Có nên cho con học trường quốc tế, song ngữ? Nếu học thì học trường nào chất lượng-HN

Quych

Xe hơi
Biển số
OF-90111
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
117
Động cơ
406,400 Mã lực
Thật các bác chứ đa phần các bậc phụ huynh khi cho con học trường nào thì cũng tấm tắc khen trường đấy hay rồi chê trường nọ trường kia như xxx...

Em thì thấy trường Quốc lập hay Dân lập song ngữ hay Quốc tế đều có điểm mạnh riêng. Mô hình trường nào cũng đều thích hợp với điều kiện/hoàn cảnh/định hướng cho F1 của mỗi bậc làm cha mẹ.

Thằng F1 nhà em năm nay vào lớp 1 đây. Trước nó học mẫu giáo tư thục, hàng tuần cũng có tí tiết Anh cho nó oai. Cơ mà về nhà tuyền đọc roét (red) mới lị gờ luyn (green) =)). Em thì không quan trọng cái này, cứ phải nói sõi tiếng Việt đã chứ TA tuổi này để làm giề. Được cái là phương pháp giáo dục của trường mẫu giáo tư thục này cũng ổn. Thằng nhà em từ 3 tuổi là tự xúc ăn. Từ 5 tuổi là sáng dậy tự đánh răng và mặc quần áo, em chỉ việc hô "đê" phát là đeo ba lô lên đường :D.
Tối về thì ngan già nhà em nó dạy học chữ + ban ngày ở trường các cô cũng dạy nên trộm vía nó đọc viết được rồi.

Cách đây mấy tháng, em cũng trăn trở chả biết cho nó học trường nào. Em thì thiên về Quốc lập, trường chuyên lớp chọn gì đấy mà học giỏi giải nọ thưởng kia sau này ấm vào thân còn thằng bố nó cũng có tí vênh lúc trà dư tửu hậu.

Với cá nhân em, Quốc tế hịn thì thôi. Học phí nặng, em lo được nhưng cũng phải cố, mà cái gì cố thì không nên. Mí lại đã học Quốc tế hịn thì sau này học hết phổ thông hoặc đến cấp 3 là em đã phải chia tay con tại bến Nhà Rồng rồi còn đâu.Vả lại khả năng quay đầu về phụng sự cố Quốc rất thấp. Thằng F1 nhà em là cháu đích tôn nên bay nhảy gì thì sau cũng phải về hương khói :D.
Tóm lại là em cũng chả đủ tuổi cho con học ở đấy, thiên hạ người ta xếp hàng mấy năm chờ quota quốc tịch còn chửa đến lượt nữa là thảo dân như mình.

Dưng vào Quốc lập lại phải nhờ vả xin xỏ, mất mớ tiền mà vẫn phải mang ơn. Rồi chả biết hàng tháng bố mẹ có phải đến lớp nộp bản tự kiểm điểm cho cô không, không thì cô lại không ưu ái con mình. Em là em mông lung lắm lắm.

Dạo tháng 4, em phải đi cục tác mất 3 tuần. Hôm về bỗng giật con mịe nó hết cả nẩy khi nghe nhạc phụ thông báo là đã xin cho thằng F1 nhà em vào lớp 1 trường Kuốc tế HN VIP. Chỗ thân tình lại còn được giảm 1/2 học phí.
Icon thở dài thật là dài, trường này tiền thân là trường dân lập Thái Hà chứ Kuốc tế con tườu. Em không chê bai gì về cơ sở vật chất hay phương pháp giáo dục của trường này nhưng cái tên với em thì thật là phản cảm.

Đã đặt tên là Quốc tế lại còn Víp thì kinh rồi :D. VIP là gì, là Very Impolite Person hả các bác? Trẻ con thì phải dạy chúng nó khiêm tốn chứ chưa gì đã víp viếc X_X.

Thế là em một mặt cảm ơn nhạc phụ, 1 mặt quyết định sẽ cho thằng nhà em học trường khác. Luôn và ngay.
Năm học mới thì thằng nhà em sẽ học Việt Úc. Nó thì có vẻ hứng khởi với môi trường mới lắm nhưng em thì vẫn thận trọng. Chả biết hết lớp 1 thì khả năng học, tiếp thu của nó như nào. Trình độ mà thua các bạn trường khác là sang năm em chuyển về Quốc lập để rèn rũa khả năng bon chen đặng sau này trụ vững với đời :)).

