Định đi kiếm cái ăn thấy các cụ bàn rôm rả quá, lại nhớ ra hôm nọ em còn đang định kể nốt kinh nghiệm đi học của con em, nên viết mấy dòng cho vui.
1. Chuyện con em đi học thì ngắn thôi, tóm lại là bố mẹ phải mất công để đánh giá việc giáo dục của từng trường, xem nó có đáng đồng tiền bát gạo không. Vì sự thật là vợ chồng em kiếm được đồng bạc nó cũng khó nhọc, ví như năm 2004, 1 tháng học phí cho lớp local ở Uni/Kinderworld là $280. Nếu thấy không hay thì phải đổi ngay, sau này em vẫn cứ phải làm như thế, tiếng tăm của trường, cơ sở vật chất, tiếng Anh,...., đối với em chả có ý nghĩa gì, nếu như giáo trình và giáo viên không tốt.
2. Em xin nhắc lại với các bác quan tâm là "các bác cho con đi học mất nhiều tiền vì mục đích gì". Nếu như mong muốn con mình sau này thành ông nọ bà kia thì em không dám bàn.
Vì mục đích của em khi vất vả và tốn kém để cho con đi học chỉ rất đơn giản là "em mong con em nó được phát triển bình thường, không bị nhồi nhét, tuyên truyền và mong con em nó tính tự lập, tự tạo cho nó tư duy logic".
Xin trích dẫn thêm là ở phòng khách của 1 trường tư thục có tiếng nhất Thụy sĩ nó có cái dòng chữ to tướng thế này (em dịch nôm): "ở đây chúng tôi không đào tạo thiên tài, mà chúng tôi chỉ dạy những người bình thường sao cho không mắc các ứng xử sai lầm trong các tình huống thông thường".
3. Nhiều bác sợ con nó tự lập quá, sợ mất con,...
Chuyện này nghe rất hài hước, vì theo sự phát triển bình thường, con cái phải tự tìm ra con đường của nó để phát triển và như vậy nó sẽ xa dần vòng tay bố mẹ để theo cái nó thích, nó muốn.
Sự thật ở nhiều nơi, nhất là Việt nam, con cái vẫn "trong vòng bao bọc của bố mẹ" (vẫn cần chu cấp của bố mẹ, vẫn ở chung,...), nhưng sự thật là cha mẹ đã "mất" con từ lâu rồi mà không hề hay biết. Sao có sự "mất" này, cái đó là do bố mẹ chả bao giờ tìm cách hiểu con cái, chả bao giờ communicate thực sự với con cái, mà toàn là áp đặt, thậm chí ép con cái làm cái nọ học cái kia vì những cái danh tiếng hão, sĩ diện dởm của bố mẹ. Những bố mẹ kiểu này chỉ khi đất sụt dưới chân mới lăn ra kêu trời than đất, trách con cái bội bạc, mà chả bao giỡ nghĩ đến những điều rất dở đã làm bao năm qua.
4. Có mấy bác trích dẫn từ việc mình học trường làng, rồi cũng nên ông nên bà, đi đây đi đó, tiếng nọ tiếng kia, bằng cấp này nọ,...
Thật lòng em tý ngã lăn ra vì cười! :21:
Vấn đề ở đây là trong bao năm lăn lộn như vậy, các bác có thấy khổ không? Nếu được sướng hơn, học hay hơn, không bị nhồi nhét, tuyên truyền liệu các bác có chọn cách để có điều kiện tốt hơn đó không?
Chúng ta làm việc, kiếm tiền là mưu cầu một cuộc sống tốt hơn cho mình, gia đình mình, cũng như nhừng người mình biết và nếu rộng hơn là mong muốn thể hiện cái tôi, cái ước nguyện của bản thân.
Không thể lấy ví dụ của "ngày xưa" mà áp cho hiện tại được.
Ví như ngay gia đình em.
Vợ em đi học đại học phải nhịn đói, vì chỉ sống nhờ học bổng (mà đm, cái này nó rất hay phát sai hẹn). Nhịn đói quen đến mức hết 2 năm cơ bản vợ em đi làm thêm có tiền, cũng không có nhu cầu ăn cái gì, ngoài bánh mỳ và bị bệnh kiết sau này rất lâu mới chưa khỏi. Hỏi rằng thời gian đó vợ em có thậm khổ không? Liệu vợ em có muốn con em mình bị như thế không?
Hay như em, cả 12 năm phổ thông và nhiều năm đại học em chả học hành con mẹ gì, chỉ đi chơi nhông. Vì em không khoái học, vì em thấy học rất chán, vì em thích đi chơi, đi làm lăng quăng. Vậy mà em cũng có đến 2 cái bằng Master do tây nó cấp, trường khá, học bổng toàn phần.
Như em có thể nói là nếu lấy em làm cái ví dụ rồi áp cho người khác em dám cam đoan là 100 người thì đến 95 người sẽ bị thất học, chưa kể là có khả năng lớn trở thành lưu manh, còn đâm chém, nghiện hút, cờ bạc cũng không loại trừ.
Vậy nên em chỉ nêu ra kinh nghiệm thô thiển của em trong việc xác định mục tiêu khi cho con đi học thôi.