểu, cháu đều tỏ ra biết lỗi và tiến bộ rất nhiều.
Mọi người đến nhà em chơi đều rất sướng vì thấy con nhà em giỏi ăn nói, tự lập. Nhưng khi hỏi đến cách dậy con thì nhiều người lại phản đối.
Em lập thớt này xin thêm ý kiến các cụ mợ, như thế nào là đúng ạ.
Tóm lại là cũng còn tùy từng hoàn cảnh, tùy từng bản thân đứa trẻ nữa cụ nhể.Thớt này làm em nhớ bố mẹ quá, nhớ những trận đòn cho em nên người. Vừa tổng kiểm tra lại cơ thể thì rất nhiều sẹo vẫn còn nhìn thấy được, đặc biệt là ở vòng 3, chi chít luôn. Em là em ủng hộ cách trừng phạt tàn bạo này, miễn là đánh đúng tội, và khuyên giải đi kèm, chứ không phải vì bực mình lên mà đánh.
Em nhớ nhất là những trận đòn do chửi bậy, nói thật là nhà em gần chợ Ngô Sỹ Liên, xóm Dân Chủ, cách đây 20 năm nó là ổ tệ nạn hàng đầu Hà Nội, em thấy người ta nói thế thì em cũng nói, chứ còn bé tí đâu có biết nghĩa của những từ đó. Đánh cho sưng vêu hết cả mồm, máu chảy như xem phim chưởng ngày xưa, nhưng vì thế mà giờ mọi người đều bảo em có khiếu ăn nói. Nhưng cũng có lần em bị đánh oan ạ, lần đó em với một thằng nhỏ hơn cùng xóm "giả vờ" đánh nhau, bắt chước phim Bao Công, thi triển các đòn thế, tung chưởng. Bố em đi làm về đứng từ xa, trông ông con mình đang đánh một thằng nhỏ hơn, đấm nó một phát mà bay cả người (đang diễn mà). Bố em chẳng nói chẳng rằng, ra vít tóc lôi xềnh xệch về nhà, trận đấy đau nhất đời luôn, vì tội lớn bắt nạt bé, lại còn đánh nó dã man quá (bố em không biết là em với nó đang đánh giả thôi). Hai bố con sang tận nhà cậu bé đấy, bắt em khoanh tay xin lỗi, mà mồm thì đang ăn trầu rồi, tội đánh nhau thì ít, nhưng vì tội "lớn bắt nạt bé" là chính, bố em dạy là không được đánh người yếu hơn mình. Còn nếu nó đánh mình, hay gây sự, thì về mách bố hoặc cô giáo, mách ba lần nó vẫn không chịu tha cho, thì được đánh thoải mái, đánh hết sức có thể, lúc đấy là đánh đúng luật. Em ủng hộ việc đánh con kết hợp răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung. Chẳng có gì nhanh thấm bằng đòn roi. Còn bảo đứa trẻ dưới 10 tuổi nó "nghĩ" thì em thấy hơi viễn tưởng, vì nó chẳng biết gì ngoài đồ chơi với phim hoạt hình cả. Còn nề nếp sinh hoạt thì hướng dẫn theo nguyên tắc thôi. Ví dụ ngày đánh răng ít nhất hai lần, đánh một mặt của răng 20 lần (giờ khi đánh răng em vẫn đếm), vì trẻ con nó đâu biêt thế nào là sạch, thế nào là sâu răng, thôi thì cứ chải 20 lần mỗi mặt răng thì được cho là sạch, sau đó súc miệng nước muối. Ngủ dậy gấp gọn chăn màn, không gấp thì phạt gấp cả tủ quần áo, bố em dỡ cả tủ quần áo vứt vào đống chăn màn chưa gấp đấy. Xem xong thời sự Hà Nội (lúc 6 rưỡi) mới được học, xem xong phim Bao Công thì phải đi ngủ, tóc chờm qua gáy là phải cắt, điểm kém không báo thì điểm cao không thưởng, ngày đọc đủ báo Nhân dân, CAND, Hà Nội Mới (kể cả quảng cáo). Lúc đó em chẳng biết nó có tác dụng gì, sau lớn lên mới biết.Tóm lại là cũng còn tùy từng hoàn cảnh, tùy từng bản thân đứa trẻ nữa cụ nhể.
Như cụ này, việc đánh đau của bố mẹ lại giúp được cụ này nên người. Có trường hợp khác thì lại khiến đứa trẻ ám ảnh cả đời.
Không có nguyên tắc tuyệt đối cho việc oánh đòn này. Chỉ biết nó cũng như canh bạc thôi: nếu đứa trẻ nên người nó sẽ biết ơn những trận đòn, nếu đứa trẻ không nên người nó sẽ oán thán những trận đòn thời ấu thơ.