Em thì chả bao giờ ngợi cái khoản con học Quốc lập nào là vất vả, nào là không có thời gian chơi... như nhiều bác than thở. Em chỉ ngợi con em không có thời gian học thôi. Vì nó mải chơi lắm, giống bố nó :P.
 

autobahn-hanoi

Xe tăng
Biển số
OF-62019
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
1,967
Động cơ
469,656 Mã lực
Nơi ở
Ngã 3 đường
cái này thì gây tranh cãi nhiều trong cái circle bạn bè của em, và có thể ối kụ mợ đang comment trên này:
- học trường công
- học tư thục
- song ngữ
- quốc tế

Cái gì cũng có cái hay riêng, và có 1 số yếu tố quyết định:

- có nhiều xiền: tham gia được cả 4 nhóm
- ít nhiều xiền: 3 nhóm (exept quốc tế)
- trung bình xiền: 2 nhóm (trừ quốc tế và song ngữ)
- đủ xiền: tư thục và công lập
- ít xiền: công lập

Mục đích:
- quốc tế: cho con đi du học nước ngoài ở bậc phổ thông hoặc sau phô thông
- song ngữ: du học nước ngoài hoặc tại chỗ
- tư thục: tham gia cả hệ thống đại học cao đẳng trong nước
- công lập: đại học trong nước và du học

Lợi thế:
- quốc tế: độc lập, ngoại ngữ, team work, học và chơi
- song ngữ: ngoại ngữ, học ít, nhẹ nhàng
- tư thục: học nhiều hơn xíu, ít căng thẳng hơn công lập
- công lập: cạnh tranh tốt, chất lượng các môn học cao, network bạn bè tốt, nếu học tốt, thì có thể sánh được với tất cả những mô hình còn lại.

nhược điểm:
- quốc tế: ít bạn bè, quá tây, kém các giá trị Việt nam
- song ngữ: bị gà
- tư thục: chất lượng đào tạo kém hơn nếu về sau thi đại học
- công lập: hay phải đi thầy, lớp học đông quá

Tóm lại sơ bộ là thế, con em học trường công lập. Vì em muốn nó có môi trường cạnh tranh, sống và chiến đấu như người Việt Nam các kụ à.
 

tommykp

Xe buýt
Biển số
OF-34327
Ngày cấp bằng
29/4/09
Số km
978
Động cơ
483,550 Mã lực
Nơi ở
ngõ nhỏ, phố nhỏ...
maple bear trên vincom, e thấy rất rất ổn, mỗi tội là hơi chát
 

Hai_75

Xe điện
Biển số
OF-34246
Ngày cấp bằng
28/4/09
Số km
2,587
Động cơ
544,170 Mã lực
Nơi ở
KĐT Việt Hưng, Hà Nội
F1 nhà em hiện nay 3,5 tuổi, em cũng tìm hiểu và cân nhắc xem sau này nên cho theo trường phái nào. Em có một số suy nghĩ như sau:

1. Học cái gì thì học, cuối cùng cũng là để sống cho tốt hơn, mà sau này sống ở VN nên cứ VN mà học.

2. Đa phần đều nói rằng học ở trường công bị áp lực, chương trình học nặng, không có thời gian chơi, mất tuổi thơ, em cho rằng áp lực hay không, nặng hay không, có thời gian chơi hay không, mất tuổi thơ hay không do bố mẹ là chính, bố mẹ nào cũng muốn con mình hơn con người khác, muốn nhất lớp nên ép con mình học và học thêm. Các bố mẹ ganh đua nhau đấy chứ ạ, trẻ con nó quan tâm quái gì đến thứ hạng trong lớp đâu, có đứa nào muốn đi học thêm đâu. Thầy có ép học thêm á, bố mẹ không muốn nhá, chả ai ép được cả.

3. Học trường công sẽ không có tính tự lập như trường quốc tế. Theo em, cái này cũng do cách dạy dỗ của bố mẹ. Tất nhiên, bố mẹ nào không có thời gian thì môi trường trường quốc tế sẽ tốt hơn cho tính tự lập của trẻ.

4. Các kỹ năng mềm hay nói rộng hơn là kỹ năng sống thì chưa biết ở đâu tốt hơn, vì như em nói ở trên là cuối cùng thì chúng ta vẫn sống ở VN (cụ nào định cho con sống ở Tây em không nói nhé).

5. Học trường công khó thành công dân toàn cầu hơn, thực ra chỉ đúng khi việc học tiếng Anh khó khăn như trước đây chứ bây giờ thì không thực sự còn là lợi thế của trường quốc tế nữa.

Tóm lại, cá nhân em thì sẽ cho F1 cứ trường công nào gần nhà mà học, học theo chính khóa ít thôi, không dốt là được, còn lại thì học mà chơi, chơi mà học ở xã hội là chính, bổ sung thêm tý tiếng Anh nữa là OK.

Chả hiểu sao, nhiều khi em cứ nghĩ hay là cho về học trên miền núi như bố nó ngày xưa có khi lại hay.
Em vote cho bác vì con em cũng đang học trường công vì bố mẹ nó hèo quá. Nghe bác nói em cứ gật gù.

Em thấy bác nào phân tích em cũng thấy hợp lý. Nên em tạm kết luận là trường nào học cũng tốt cả. Miễn là nó phù hợp với điều kiện kinh tế và tiêu chí của các bác.

Chứ đừng như mấy đứa bạn em cho con học trường Quốc tế made by VN được vài năm lại đang kỳ cạch xin cho con vào trường công vì tự bọn nó cảm thấy chương trình dạy chưa xứng với tiền học. Nhiều khi em nghĩ là bọn này tiếc tiền nên nghĩ thế chứ kiểu gì mấy trường này cũng hơn đứt trường công lập về điều kiện học tập, còn giáo viên thì em nghĩ cũng một 9 một 10....
 

LuckyCar

Xe container
Biển số
OF-48864
Ngày cấp bằng
16/10/09
Số km
9,382
Động cơ
2,940,766 Mã lực
Nơi ở
Internet
Em vote cho bác vì con em cũng đang học trường công vì bố mẹ nó hèo quá. Nghe bác nói em cứ gật gù.

Em thấy bác nào phân tích em cũng thấy hợp lý. Nên em tạm kết luận là trường nào học cũng tốt cả. Miễn là nó phù hợp với điều kiện kinh tế và tiêu chí của các bác.

Chứ đừng như mấy đứa bạn em cho con học trường Quốc tế made by VN được vài năm lại đang kỳ cạch xin cho con vào trường công vì tự bọn nó cảm thấy chương trình dạy chưa xứng với tiền học. Nhiều khi em nghĩ là bọn này tiếc tiền nên nghĩ thế chứ kiểu gì mấy trường này cũng hơn đứt trường công lập về điều kiện học tập, còn giáo viên thì em nghĩ cũng một 9 một 10....
Cảm ơn cụ đã vodka cho em. Phân tích của em dựa trên quan điểm sống và mục tiêu giáo dục F1 của em thôi nên có thể không phù hợp với các quan điểm khác, xã hội mà, mỗi người một quan điểm, không có đúng hay sai. Em không cần con em giỏi (kiểu như các nhà khoa học hoặc các chính trị gia), em cũng không cần con em giàu (kiểu như các vị được xếp hạng trong các danh sách nào đó). Em muốn con em sống vui vẻ và hạnh phúc, làm những việc nó thích và những việc thật sự có ý nghĩa.

Em thì em muốn con em học trường công vì hy vọng có được cái này, theo em là quan trọng hơn chính nội dung các môn học.

Lợi thế:
- công lập: cạnh tranh tốt, network bạn bè tốt.
Còn lại: toán, lý, hóa, sinh, văn, sử, địa, ngoại ngữ.... học đâu chả được, thời đại internet mà, quan trọng là bố mẹ có làm cho F1 thấy cần phải học hay không thôi.
 

lin.levis

Xe buýt
Biển số
OF-44473
Ngày cấp bằng
25/8/09
Số km
564
Động cơ
466,454 Mã lực
Nếu mà nhà cụ có điều kiện thì việc gì phải lăn tăn !
 

CIB

Xe điện
Biển số
OF-35776
Ngày cấp bằng
22/5/09
Số km
3,508
Động cơ
499,498 Mã lực
Cháu thấy môi trường học thì công lập là ok nhất, ngại mỗi cái là xin xỏ đút lót mất tư cách quá, f1 nó biết thì lại phản giáo dục
Cháu cho rằng thời buổi internet bây giờ tố chất, khả năng tiếp thu và ý chí của bọn trẻ mới là quan trọng chứ trường lớp cũng chả quan trọng mấy
 

máy ủi

Xe buýt
Biển số
OF-70146
Ngày cấp bằng
7/8/10
Số km
575
Động cơ
433,255 Mã lực
Vấn đề tiêu cực là do phụ huynh chúng ta gây ra hết. Nếu con các cụ cứ học giỏi, ngoan ngoãn thì thầy cô chỉ có thương yêu chứ chẳng ai ghét bỏ gì. còn mấy cái trường song ngữ và quốc tế mà mở ở VN thì cũng chẳng có gì cao siêu cả. Nó chỉ là nơi để các cụ dư USD tiêu bớt đi thôi. Nếu con mình học giỏi thật sự mà kinh tế lại dư giả thì sau khi học hết PTTH cho hẳn sang du học các trường danh tiếng của thế giới thì tốt hơn. Còn bây giờ mới lớp 1 cứ trường công lập mà theo. môi trường sư phạm truyền thống, bạn bè, thầy cô hòa đồng. Chứ em sợ nhất mấy ông con học trường QT sau này thành Gà Tây hết. Không chịu được khổ,ra đời ngơ là chắc.
Cháu thấy môi trường học thì công lập là ok nhất, ngại mỗi cái là xin xỏ đút lót mất tư cách quá, f1 nó biết thì lại phản giáo dục
Cháu cho rằng thời buổi internet bây giờ tố chất, khả năng tiếp thu và ý chí của bọn trẻ mới là quan trọng chứ trường lớp cũng chả quan trọng mấy
 

CIB

Xe điện
Biển số
OF-35776
Ngày cấp bằng
22/5/09
Số km
3,508
Động cơ
499,498 Mã lực
Vấn đề tiêu cực là do phụ huynh chúng ta gây ra hết. Nếu con các cụ cứ học giỏi, ngoan ngoãn thì thầy cô chỉ có thương yêu chứ chẳng ai ghét bỏ gì
Được như cụ nói thì còn gì bằng, có điều đấy là mơ thôi cụ ạ, cụ cứ hỏi xin f1 vào công lập trái tuyến ở HN này xem, có biểu giá đàng hoàng đấy ạ bằng obama hẳn hoi nhé
 

pass

Xe buýt
Biển số
OF-3581
Ngày cấp bằng
2/3/07
Số km
744
Động cơ
561,365 Mã lực
Em có 2 đứa, từ bé là xác định quốc lập , cô giáo có nện vào mông em cũng không ý kiến. Quốc tế và dân lập em không tin tưởng , lớn lên thành gà công nghiệp hết. Tuy nhiên cũng phải đầu tư vào trường điểm và lớp chọn đồng thời mình làm xe ôm luôn.
 

Hai_75

Xe điện
Biển số
OF-34246
Ngày cấp bằng
28/4/09
Số km
2,587
Động cơ
544,170 Mã lực
Nơi ở
KĐT Việt Hưng, Hà Nội
Đối với em yếu tố con người vẫn là cái quan trọng nhất. Và em cũng thấy hệ thống giáo dục công lập ở hệ phổ thông của mình càng ngày càng tốt hơn và cũng không đến mức quá tồi so với nước ngoài, chỉ có điều các hoạt động ngoại khóa ít được chú trọng ở VN và ở các nước phát triển nông thôn và thành thị phát triển đều nên hệ thống giáo dục của bọn nó cũng đồng đều hơn. Ở VN thì học sinh sợ giáo viên, về khía cạnh nào đấy em cũng thấy đấy là cái tốt :-bd

Về vấn đề trường quốc tế và song ngữ, phần lớn các trường chỉ mới thành lập vài năm nay, chưa tạo dựng được uy tín, giáo trình cũng chưa hoàn thiện, đội ngũ giáo viên không ổn định, việc đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên thì thường không có, do đó giáo viên cũng không gắn bó với nhà trường nhiều... Đó cũng là lý do, em k muốn con em trở thành gà thí nghiệm giống như vụ trường Hà Nội Academy ở Ciputra.

Đối với bậc tiểu học, em vẫn đánh giá trường gần nhà tiện đưa đón con vẫn là trường tốt nhất. Đi họp phụ huynh, hay trao đổi với giáo viên về tình hình học tập của bọn nhóc rất tiện.
 

flittinia

Đi bộ
Biển số
OF-162252
Ngày cấp bằng
23/10/12
Số km
2
Động cơ
348,110 Mã lực
igroxnh yxzvrrty http://www.frzcasquedremagasinn.com/ pauhdpgb wgsbnh

reotfsnsiv <a href="http://www.jpzmonclairsonlines.com/">モンクレール</a> veytvjpj daikb <a href="http://www.itopeutereypiminosoutlet.com/">piumini peuterey</a> mzyqfu muemctegp <a href="http://www.itopiuminosmonclairsonline.com/">http://www.itopiuminosmonclairsonline.com/</a> xdzzisyrj anaqfot
 

yourdalink

Xe container
Biển số
OF-11968
Ngày cấp bằng
8/12/07
Số km
9,074
Động cơ
594,229 Mã lực
Nơi ở
DACE
Em nghĩ dù bận rộn thế nào cũng nên dành thời gian cho con cái, không phải để dạy học nhưng phải rèn dũa (?) nó, định hướng từ xa và làm bạn với nó. Chuyện học cái gì cũng chỉ tương đối thôi, nhưng nên đầu tư vào thời gian học cấp 3 và ĐH. Cấp 1, 2 chỉ là tiền đề; cái đó tùy theo khả năng của gia đình và mỗi người có lựa chọn riêng.

Trường Quốc tế xịn em miễn ý kiến. Nhưng chất lượng của những trường QT giả cầy và cả dân lập chất lượng lèng phèng thì cần suy nghĩ lại. Đó là một khoản đầu tư hiệu quả không? Cái chương trình được dạy dỗ nó có được ai công nhận không, có tính chính thống và hiệu quả không, đã được kiểm nghiệm chưa? Những cái đó là vấn đề rất quan trọng.

Em chưa có F1 nhưng có thời gian xử lý cậu em út, kém em 9 tuổi; cụ thể thế này:
- Thông minh, ngoan.
- Lười, bướng (ko hư nhưng ko nghe lời, khó gần).
- Từ lớp 7 trở đi rất lười học. Lí do thì nhiều nhưng một phần do nó chuyển địa điểm học tương đối nhiều. Cấp 1 ở huyện, cấp 2 bố mẹ em chuyển lên thị xã nó chuyển theo. Thời điểm này nó rất muốn về Hà Nội ở với em nhưng bố mẹ em sau một thời gian cân nhắc không đồng ý. Lúc đó lại có một thầy là hiệu trưởng/ phó trường THCS CVA nhận, nên nó càng hi vọng. Sau đó bố em quyết ko; nên cu cậu học cấp 2 với tâm lý không thoải mái, sau đó có chơi games một thời gian tuy không nghiện. Nói chung học hành tương đối nát nhưng không đến mức dốt quá.
- Cấp 3: thi vào Chuyên ngữ và Nguyễn Tất Thành (Cầu Giấy, HN) theo truyền thống gia đình :D. Trượt CN (tất nhiên, 1 tháng chả làm nên mùa xuân) và cả NTT (thiếu 2 điểm gì đó). Em đăng ký cho vào Nguyễn Bỉnh Khiêm ở gần đó dù biết trường này ở mức trung bình (kém chuyên ở các tỉnh dù bét nhất như Lai Châu quê em là cái chắc). Cu cậu vào học khá vui vẻ nhiệt tình vì trường học khá dễ, yêu cầu không quá cao. Túm lại lấy lại được chút tự tin nhưng vẫn cực lười (không bao giờ làm bài tập tại nhà, không bao giờ thấy học tại nhà còn chép ở đâu em chịu).

3 năm cấp 3 của em nó là vậy, ăn, học, chơi, học thêm vớ vẩn, học thêm tiếng Anh linh tinh mỗi chỗ tí và về nhà thì cầy youtube (ơn chúa ko nghiện games mà chỉ thích xem clip trên youtube), thể thao lèng phèng. Nói chung ko nhiều áp lực.

Đến năm ngoái là lớp 12; Tết âm về cụ nhà em họp gia đình hỏi: định học trường gì. Trả lời: chưa biết (lúc đó em có định hướng chút vì nó học khối D: hoặc theo luật, sau 1 năm kiếm HB đi du học hoặc tự túc - hoặc theo thiết kế đồ học vì nó cũng chụp ảnh tạm, có thiên hướng chút xíu, thích và cũng có vài ba giải thưởng vớ vẩn có liên quan). Bố em bảo thế thì thi ĐH. Cu cậu sau một thời gian bắt đầu có vẻ chán nản (em nghĩ khả năng trượt ĐH là lớn dù trước nó ko bao giờ nghĩ vậy), xoay ra bài chọn ngành thiết kế tại RMIT Việt Nam; ko thi ĐH. Bố em không đồng ý vì bắt được thóp và quan điểm của cụ (thực ra cũng sợ mất mặt) là phải đỗ ĐH.

Em ở giữa, tư vấn thế này: thích học trường gì thì học; nhưng phải thi đỗ 1 trường ĐH tử tế. Nhiều cụ sẽ đặt câu hỏi: éo học thi làm gì. Nhưng gì thì gì, đầu tư cho đi học ĐH cũng là một khoản đầu tư, vậy thì phải xem có "khả thi" hay không hay học vài tháng chán lại bỏ. Với trường hợp ko định hướng kỹ từ đầu như cậu em em; đó là 1 lựa chọn.

Sau đó, cụ nhà em chơi bài ngửa với nó: ok thích học đồ họa thì học, nhưng tao ko cho tiền học tiếng Anh vì mày học chuyên Anh rồi (dù trường bt) và cũng có học thêm tiếng Anh (ko nhiều lắm nhưng cũng 2 khóa ở BC, 1 khóa ACET và linh tinh em ko nhớ; nhưng tổng tiền đầu tư học tiếng Anh dàn trải rất nhiều năm là không nhiều lắm). Và phải đỗ ĐH.

Vậy là cậu ấy có 1 con đường: IELTS >= 6,5 + đỗ ĐH Luật. Sau đó thì được quyền chọn học ở đâu.

IELTS cậu ấy đã kiếm được khá đơn giản với nhiều năm ngồi xem clips hài trên youtube (của mấy thằng chúng ta gọi là "anh hùng trên youtube, thất bại giữa đời thường" :D). Còn đến gần thi ĐH (còn 2 tháng) thì có một đợt thi thử: Toán 2, Anh 6, Văn không dám thi. Lúc đó cũng bắt đầu cóng với khả năng đi bộ đội biên phòng 18 tháng (?). Sau khi thi TN là còn 1 tháng, lúc đó mới bắt đầu học. Em kiếm cho 2 gia sư 1 gái dạy văn 1 vozer dạy toán (cảm ơn 2 em). Sau 1 tháng ôn thi tương đối kịch liệt (nhưng em nghĩ cũng chỉ bằng 50% con nhà người ta vì vẫn thấy luyện youtube thần chưởng); cậu ấy đã đủ đúng 20 điểm (ko nhân đôi, như vậy là trung bình, ko dốt lắm) vào ĐH Luật Hà Nội, khối D.

Trong lúc bạn bè bắt đầu loạn xạ đi tìm NV2 thì cậu ấy nghiễm nhiên lọt vào top 50% của lớp đỗ ĐH đợt 1, trường công ở mức tử tế và tất nhiên cụ nhà em phải xuống thóc cho nó theo đam mê của mình.

Giờ nó đang ở SG, học RMIT ngành thiết kế đồ họa với mục tiêu tự kiếm học bổng đi tiếp và tự kiếm ăn tại SG. Em không rõ sẽ thành công hay không nhưng mọi thứ là tạm vừa đủ.

Học hành cũng là một khoản đầu tư, theo em. Vậy nên đầu tư bao nhiêu cho nó vừa đủ, phương án an toàn thu hồi vốn tốt thì làm. Không phải con ai cũng trở thành nhà khoa học hàng đầu. Cái quan trọng nhất là tạo niềm vui cho các bé khi bắt đầu sự nghiệp học hành, và đạt được điều các cháu muốn trong cuộc đời.

Vậy thôi, em dài dòng tí. Chúc các cụ thành cơm với những toan tính cho F1 của mình :)



(Ảnh gửi cho em với bữa ăn tự nấu đầu tiên).
 
Chỉnh sửa cuối:

yaris30Z

Xe hơi
Biển số
OF-146288
Ngày cấp bằng
19/6/12
Số km
123
Động cơ
361,890 Mã lực
Em thì máu cho F1 nhà em (3 tuổi) vào Alexandre quá mà thấy bảo năm nay (2013) ko nhận học sinh quốc tịch VN. Có Cụ nào tư vấn giúp em cái nhỉ? Hoặc có cụ nào có F1 học mầm non B chỗ Phan Chu Trinh cắt Hai bà Trưng không ạ, em thấy bảo học ở đấy cũng OK lắm?
 

vutubbv

Xe hơi
Biển số
OF-88974
Ngày cấp bằng
18/3/11
Số km
184
Động cơ
407,855 Mã lực
Em có thằng bạn nó cho 02 đứa nhà nó học ở trường quốc tế... nói chung là tốt, giáo dục khá toàn diện, trẻ khá tự tin do được tiếp xúc và dã ngoại nhiều. Hơn nữa nó đào tạo cho bọn trẻ ngoại ngữ từ bé khá bài bản.
 

AmorBarcelona

Xe máy
Biển số
OF-178831
Ngày cấp bằng
27/1/13
Số km
96
Động cơ
339,290 Mã lực
Nếu kinh tế khá giả thì cho học trường quốc tế cũng tốt ạ, sau đó thì sang nước ngoài học luôn
 

AmorBarcelona

Xe máy
Biển số
OF-178831
Ngày cấp bằng
27/1/13
Số km
96
Động cơ
339,290 Mã lực
nếu ko thì cố vào các trường công tốt như Chuyên ngữ-ĐHNN, hoặc Amsterdam bác ạ
 

AmorBarcelona

Xe máy
Biển số
OF-178831
Ngày cấp bằng
27/1/13
Số km
96
Động cơ
339,290 Mã lực
Ở VN em thấy trẻ con học vất vả quá, đua nhau đi học thêm, em chủ trương cho các cháu ko phải học thêm mà được vui chơi nhiều
 

thị nở

Xe hơi
Biển số
OF-33330
Ngày cấp bằng
10/4/09
Số km
148
Động cơ
478,410 Mã lực
E thấy đứa bạn e cho con nó học trường gì mà 34tr/tháng. Kinh khủng quá.
 

tqppmpc

Xe buýt
Biển số
OF-13569
Ngày cấp bằng
28/2/08
Số km
988
Động cơ
529,739 Mã lực
Cụ à, cụ có nghe qua "Hạnh phúc không phải là cảm giác tới đích mà là trên từng chặng đường đi." chưa ạ?
Có thể kết quả là ngang nhau nhưng mà con cụ phải đi học chính học thêm để có được, liệu bạn nhỏ đó có được niềm vui khi đi học như bạn nhỏ kia ko? Các kỹ năng mềm có khác nhau không? Cách tư duy thì sao cụ nhỉ? Hay cách các bạn bộc lộ cảm xúc mỗi sáng đi học, mỗi tối về nhà như thế nào?
Em thấy HS Việt Nam đi thi các giải quốc tế được giải nhiều và cao lắm vì các bạn ý được luyện thi nhiều còn các bạn quốc tế là tự nghiên cứu, tự học :)
về việc đi thi HS giỏi thì VN tương đối khác các nước khác cụ ạ. các nước khác coi việc thi HS giỏi như Toán, Sử, Sinh Quốc tế như 1 dạng Olympic, tức là vui nhiều hơn học. thông thường nhà trường sẽ thôgn báo có cuộc thi như thế, như thế. hội HS tự đứng ra, những ai thích thì đk, lập thành đồi, các trừong hay khu vực thi với nhau, chỉ có HS thôi nhé, Trừong và GV ko tham dự vì coi như là hoạt động ngoại khóa, chỉ khi đi tham dự QT thì đơn vị quản lý như BGD của mình mới đứng ra kêu gọi tài trợ vé. chứ ko như VN, lập thành đội tuyển, suốt ngày chỉ tập trung luyện gà nòi, lấy tiền nàh nứoc đi thi, chỉ vài trường hợp xuất sắc như Khánh Trình, THiều Hoa thì còn đóng góp cho đấtnuwoowsc, con fmaasy e hs đi thi QT về SInh hay Địa đều mất hút. cái chính vẫn là bệnh thành tích thôi
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top